275-2018 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa27-11-2018
28 người (gấp 2,5 lần). Cục Đăng
kiểm Việt Nam (VN), Cục Hàng
hải VN thuộc Bộ GTVT và Bộ
GTVT giám định kết luận đây là
nguyên nhân chính gây ra tai nạn.
Ngoài ra, nguyên nhân khác là do
bị cáo vận chuyển hành khách rời
nơi không được cho tàu thuyền neo
đậu vào, rời cầu bến không được
công bố cho việc đón, trả khách.
Bị cáo không đăng ký với cơ quan
quản lý nhà nước có thẩm quyền
về giao thông vận tải đường thủy
nội địa...
Bị cáoQuyết biết rõ tàu là của biên
phòng cửa khẩu cảng Bà Rịa-Vũng
Tàu và biết về tình trạng an toàn của
tàu. Nhưng khi được ôngĐảo chỉ đạo
sử dụng ba tàu đi đón khách ở Tiền
Giang, Quyết đã chỉ đạo việc dùng
ba tàu để đi chở 71 khách, hậu quả
tàu BP 12-04-02 bị tai nạn…
Phạm Duy Phúc là người trực
tiếp điều khiển tàu gây tai nạn đã
cấu thành tội vi phạm quy định về
điều khiển phương tiện giao thông
đường thủy theo Điều 212 BLHS
1999. Nhưng sau tai nạn, Phúc đã
chết nên được đình chỉ điều tra.
Tại tòa, bị cáo Đảo cho cáo trạng
truy buộc hành vi của mình là suy
diễn, quy chụp. Theo bị cáo, tàu
BP12-04-02 là tài sản của biên phòng
nên người có quyền và có thể điều
động tàu lực lượng vũ trang chỉ có
thể là người của biên phòng tỉnh Bà
Rịa-VũngTàu. Bị cáovà bị cáoQuyết
không có quyền và cũng không thể
điều động được nên không có hành
vi phạm tội. Bị cáo cũng không chỉ
đạo giám đốc kinh doanh Công ty
Việt Séc hỏi mượn tàu mà tự ông
này điện thoại hỏi mượn...
Bị cáo Quyết thì cho rằng vụ án
xảy ra cách đây năm năm nên không
nhớ rõ nhưng Quyết thừa nhận đã
phân công chỉ đạo ông Phúc cùng
các nhân viên khác sử dụng ba tàu
để đi chở 71 khách...
Theo VKS, mặc dù bị cáo Đảo
không nhận tội nhưng căn cứ vào
lời khai của Quyết và một số người
khác, phù hợp với biên bản khám
nghiệm phương tiện và các chứng
cứ khác có trong hồ sơ, đủ căn cứ
truy tố như cáo trạng.
Tòa xử án treo
VKS cho rằng hành vi của bị
cáo Đảo và Quyết gây thiệt hại rất
nghiêm trọng nhưng có nhiều tình
tiết giảm nhẹ. Cụ thể, bị cáo Quyết
khai báo rõ ràng, bị cáo Đảo đã liên
hệ các cơ quan chức năng và những
người quen biết để ra sức cứu giúp
người bị nạn. Hai bị cáo chưa có
tiền án, tiền sự, phạm tội lần đầu,
đã bồi thường khắc phục hậu quả.
Từ đó VKS đề nghị xử phạt Đảo từ
ba đến bốn năm tù, bị cáo Quyết từ
hai đến ba năm tù.
Luật sư bào chữa cho bị cáo Đảo
và Quyết nêu quan điểm tại thời
điểm xảy ra tai nạn, tàu BP12-04-
02 đang là tài sản và thuộc quyền
quản lý của biên phòng tỉnh nên
chỉ có người ở đây mới có quyền
điều động. Cạnh đó, các nguyên
nhân CQĐT và VKS viện dẫn thì
không có nguyên nhân nào nói về
tình trạng kỹ thuật của phương
tiện là “rõ ràng không bảo đảm
an toàn”. Trong khi đây là
yếu tố
bắt buộc để xác định có tội phạm
YẾNCHÂU
N
gày 26-11, TAND TP.HCM
đã xử sơ thẩm vụ án chìm tàu
xảy ra tại vùng biển thuộc xã
LongHòa, huyện CầnGiờ, TP.HCM
khiến chín người thiệt mạng. Hai
bị cáo Vũ Văn Đảo (nguyên giám
đốc Công tyCổ phầnCông nghệViệt
Séc) và Đinh Văn Quyết (nguyên
giám đốc Công ty Cổ phần Vũng
Tàu Marina) bị truy tố tội đưa vào
sử dụng các phương tiện giao thông
đường thủy không đảm bảo an toàn
theo khoản 3 Điều 214 BLHS 1999
(có mức hình phạt 7-15 năm tù). 
Bị cáo kêu oan,
VKS nói không
Theo cáo trạng, ngày 2-8-2013,
tại Công ty Việt Séc, ông Đảo biết
tàu BP 12-04-02 được thiết kế để
tuần tra, đi ở vùng sông-vịnh và
chở được 12 người. Nhưng bị cáo
vẫn điều động tàu đi vào vùng biển
không được phép hoạt động và chở
Hai bị cáoĐảo
(phải)
vàQuyết tại tòa. Ảnh: YC
2 giám đốc
vụ chìm tàu ở
Cần Giờ được
xử án treo
VKS đề nghị phạt hai bị cáo từ hai đến
bốn năm tù nhưng tòa chỉ phạt mỗi
bị cáo ba năm tù treo.
theo quy định tại Điều 214 BLHS
hay không...
HĐXX nhận định hai bị cáo
không nhận tội nhưng bị cáo Quyết
đã khai về diễn biến dẫn đến việc
tàu, điều động lái tàu Phúc đưa
đón hành khách về cơ bản phù
hợp với cáo trạng. Đối chiếu lời
khai ban đầu, bản ảnh hiện trường,
các kết luận giám định tư pháp,
giải thích giám định, lời khai của
bị hại, người làm chứng và các
chứng cứ khác đã đủ cơ sở kết
luận hai bị cáo phạm tội như cáo
trạng quy kết, không oan.
“Các bị cáo vì vô ý do tự tin, thiếu
ý thức chấp hành luật giao thông
đường thủy gây ra vụ tai nạn, gây
đau thương, mất mát cho gia đình
nạn nhân. Hai bị cáo phạm tội độc
lập nhưng xét về tính chất, mức
độ, bị cáo Quyết có phần hạn chế
hơn” - bản án nêu.
Tuy nhiên, theo HĐXX, khi tai
nạn xảy ra hai bị cáo đã tích cực
cứu giúp người bị nạn, chưa có tiền
án, tiền sự, phạm tội lần đầu, đã
bồi thường khắc phục hậu quả, đa
số gia đình bị hại xin giảm nhẹ. Bị
cáo Quyết là lao động chính có con
nhỏ, bị cáo Đảo là người có thành
tích trong sản xuất. Từ đó, HĐXX
tuyên phạt hai bị cáo cùng mức án
ba năm tù nhưng cho hưởng án treo.
Việc vợ của lái tàu Phúc đề nghị
bị cáo Đảo xin lỗi công khai, HĐXX
cho rằng bản thân ông Phúc bị điều
động nhưng có quyền từ chối, ông
Phúc cũng có lỗi và có dấu hiệu
cấu thành tội phạm nhưng do đã
chết nên không xem xét. Vì vậy,
theo HĐXX yêu cầu này là không
phù hợp.•
Các bị cáo vì vô ý do tự
tin, thiếu ý thức chấp
hành luật giao thông
đường thủy gây ra vụ
tai nạn, gây đau thương
mất mát cho gia đình
các nạn nhân.
Hoãnxửvụ cha con cựuđại tá cônganđánhanhruột
Ngày 26-11, TAND huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) đã
hoãn phiên xử sơ thẩm xử vụ cha con cựu đại tá công
an đánh vợ chồng anh trai gây thương tích vì luật sư bào
chữa cho bị cáo vắng mặt. Hai bị cáo Nguyễn Anh Tuấn
(nguyên đại tá công an nghỉ hưu) và Nguyễn Đức Bình (con
trai Tuấn) bị đưa ra xét xử về tội cố ý gây thương tích.
Theo cáo trạng, vợ chồng ông Nguyễn Mạnh Hồng, bà Cao
Thị Hoan sinh sống trên khu đất 1.050 m
2
, giấy tờ mang tên
cha đẻ của ông Hồng và Tuấn tại thôn 4, xã Hạ Long (huyện
Vân Đồn). Tháng 8-2017, Tuấn đã bỏ tiền xây dựng nhà từ
đường trên khu đất này, lập bàn thờ. Tháng 2-2018, giữa Tuấn
và vợ chồng ông Hồng nảy sinh mâu thuẫn trong việc xây
dựng và sử dụng nhà từ đường.
Ngày 9-3, Tuấn cùng con trai và hai nam thanh niên
(chưa làm rõ được lai lịch, địa chỉ) thuê ô tô đi từ Hà Nội
về nhà ông Hồng. Ông Hồng ngồi hàn xì trong sân, thấy
Tuấn bước vào có hỏi: “Mày đến đây làm gì?” thì Tuấn
hỏi ông Hồng: “Bát hương ông để ở đâu?”. Sau đó hai bên
cự cãi. Lúc này Bình đi xuống bếp kéo bà Hoan ra ngoài
cửa bếp đè ra đất.
Thấy ông Hồng đi ra cổng, Bình đuổi theo kéo ông ngã
xuống nền sân xi măng và đè không cho đứng dậy. Tuấn
lấy búa đinh ở sân đập vào trán ông Hồng. Bình lôi ông
Hồng từ cổng vào trong nhà, Tuấn đi theo đập búa vào
đầu gối và đạp vào chân ông Hồng.
Vào trong nhà, Tuấn chốt cửa hỏi về bát hương, chìa khóa
nhà từ đường và tiếp tục đánh vợ chồng ông Hồng. Tuấn
viết giấy nợ với nội dung vợ chồng ông Hồng, bà Hoan phải
thanh toán cho Tuấn 3,6 tỉ đồng thì mới được sử dụng nhà từ
đường và bắt ký. Sau đó nhóm Tuấn lên xe bỏ về Hà Nội.
Vợ chồng ông Hồng được hàng xóm đưa đi cấp cứu.
Theo kết luận pháp y, ông Hồng bị thương tích 13%, bà
Hoan 1%. Ngày 10-3, Tuấn và Bình đã tới công an huyện
đầu thú. Ngày 12-4, ông Hồng tử vong do suy đa tạng vì
bệnh xơ gan cổ trướng giai đoạn cuối, các thương tích
chấn thương hàm mặt không phải là nguyên nhân quyết
định dẫn đến cái chết của nạn nhân.
Cũng theo cáo trạng, Tuấn đánh, sau đó ép viết giấy
nhận nợ 3,6 tỉ đồng bắt vợ chồng ông Hồng ký. Tuy nhiên,
CQĐT không thu giữ được giấy nhận nợ nên chưa đủ cơ
sở kết luận Tuấn và Bình có hành vi cưỡng đoạt tài sản.
Hai thanh niên đi cùng cha con Tuấn do chưa xác định
được lai lịch nên công an huyện đã quyết định tách vụ án,
khi nào làm rõ sẽ xử lý sau.
ĐỖ HOÀNG
Bị mời rời phòng xử vì… vỗ tay
Đáng chú ý là tại phiên tòa có rất nhiều người tham
dự. Sau khi bị cáo Đảo cũng như các luật sư bào chữa
phát biểu quan điểm thì có nhiều người dự khán vỗ tay
rất to. HĐXX nhắc nhở nhiều lần nhưng tình trạng vẫn
lặp lại. Đến lần thứ ba thì HĐXX đã nhờ cảnh sát tư pháp
mời một người đàn ông ra khỏi phòng xử.
Không vi phạm nghiêm trọng
thủ tục tố tụng
Phần tranh luận, luật sư bảo vệ cho hai bị cáo cho
rằng vụ án có những vi phạm nghiêm trọng trong thủ
tục tố tụngnhư: Ra quyết định khởi tố vụ án sau 49 ngày
VKS mới phê chuẩn (theo luật là ba ngày); việc gia hạn
điều tra lần thứ hai phải kết thúc vào ngày 4-9-2014
nhưng đến ngày 12-9-2014mới ban hành kết luận điều
tra; con tàu không được xem là vật chứng của vụ án…
Đối đáp lại, VKS cho rằng việc phê chuẩn chậm là để
bổ sung chứng cứ, có vi phạm nhưng không vi phạm
nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Phần tuyên án, HĐXX
nhận định việc này vi phạm tố tụng nhưng là để đảm
bảo tính khách quan và xác định sự thật của vụ án, đảm
bảo nguyên tắc có lợi cho bị can. Đối với việc CQĐT ban
hành cáo trạng sau khi đã hết thời hạn điều tra ngày
4-9-2014 là có vi phạm. Nhưng các hoạt động tố tụng
đã được thực hiện đúng trình tự thủ tục và kết thúc
trước ngày 4-9-2014. Tuy nhiên, về chi tiết này CQĐT
cũng cần nghiêm túc rút kinh nghiệm.
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook