270-2018 - page 8

8
Tiêu điểm
Đô thị -
Thứ Tư21-11-2018
Đà Nẵng siết tour du lịch 0 đồng
(PL)- Ông Đặng Việt Dũng, Phó Chủ tịch UBND
TP Đà Nẵng, vừa chỉ đạo Sở Du lịch nghiên cứu
tham mưu UBND TP ban hành kế hoạch quản lý chấn
chỉnh hoạt động kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du
lịch trên địa bàn.
Cụ thể, chú trọng công tác phối hợp liên ngành,
thường xuyên kiểm tra hoạt động kinh doanh lữ hành,
hướng dẫn du lịch. Đồng thời chú trọng việc kiểm tra
hoạt động các thị trường khách du lịch trọng điểm.
Tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện việc lắp đặt
camera trên xe vận chuyển du lịch.
Công an TP chủ trì, phối hợp với Sở Du lịch quản
lý, giám sát chặt chẽ hoạt động của các doanh nghiệp
lữ hành trong việc đón, phục vụ khách. Đảm bảo
không để du khách có các hoạt động tuyên truyền,
xuyên tạc về chính trị, văn hóa, lịch sử, gây ảnh
hưởng an ninh chính trị, an ninh trật tự.
Sở Công Thương chủ trì rà soát, thống kê các cơ sở
mua sắm, tăng cường kiểm soát nguồn gốc xuất xứ,
chất lượng hàng hóa, niêm yết giá... và xử lý nghiêm
các hành vi vi phạm pháp luật.
Sở KH&ĐT tăng cường quản lý doanh nghiệp sau
cấp phép hoạt động. Có giải pháp xử lý nghiêm đối
với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch
theo hình thức chi nhánh vi phạm pháp luật trong lĩnh
vực du lịch.
Sở LĐ-TB&XH tăng cường các biện pháp quản lý,
giám sát tình hình sử dụng lao động người nước ngoài
ở các đơn vị kinh doanh du lịch tại TP...
HOÀI AN
THÙY LINH
N
gày 20-11, Hiệp hội
Bất động sản (BĐS)
TP.HCM (HoREA) đã
có văn bản trình Thủ tướng
Chính phủ và các bộ, ngành
liên quan nhằm quản lý thật
chặt đối với những dự án
condotel.
Cần sớm hoàn thiện
pháp lý
Theo HoREA, thời gian qua
một vài địa phương chưa quản
lý chặt chẽ loại hình sản phẩm
BĐS du lịch nghỉ dưỡng như
condotel, nhà phố, biệt thự
trong khu du lịch (sau đây
gọi là condotel - PV). Do đó,
HoREA cho rằng cần sớm
hoàn thiện hành lang pháp lý
cho loại hình BĐS này.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ
tịch HoREA, đề nghị bổ sung
khoản mới vào Điều 5 Luật
Kinh doanh BĐS 2014 quy
định “các loại BĐS đưa vào
kinh doanh” để bổ sung “căn hộ
du lịch nghỉ dưỡng (condotel),
nhà phố, biệt thự trong khu du
lịch nghỉ dưỡng” là loại BĐS
(có sẵn hoặc hình thành trong
tương lai) được đưa vào kinh
doanh. Điều này phù hợp với
tình hình thực tiễn đối với các
khu du lịch nghỉ dưỡng hiện
nay và trong thời gian tới khi
mà loại hình này đang phát
triển rất mạnh.
Bên cạnh đó, HoREAcũng
đề nghị bổ sung loại hình “căn
hộ condotel” vào Điều 54 Luật
Kinh doanh BĐS 2014 về
“quyền kinh doanh BĐS hình
thành trong tương lai” để điều
chỉnh hoạt động kinh doanh
condotel hiện nay. Đồng thời,
quy định trách nhiệm của chủ
đầu tư dự án condotel phải có
nghĩa vụ bảo đảm thực hiện
đúng camkết trả lợi nhuận cho
nhà đầu tư thứ cấp và người
mua condotel.
Đề xuất mới có làm khó
nhà đầu tư condotel?
Hiệp hội Bất động sản TP.HCMcho rằng cần sớmhoàn thiện hành lang
pháp lý cho loại hình condotel, nhà phố, biệt thự trong khu du lịch.
Hiện nhiều nhà đầu tư rất quan tâmđến loại hình condotel. Ảnh: QUANGHUY
Bên cạnh những khu
vực phát triển đúng
bài bản, quy hoạch
tốt thì cũng có những
vùng đưa ra việc
phát triển condotel
không phù hợp.
Giữ quan điểm đất condotel là
đất thương mại dịch vụ
Trước đó, tại diễn đàn “BĐS - Cơ hội từ chính sách”, ông Vũ
Văn Phấn (Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà, Bộ Xây dựng) cho
biết: “Sắp tới, dự thảo sửa đổi Luật Đất đai năm 2013, Bộ Xây
dựng và Bộ TN&MT đang đề xuất những giải pháp liên quan
condotel. Theo đó, đất dành cho condotel sẽ được quy định
cụ thể”.“Có thể có nhiều phương án nhưng vẫn giữ quan điểm
đất condotel là đất thương mại dịch vụ. Luật sẽ điều chỉnh cụ
thể để người mua được mua và khi hết thời hạn sở hữu căn hộ
trên đất đó, nếu có nhu cầu thì được gia hạn như sử dụng đất
và căn hộ tương đương ổn định lâu dài”- ông Phấn nhấnmạnh.
Ông Nguyễn Văn Đính, Phó
Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt
Nam, cho rằng hiện giá bán của
căn hộ nghỉ dưỡng đã đẩy lên ở
mức cao, trung bình dao động
ở ngưỡng 35-55 triệu đồng/m
2
,
thậmchí có những dự án có giá
quanh mốc 75 triệu đồng/m
2
.
Ở mức giá cao này sẽ khó để
tạo ra tính thanh khoản tốt khi
nhà đầu tư có nhu cầu chuyển
thoát hàng.
Đề xuất hai phương án
Đối với quyền sở hữu căn
hộ condotel, HoREA đề xuất
hai phương án để hoàn thiện
hành lang pháp lý:
Phương án 1: Trong trường
hợp nếu vẫn giữ quy định hiện
nay của Luật Đất đai 2013 thì
chủ đầu tư dự án condotel,
người mua căn hộ condotel
chỉ được cấp giấy chứng nhận
quyền sở hữu condotel, quyền
sử dụng đất có thời hạn theo
thời hạn của dự án. Nếu hết
hạn thì được xem xét gia hạn.
Phương án 2: Nếu Luật Đất
đai 2013 được sửa đổi theo
hướng bổ sung “đất du lịch”
vào loại đất phi nông nghiệp
“đất thương mại, dịch vụ”
và cho phép thực hiện chế
độ sử dụng đất ổn định lâu
dài (tương tự như đất ở), chủ
đầu tư nộp tiền sử dụng đất
tương đương đất ở thì người
mua căn hộ condotel được cấp
giấy chứng nhận quyền sở hữu
condotel, quyền sử dụng đất
ổn định lâu dài.
Có thể thấy việc phát triển
BĐS nghỉ dưỡng giúp hạ tầng
lưu trú, hạ tầng dịch vụ du lịch
phát triển đồng bộ với mục tiêu
kinh tế ngành du lịch. Theo phê
duyệt, đã có 40.000-50.000 căn
hộ condotel nằm rải trên chiều
dài bờ biển khắp cả nước. Tuy
nhiên, bên cạnh những khu
vực phát triển đúng bài bản,
quy hoạch rất tốt thì cũng có
những vùng đưa ra việc phát
triển condotel không phù hợp.
Thực tế, không ít nhà đầu tư
sẵn sàng rót tiền vào condotel
vì kỳ vọng vào mức lợi nhuận
thu được từ condotel là 10%-
12% trong 8-12 năm, thậm chí
15%. Đây được cho là mức
lợi nhuận quá lớn, cao hơn
nhiều so với đầu tư vào căn
hộ, song đến khi dự án đi vào
hoạt động thì không ít người
đã vỡ mộng. Bởi trước đó, để
bán nhanh, nhiều chủ đầu tư
tăng giá bán cao hơn rất nhiều
so với giá thực kèm theo hình
thức trả lãi dần cho khách hàng
theo cam kết lợi nhuận. Tuy
nhiên, thực tế đây chỉ là kiểu
“lấy mỡ nó rán nó” mà thôi.
HoREAcũng từng nhận định
thời gian qua nhiều chủ đầu tư
dự án condotel đã đạt được lợi
nhuận rất lớn, do giá bán căn
hộ condotel tương đương giá
bán căn hộ cao cấp.
Như vậy, nếu những đề xuất
như trên được sửa đổi, bổ sung
Luật Kinh doanh BĐS được
chấp thuận thì loại hình BĐS
du lịch nghỉ dưỡng thực sự
là cơn ác mộng của các nhà
đầu tư.•
Chưa hết năm 2018, Lâm Đồng
thu 11.000 tỉ từ du lịch
(PL)- Sở VH-TT&DL tỉnh Lâm Đồng vừa cho biết
doanh thu từ hoạt động du lịch của tỉnh năm 2018 ước
đạt hơn 11.000 tỉ đồng, tăng 10,2% so với năm 2017.
Theo sở này, động lực tạo nên thành công về nguồn
thu như trên là nhờ các đơn vị kinh doanh du lịch tại
tỉnh đã tập trung phát triển các sản phẩm du lịch đặc
thù như du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch canh nông,
các mô hình homestay, cà phê với kiến trúc mới lạ,
độc đáo... tạo được ấn tượng mạnh, hấp dẫn du khách.
Hiện trên địa bàn tỉnh có 67 đơn vị kinh doanh lữ
hành-vận chuyển du lịch, trong đó có 24 đơn vị kinh
doanh lữ hành quốc tế. Sản phẩm du lịch lữ hành
chủ yếu dựa vào các loại hình truyền thống như tham
quan danh lam thắng cảnh, kiến trúc và văn hóa bản
địa, sinh thái, dã ngoại, leo núi, vượt thác, thể thao
giải trí...
VIẾT THỊNH
Đề xuất thay đổi cách tính trợ giá
xe buýt
(PL)- Ngày 20-11, ông Trần Chí Trung, Giám đốc
Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thuộc Sở
GTVT TP.HCM, cho biết trung tâm đã hoàn tất ký
hợp đồng với HTX vận tải công cộng ở TP.
Theo đó, trung tâm đã ứng 100% kinh phí sáu
tháng đầu năm cho các doanh nghiệp ký hợp đồng
để duy trì các hoạt động. Việc này liên quan đến
công văn mới đây của các HTX vận tải hành khách
công cộng TP kiến nghị gửi lãnh đạo HĐND, UBND
và các sở, ngành tại TP về nguy cơ nhiều xã viên có
thể phá sản vì nợ nần, tiền trợ giá thấp, chưa ký hợp
đồng…
Sở GTVT cũng đã trình ủy ban bổ sung dự toán
chi phí ngân sách trợ giá xe buýt năm 2018 và đã
được đồng ý về chủ trương. Tuy nhiên, ủy ban yêu
cầu Sở Tài chính chủ trì làm việc với các sở, ngành
liên quan để rà soát đơn giá đầu tư xe buýt mới, việc
giao khoán sản lượng, đảm bảo tính đúng, tính đủ
cho các doanh nghiệp.
Khi tính toán để giao vốn, Sở Tài chính thẩm định
và đưa ra mức khoán sản lượng trung bình là 45,16
hành khách/chuyến. Trong khi thực tế vận chuyển
hành khách năm 2017 chỉ đạt 37,13 hành khách/
chuyến.
Đây là lý do khiến các doanh nghiệp không đồng ý
và yêu cầu giảm mức chênh lệch này xuống.
P.CƯỜNG
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook