275-2018 - page 11

11
Kinh tế -
ThứBa27-11-2018
Trò chuyện với doanh nhân Việt
phát biểu trước Quốc hội Nhật Bản
PHONGĐIỀN
thực hiện
Ô
ng Lê Long Sơn, Giám
đốc Công ty TNHH
Esuhai (trụ sở chính tại
TP.HCM), mới đây đã được
Quôc hôi (QH) Nhật Bảnmời
đóng góp ý kiến về chương
trình mới liên quan đên vân
đê tiếp nhận lao động nước
ngoài đến Nhật làm việc và
dự luật kiểm soát nhập cư
mới. Đây là lần thứ hai ông
Sơn được mời phát biểu trước
QH Nhật Bản.
PVbáo
Pháp Luật TP.HCM
đã có cuộc trò chuyện với ông
Lê Long Sơn.
Kiến ngh với Quốc hội
Nhật nhiều nội dung
. Phóng viên:
Ông nghĩ gì
về việc được QH Nhật Bản
mời góp ý cho dự luật mới?
+ Ông
Lê Long Sơn:
Theo
tôi được biết, việcmột cá nhân
được mời tham gia đóng góp
ý kiến tại QH
Nhật Bản là
chuyện không
phổ biến, đặc
biệt khi đó lại
là một người
nước ngoài.
Thôngquaviệc
được đónggóp
ý kiến cho dự
thảo luật lần
này,tôihyvọng
có thể phần nào đó giúp cho
Chính phủ hiểu rõ hơn về
tầm quan trọng của chương
trình thưc tâp sinh (TTS) để
từ đó đưa ra các quyết định
chuẩn xác, phù hợp. Qua đó
góp phần nâng cao lợi ích cho
người lao động Việt Nam…
. Cụ thể, ông đã phát biểu
gì trước QH Nhật Bản?
+ Tôi phát biểu về nhiều
vấn đề. Ví dụ tôi nhận xét
chương trình TTS hiện đang
được vận hành rất tốt bởi sự
quản lý và kiểm soát của Nhật
Bản và Việt Nam. Vì vậy tôi
đề xuất với chương trình mới
này, chính phủ Nhật cũng nên
ký kết quy định hợp tác giữa
hai nước để chính phủ Việt
Nam kiểm soát và quản lý
được quá trình tuyển chọn,
đào tạo một cách hợp pháp
và chặt chẽ trước khi người
lao động nhập cảnh sangNhật
làm việc; đồng thời kiểm soát
và chọn ra các công ty uy tín
để tham gia phái cử người lao
động sangNhật Bản làmviệc.
Bên cạnh đó, tôi cũng đề
nghị chính phủ Nhật Bản nên
có sự xác nhận và liên kết
chặt chẽ với Việt Nam đối với
những người muốn tham gia
chương trình mới này. Thực
tế tại Việt Nam có rất nhiều
người muốn sang Nhật làm
việc, khi chương trình mới
được thông qua thì số lượng
người muốn tham gia sẽ tăng
lên nhiều hơn. Họ có thể sẽ
tìm mọi cách
để qua Nhật.
Nếukhôngthể
đihợpphápthì
có thể họ sẽ
tìm mọi cách
để qua thông
quanhữngđơn
vịmôi giới bất
hợp pháp, cò
mồi môi giới.
Những thành
phần nhân sự không tốt sẽ tới
Nhật. Đây là điều tôi lo lắng.
. Ngoài vấn đề trên, ông
còn đề xuất gì về chương
trình mới này?
+ Dự án luật mới chỉ đưa
ra 14 ngành nghề được tiếp
nhận lao động nhưng tôi đề
xuất mở rộng càng nhiều
càng tốt. Lý do là nền công
nghiệp Nhật rất đa dạng, còn
lực lượng lao động Việt Nam
khá dồi dào để đáp ứng sự
thiếu hụt đó.
Mở ra nhiều cơ hội tốt
cho người Việt
.
Là người có thời gian học
tập và điều hành công ty kết
nối với các nghiệp đoàn, chủ
sử dụng lao động tại Nhật gần
20 năm nay, ông đánh giá
như thế nào về dự luật mới?
+ Dự luật này mở ra cánh
cửa mới cho một bộ phận lao
động có tay nghề, kinh nghiệm
và trìnhđộ caohơnTTSnhưng
chưa đạt trình độ như kỹ sư.
Đội ngũ lao động như thế này
ở Việt Nam rất nhiều. Có dự
luật này, người lao động có
thể được sang Nhật làm việc
một lèo năm năm, sau đó sẽ
được gia hạn visa nếu vượt
qua kỳ thi quốc gia sở tại.
Đây là chương trình rất có lợi
choViệt Namđa dạng hóa lực
lượng lao động trong xã hội.
Tôi cũng đánh giá nếu luật
mới được ban hành sẽ là cơ
hội để những lao động đã
tham gia chương trình TTS
ba năm, năm năm có thêm
cơ hội để tiếp tục được nâng
cao trình độ tiếng Nhật, tay
nghề, kỹ năng tại Nhật Bản.
Sau 8-10 năm làm việc liên
tục tại Nhật thì đối tượng này
sẽ trở thành những nhân sự có
cách làm việc và chuyên môn
tương đương như người Nhật.
Đặc biệt, nguồn nhân sự này
khi trở về Việt Nam có khả
năng đóng góp rất lớn cho sự
phát triển của Việt Nam và cả
việc kết nối đầu tư giữa hai
nước. Tiến tới trong tương
lai chương trình hợp tác giữa
hai nước không chỉ đơn thuần
là chương trình tiếp nhận lao
độngmà sẽ còn là cầu nối góp
phần phát triển thịnh vượng
hai quốc gia.
. Nhưng để đạt được mục
tiêu như trên không hề dễ
dàng, thưa ông?
+ Chính vì vậy chúng tôi
đề xuất chương trình theo
luật mới cần phải tuyển chọn
những người lao động có ý
thức học tập và làm việc cao,
có tay nghề chuyênmôn, kinh
nghiệm nhất định và trình độ
tiếng Nhật cao hơn chương
trình TTS.
Những đối tượng này sẽ
nhận được mức lương cao
hơn và có điều kiện phù hợp
để bắt đầu làm việc luôn. Họ
cũng hiểu văn hóa làm việc
coi trọng sự lâu dài và uy tín
của người Nhật. Họ cũng đủ
ý thức và kiến thức để đánh
giá lợi hại cho bản thân. Từ
“Sang Nhật làm
việc, tiền tất nhiên
sẽ kiếm được nhưng
hơn thế nữa là
hãy học thật nhiều
điều bổ ích cho bản
thân.”
Ông
Lê Long Sơn
đó tránh được tình trạng nhảy
việc hoặc bị lôi kéo bởi các
phần tử xấu.
Nếu điều này được thực
hiện tốt thì chính các công
ty Nhật Bản sẽ không gặp
khó khăn về nhân sự và bản
thân các doanh nghiệp cũng
sẽ phải có những điều chỉnh
về chế độ đãi ngộ phù hợp để
tuyển dụng và giữ chân được
những nhân sự có năng lực.
Học cách quản lý công
việc của người Nhật
.
Ông có nhắn nhủ gì với
những người đã, đang và sắp
sang Nhật làm việc?
+ Nhật Bản là một trong
những thị trường mà người
lao độngViệt Nammuốn đến
để làm việc nhất. Đa số người
lao động là các thanh niên còn
rất trẻ, chưa có kinh nghiệm,
tay nghề và môi trường thích
hợp để thực hành.
Nếu được sang Nhật làm
việc và hiểu đúng giá trị thực
sự của chương trình thì đây
sẽ là cơ hội thực sự tốt để
người lao động được học hỏi
và nâng cao tay nghề, chuyên
môn, kinh nghiệm. Đặc biệt
họ được thực hành trải nghiệm
nhiều kỹ thuật công nghệ,
cách thức quản lý chất lượng,
cách làm việc chuyên nghiệp
và những điểm tích cực trong
nhà máy Nhật Bản… và có
thu nhập tốt. Những điều này
sẽ là lợi thế cạnh tranh của
người lao động, là nền tảng
để họ có được công việc tốt,
vị trí tốt và thu nhập tốt khi
trở về Việt Nam làm việc.
Tuyvậy, tôi nghĩ rằngnhững
người trẻ tuổi ở Việt Nam có
thểcóđộng lựcnhưng tôimong
muốn họ biết rằng không nên
chỉ biết suy nghĩ những vấn
đề trước mắt, hay sang Nhật
không chỉ kiếm tiền. Tiền tất
nhiên sẽ kiếmđược nhưng hơn
thế nữa là hãy học thật nhiều
điều bổ ích cho bản thân. Đó
là học tiếngNhật, học kỹ năng,
kỹ thuật tại doanh nghiệpNhật
Bản, làm thế nào để học cách
quản lý công việc từ cách quản
lý của người Nhật.
. Xin cám ơn ông. •
Đây là lần th hai một doanh nhân Việt Namđược mời phát biểu trước Quốc hội Nhật B n.
Tiêu điểm
Mở cửa cho nửa triệu
lao động đến Nhật
Đầu tháng 11-2018, chính
phủNhật Bảnđệ trìnhQHnước
này kế hoạch cải tổ chính sách
nhập cư đã được nội các thông
qua trước đó. Chương trìnhnày
dựkiếnmởcửa từ tháng4-2019
sẽđónnửa triệu laođộngnước
ngoài đến Nhật làm việc đến
năm 2025.
Dự thảo luật sửa đổi trên sẽ
tạo rahai loại thị thực (visa)mới
chongười nước ngoài. Loại thứ
nhất dành cho lao động có tay
nghềvàtrìnhđộtiếngNhậtnhất
định,đượcphéplưutrútạinước
nàyđếnnămnămnhưngkhông
được đưa gia đìnhđi cùng. Loại
thứ hai dành cho lao động có
tay nghề cao hơn, có thể đưa
gia đình đi cùng và cuối cùng
được cấp quyền cư trú.
Thực tập sinh Việt Namđang làmviệc tại nhàmáy lắp ráp,
s n xuất các thiết bị điện tử tại Nhật. nh: P.ĐIỀN
Ông Lê Long Sơn đang đóng góp ý kiến trước Quốc hội Nhật B n. ( nh cắt từ clip)
Bắt tay với 564 doanh nghiệp
Đến nay Esuhai đã đưa 4.000 TTS, kỹ sư sang Nhật làm việc
ở nhiều ngành nghề khác nhau. Trong đó có hơn 1.000 TTS
đã về nước, hầu hết đã có việc làm trở lại, trong đó 500 TTS có
việc làm tốt, thu nhập cao.
Đáng chú ý Esuhai hiện có 564 doanh nghiệp đang hợp tác
tiếp nhận TTS làm việc. Theo khảo sát, có 65 doanh nghiệp đã
đầu tư tại Việt Nam, 71 doanh nghiệp có kế hoạch sang Việt
Nam đầu tư, chiếm 24% tổng số doanh nghiệp đối tác của
Esuhai. Trong đó có rất nhiều TTS đã về nước hiện đang làm
việc trong các doanh nghiệp này hoặc trong các doanh nghiệp
Nhật tại Việt Namở những vị trí quản lý và nhân sự quan trọng.
Chỉ Nhật Bản có chương trình tiếp nhận
thưc tâp sinh
Bày tỏ về nguyện vọng trước QHNhật Bản, ông Lê Long Sơn
cho hay ôngmongmuốn phía Nhật tiếp tục chương trìnhTTS,
mở rộng hơn nữa ngành nghề tiếp nhận để người lao động
tốt có cơ hội sang Nhật làm việc và học tập.
Bởi hiện tại mỗi năm dân số Việt Nam tăng lên khoảng 1
triệungười. Số lượng laođộng tốt nghiệp từ các trường chuyên
mônmỗi nămcũng có con số tương đương như vậy. Trong khi
đó tại Việt Nam hiện có hơn 700.000 công ty được thành lập
và các công ty này đa số có quá trình phát triển còn ngắn với
quy mô vừa và nhỏ, dẫn đến không đủ khả năng tiếp nhận
hết số lượng lao động ra trường mỗi năm.
Do vậy thông qua việc mở rộng hơn nữa ngành nghề sẽ
không chỉ giải quyết vấn đề việc làm, tăng thu nhập mà đây
sẽ còn là cơ hội tốt để đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề
và kỹ năng làm việc tốt, làm nền tảng cho sự phát triển Việt
Nam trong tương lai. Hiện tại Việt Namđang phái cử lao động
đi rất nhiều thị trường và chỉ có Nhật Bản có chương trình
tiếp nhận TTS.
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook