270-2018 - page 11

11
Kinh tế -
Thứ Tư 21-11-2018
Bước ngoặt mới trên thị trường
ô tô giá rẻ
QUANGHUY
C
hiều 20-11, VinFast đã
giới thiệu ba dòng ô tô
đầu tiên cùng xe máy
điện trong chuỗi sản phẩm.
Hai mẫu Lux A2.0 và Lux
SA2.0 từng xuất hiện tại
triển lãm Paris, trong khi xe
cỡ nhỏ giá bình dân Fadil lần
đầu ra mắt người tiêu dùng
Việt Nam.
Giới kinh doanh ô tô và các
chuyên gia đánh giá chiếc ô
tô thương hiệu Việt đến với
người Việt không chỉ tác động
tích cực đến thị trường ô tô
mà còn thúc đẩy ngành công
nghiệp này phát triển trong
thời gian tới.
Tác động tích cực lên
thị trường ô tô
Ở giai đoạn đầu, các mẫu
xe trên sẽ được bán theo
chính sách ưu đãi. Theo đó,
VinFast Fadil có giá bán từ
336 triệu đồng; Fast Lux
SA2.0 là 1 tỉ 136 triệu đồng
và 800 triệu đồng cho mẫu
Lux A2.0.
TrongbamẫuxecủaVinFast
vừa ramắt, chiếc xe phân khúc
cỡ nhỏ thương hiệu Fadil nhận
được nhiều sự quan tâm của
người tiêu dùng. Lý do là khi
mẫu ô tô này ra mắt sẽ giúp
thị trường xe cỡ nhỏ, linh
hoạt, giá rẻ và có số lượng
tiêu thụ lớn trở nên sôi động
hơn bao giờ hết.
Cụ thể, nằm ở phân khúc
này, Fadil sẽ cạnh tranh với
hàng loạt đối thủ thường
trực nằm trong tốp 10 xe
bán chạy hằng tháng tại Việt
Nam như Hyundai Grand
i10, Kia Morning, Toyota
Wigo. Hiện tại Hyundai
Grand i10 có giá bán 315-
415 triệu đồng, Kia Morning
có giá 290-393 triệu đồng,
Toyota Wigo 345-405 triệu
đồng, Chevrolet Spark giá
259-329 triệu đồng. Mỗi
mẫu xe đều có doanh số bán
hàng từ hàng ngàn đến hàng
chục ngàn chiếc mỗi năm.
Ông Bùi Xuân Trường,
Giám đốc Công ty Ô tô
Trường Thành (Hà Nội), nhìn
nhận việc xuất hiện thêm sản
phẩm xe cỡ nhỏ giá trên dưới
mức 400 triệu đồng sẽ tác
động tích cực lên thị trường
ô tô nước ta. Điều này có lợi
cho người tiêu dùng, nhất là
phân khúc phù hợp với túi
tiền của đa số khách hàng
muốn sở hữu ô tô.
“Đặc biệt, chiếc ô tô mang
thương hiệu Việt sẽ tác động
tâm lý với người tiêu dùng
trong nước ủng hộ hàng Việt.
Dự báo cuộc chiến xe giá
rẻ sẽ hấp dẫn, tác động lên
mặt bằng giá ô tô nội địa rất
lớn” - ông Trường dự báo.
Ông Võ Quốc Bình, Tổng
Giám đốc Công ty Cổ phần
Tập đoàn đầu tư Bình Minh,
cũng cho rằng khi thêm đối
thủ cạnh tranh, khách hàng
Việt thêm lựa chọn, buộc
các đối thủ khác sẽ chạy đua
hút khách bằng chất lượng
dịch vụ, khuyến mãi, cạnh
tranh bằng các tiện ích, tiêu
chuẩn an toàn.
Tuy vậy, ông Bình lưu
ý: Mẫu ô tô cỡ nhỏ, giá rẻ
mang thương hiệu Việt Nam
ra mắt không dễ tạo ra một
cuộc đua giảm giá xe trên
diện rộng. Lý do là hiện nay
các mẫu xe cỡ nhỏ đã khẳng
định được chỗ đứng trên thị
trường, người tiêu dùng đã
trải nghiệm một thời gian,
họ hiểu được giá trị của các
mẫu xe. Điều này đòi hỏi
VinFast phải có sự nỗ lực
vượt bậc.
Cú hích nội địa hóa
Việc mẫu xe giá rẻ Fadil
và hai mẫu xe thương hiệu
Việt ra mắt cũng được các
chuyên gia nhận định sẽ thúc
đẩy ngành công nghiệp phụ
trợ ô tô ở Việt Nam phát
triển. Ông Võ Quốc Bình,
Tổng Giám đốc Công ty Cổ
Mẫu ô tô cỡ nhỏ,
giá rẻ mang thương
hiệu Việt Nam ra
mắt không dễ tạo ra
một cuộc đua giảm
giá xe trên diện
rộng.
phần Tập đoàn đầu tư Bình
Minh, cho biết sản phẩm
thương hiệu Việt sẽ góp
phần đẩy mạnh tỉ lệ nội địa
hóa ngành ô tô.
Nhưng ông Bình cho rằng
cần phải có một khoảng
thời gian, khi thị trường trải
nghiệm, chấp nhận và hài
lòng với chất lượng, dịch vụ
với những mẫu ô tô thương
hiệu Việt. “Khi giá trị thương
hiệu ô tô Việt được khẳng
định sẽ là đòn bẩy để các
công ty đẩy mạnh đầu tư
sản xuất linh phụ kiện cho
ngành ô tô” - ông Bình nói.
Ông Nguyễn Minh Đồng,
chuyên gia ô tô, cho biết phía
VinFast mong muốn đạt tỉ lệ
nội địa hóa khoảng 60% vào
năm 2025 nhưng trước mắt
dự kiến đạt khoảng 40%. Mục
tiêu của tập đoàn này là thúc
đẩy các tập đoàn, hãng xe khác
liên kết với các nhà sản xuất
linh phụ kiện của Việt Nam.
Qua đó nhằm nâng cao tỉ lệ
nội địa hóa, đồng thời đáp
ứng về mặt chất lượng theo
tiêu chuẩn quốc tế.
“Việc xây dựng hệ sinh
thái các công ty phụ trợ xung
quanh nhà máy là hướng đi
đúng nhằm cắt giảm chi phí,
thúc đẩy nhanh quá trình
nội địa hóa. Tăng tỉ lệ nội
địa hóa chính là sức bật của
ngành công nghiệp phụ trợ.
Vì thế, doanh nghiệp (DN)
không chỉ cần sự tham gia
của công ty trong nước mà
còn cần sự đầu tư từ DN, tổ
chức nước ngoài. Nếu tận
dụng thế mạnh của nguồn
vốn đầu tư nước ngoài, ngành
công nghiệp ô tô Việt Nam
sẽ có cơ hội phát triển, gia
tăng giá trị gia tăng, mang
lợi ích cho nền kinh tế” - ông
Đồng chia sẻ. •
Tại hội thảo về công bố báo cáo thực hiện Nghị quyết 19
và Nghị quyết 35 về cải cách môi trường kinh doanh diễn
ra vào ngày 20-11 tại Hà Nội, nhiều ý kiến đánh giá việc
thực hiện các nghị quyết trên đã mang lại sự cải thiện tích
cực, nhất là về thành lập doanh nghiệp (DN) và tiếp cận
điện năng. Tuy nhiên, mức độ cải thiện là chưa đồng đều
giữa các lĩnh vực, các địa phương.
Theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), qua khảo
sát 10.000 DN cho thấy các lĩnh vực về thủ tục xuất nhập
khẩu, bảo vệ nhà đầu tư, phá sản DN… được xem là
không có cải thiện đáng kể. Cụ thể, dù Chính phủ đã có
chỉ thị yêu cầu không được thanh tra, kiểm tra DN quá
một lần/năm song theo khảo sát trên 10.000 DN cho thấy
vẫn có tới 40% DN bị thanh tra, kiểm tra từ hai lần trở
lên. Năm 2016, con số này là 48%. Các DN vẫn phàn nàn
là nhiều cơ quan, bộ, ngành cùng thanh tra, kiểm tra gây
nên sự chồng chéo.
Về việc cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh, hầu hết
các bộ, ngành đều có cắt giảm vượt mục tiêu. Song điều tra
của VCCI cho thấy có tới 58% DN phải xin giấy phép kinh
doanh có điều kiện (giấy phép con); 42% DN gặp khó khăn
trong xin giấy phép kinh doanh có điều kiện. Đáng chú ý liên
quan đến xuất nhập khẩu và kiểm tra chuyên ngành, chỉ 43%
DN đánh giá có sự thay đổi tích cực.
Có 49% ý kiến trả lời cho rằng các thủ tục giấy phép xây
dựng có chuyển biến nhưng vẫn khá phức tạp dẫn tới DN
phải thuê khoán dịch vụ, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bắt tay giữa
cán bộ nhà nước và công ty tư vấn bên ngoài.
“Các bộ đều báo cáo đã hoàn thành mục tiêu cắt giảm
ít nhất 50% điều kiện kinh doanh nhưng theo đánh giá của
chúng tôi, cắt giảm có tác động thực chất chỉ khoảng trên
40%” - TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên
cứu quản lý kinh tế Trung ương, nhận định.
Ông Nguyễn Hoài Nam, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế
biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, cho rằng người
dân và DN nếu làm sai thì đủ các căn cứ để phạt. Nhưng
với các công chức, nhất là những người soạn thảo các
văn bản, quy định pháp luật, nếu làm sai thì gây thiệt hại
rất nhiều cho DN, người dân nhưng lại thiếu các cơ chế
xử phạt.
“Tôi nghĩ có nghị định nào đó về công chức hay viên
chức nhưng nhiều trường hợp nay sai phạm mà mai vẫn…
đi làm bình thường. DN sai thì dẫn điều luật xử phạt rất
nhanh nhưng cán bộ, công chức làm sai thì không thấy bị
xử lý” - ông Nam nói và đề nghị các cơ quan chức năng
cần ghi nhận ý kiến này của cộng đồng DN để kiến nghị lên
Thủ tướng.
CL
Saokhôngchế tài côngchức làmsai?
Phân khúc xe cỡ nhỏ giá bình dân sẽ ngày càng sôi động, người tiêu dùng có thêmnhiều lựa chọn.
Thủ tướng
Nguyễn
Xuân Phúc
và các
đại biểu
thamquan
mẫu ô tô
VinFast của
Tập đoàn
Vingroup.
Ảnh: TTXVN
Theo Bộ Công Thương, đến nay cả nước có
358DNliênquanđếnngànhôtô(gồmkhoảng
50DN lắp ráp, 45DNsảnxuất khunggầm, thân
xe và thùngxe, 214DNsảnxuất linhphụkiện).
Con số này quá thấp so với con số 2.500 DN
sản xuất linh kiện phụ tùng ô tô tại Thái Lan.
Bình quân mỗi DN lắp ráp ô tô có chưa
đến hai nhà sản xuất linh kiện phụ trợ, hơn
90% linh kiện và phụ tùng ô tô lắp ráp hiện
vẫn do công ty mẹ hoặc nước ngoài cung
cấp, trong khi để làm một chiếc ô tô phải
cần 30.000-40.000 linh kiện.
Các công ty đầu tư nước ngoài về lắp ráp
ô tô chủ yếu tự sản xuất các sản phẩm hỗ
trợ hoặc nhập khẩu của chính hãng; hạn
chế tối đa đặt mua phụ tùng, linh kiện của
DN nội địa nên có rất ít DN nội địa về công
nghiệp hỗ trợ có quan hệ liên kết với DN
FDI và ngược lại.
Do vậy, một trong những thách thức để
sản xuất các sản phẩm ô tô mang thương
hiệu Việt là gia tăng tỉ lệ nội địa hóa trên cơ
sở nâng cao khả năng cung ứng sản phẩm
thiết bị, linh kiện.
Cần gia tăng tỉ lê nôi đia hoa
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook