275-2018 - page 3

3
Thời sự -
ThứBa27-11-2018
NHÓM PHÓNG VIÊN
T
rong buổi sáng cùng
ngày, nhiều tuyến đường
ởTP.HCMngập sâu, giao
thông hỗn loạn, cuộc sống
người dân bị đảo lộn.
Ô tô, xemáy chết đứng
giữa biển nước
Từ sáng 26-11, rất đông
người dân đổ ra đường dắt
xe máy đi sửa vì bị ngập,
không nổ máy được. Quốc
lộ 13, Xô Viết Nghệ Tĩnh,
Ung Văn Khiêm… ở quận
Bình Thạnh bị ngập sâu,
giao thông hỗn loạn. Nhiều
người đã dắt xe máy đi tìm
tiệm để sửa.
Anh Việt (ngụ quận Bình
Thạnh) cho biết xe của anh
bị chết máy từ đêm 25-11
trên quốc lộ 13. Dắt bộ hơn
2 km về nhà, sáng anh mới
dắt đi sửa. “Người ta xếp
hàng ở tiệm sửa xe chờ tới
lượt nên tôi đành dắt về nhà
lại, mượn xe khác đi làm…”
- anh Việt nói.
Đẩy chiếc xe máy đến
tiệm trên đường D5, quận
Bình Thạnh, Long (sinh
viên Trường Hutech) cho
hay là phải đợi từ lúc 9 giờ
đến 11 giờ mới tới lượt.
“Chỗ này trước đây cũng
hay ngập nhưng phải nói
đây là lần ngập kinh khủng
nhất” - Long nói.
Theo chủ tiệm, từ sáng sớm
tiệm đã phải huy động bốn
thợ đến sửa cho các xe chết
máy, có xe bị ngập đến yên.
Đến trưa 26-11, xung quanh
khu vực này nhiều tiệm sửa
xe chật kín khách.
Cũng tại quận Bình Thạnh,
trong con hẻm 201 ở phường
26, khách phải xếp hàng đợi
đến lượt. Hẻm nhỏ, xe phải
cặp vào cả hai bên lề đường
Trắng đêm tát nước,
kê đồ
Chiều 26-11, nhiều điểm
ngậpsâudomưalớnởTP.HCM
đã rút hết nước, tuy nhiên tại
nhiều con hẻm trũng thấp vẫn
không thể thoát nước, cuộc
sống người dân trở nên khốn
khổ hơn.
Trong con hẻm 99 đường
Bùi Tư Toàn, quận Bình Tân
(TP.HCM) vẫn còn ngập sâu
khoảng nửa mét.
Chị Lê Thị Thủy ở đường
Bùi Tư Toàn, quận Bình Tân
phải ngồi tát nước từ trong
nhà ra ngoài. “Nước ngập
sâu một ngày một đêm rồi
“Tát làm gì vì nước không
rút, nó cũng tràn ngược lại
vào nhà mình”.
Đến gần 19 giờ ngày 26-11,
nhiều hộ dân ở con đường
này vẫn phải sống chung
với nước.
Ở khu vực quận Bình
Thạnh, bà Kim Anh (sống
tại chung cư Thanh Đa) cho
hay: “Hơn 30 năm sống ở
đây chưa thấy lần nào ngập
như vậy. Tôi tát nước từ tối
qua mà không thấy rút bớt”.
Trường học, bệnh
viện… ngập sâu
Còn ở phường Hiệp Bình
Phước (quậnThủ Đức), nhiều
vườn mai ngập sâu, người
dân có nguy cơ trắng tay.
Ngồi bó gối nhìn ra vườn
mai đang bị ngập, vợ chồng
ông Nguyễn Văn Cưng thở
dài. “Mai nhỏ rụng hết lá,
nước ngập không thấy thân,
xem như bỏ. Mấy cây cao
ngập nửa thân, hy vọng nước
rút xuống sẽ cứu được” - vợ
ông Cưng nói.
Theo ông Cưng, khi nước
ngập, hai ông bà tất bật kéo
ống để hút thoát ra bớt mà
đến 13 giờ hôm nay vẫn chưa
rút hết được.
Nhiều hộ dân khác ở đây
cũng rơi vào cảnh nhìn nước
ngập mai, bonsai nhà cửa.
Có người dân ở phường này
dùng xuồng đi lại.
Đến chiều 26-11, các bác
sĩ ở BV đa khoa khu vực
Hóc Môn vẫn còn mang ủng
đi lại bì bõm cấp cứu cho
bệnh nhân.
Tại khoa cấp cứu, nước
ngập gần gang tay, các y, bác
sĩ phải mang ủng đi lại để
cấp cứu cho bệnh nhân. Từ
tối 25-11, cổng, khoa khám
bệnh, cấp cứu của bệnh viện
đã bị ngập nước.
Tại quận 8, TrườngTiểu học
Bông Sao (phường 5) nước
mưa ngập khắp sân trường,
tràn vào thư viện. Dù học
sinh nghỉ học nhưng giáo
viên vẫn đến trường dọn dẹp.
Tại Trường Mầm non Tuổi
Thơ, tình trạng ngập diễn ra
nghiêm trọng hơn. Nước ngập
khắp nơi từ nhà bếp, phòng
hiệu trưởng, nhà vệ sinh, còn
sân trường như một hồ bơi!
Nhà trường đã phải cho các
bé tiếp tục nghỉ học trong
hôm nay (27-11)…•
Gần trưa 26-11, nhiều ô tô chếtmáy từ đêmtrước còn nằm lại. Ảnh: N.TÂN
Nhiều khu vực trên địa bàn TP.HCM bị ngập nặng. Gián,
chuột từ ống cống chui lên và chạy khắp nhà nhiều hộ dân.
Rác cũng theo dòng nước “bơi” khắp nơi.
“Do mưa lớn gây ngập nên xác chuột và gián, rác rến,
chất thải của người và động vật sẽ trôi theo dòng nước, gây
ô nhiễm môi trường và nguồn nước ăn uống” - BS Ngô Cao
Lẫm, Trưởng khoa Sức khỏe môi trường và Sức khỏe trường
học thuộc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, nói.
TheoBSLẫm, môi trường và nguồn nước bị ô nhiễmcó nguy
cơ gây ra những bệnh như đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp,
nước ăn chân, cảm cúm, tiêu chảy, dịch tả, lỵ, thương hàn…
“Để ngăn ngừa tình trạng trên, các trạm y tế phường, xã
tăng cường giám sát vệ sinh môi trường tại các điểm trung
chuyển rác, bô rác, nhà vệ sinh công cộng. Ngoài ra, tăng
cường giám sát chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, các
điểm cung cấp nước cho chung cư và hộ dân” - BS Lãm
cho biết thêm.
“Trung tâm y tế dự phòng quận, huyện tăng cường giám
sát chất lượng nước dùng trong ăn uống, sinh hoạt tại các
trạm cấp nước tập trung, đảm bảo hộ dân có nước sạch sử
dụng và tuyệt đối thực hiện việc ăn chín, uống sôi” - BS
Lẫm nói và khuyến cáo các hộ dân diệt lăng quăng, súc rửa
bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng hóa chất
để khử trùng nước ăn uống, nước sinh hoạt theo hướng dẫn
của nhân viên y tế.
Để phòng ngừa các bệnh sau mưa bão, cần lựa chọn thực
phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh. Thực hiện
nguyên tắc nước rút tới đâu làm vệ sinh tới đó. Thu gom,
xử lý và chôn xác súc vật theo hướng dẫn của nhân viên y
tế.
TRẦN NGỌC
để chờ đến lượt. Nhiều xe
để trong nhà bị nước dâng
làm hỏng.
Trên đường Phan Huy Ích
(quận Tân Bình), đến sáng
26-11, hàng trăm ô tô, xe
máy chết đứng giữa biển
nước ngập quá đầu gối. Giao
thông qua đây gần như tê liệt
khi dòng xe tải, xe container,
xe bồn, taxi... dồn ứ vì chết
máy từ đêm 25-11. Nhiều
tài xế thức suốt đêm trên
xe chờ nước rút để gọi cứu
hộ. Hàng loạt nhà dân hai
bên đường biến thành ao…
Đến chiều 26-11, lực
lượng chức năng vẫn đang
hút nước từ hai hầm căn hộ
cho thuê trên đường Chu
Văn An, quận Bình Thạnh
(TP.HCM) để “giải cứu”
hàng trăm xe máy bị ngập
sâu. Ba máy bơm hoạt động
hết công suất và nhiều cán
bộ Cảnh sát PCCC quận
Bình Thạnh túc trực. Phía
ngoài căn hộ cho thuê, các
tiệm sửa xe cũng chật kín
xe máy, hàng chục người
dân xếp hàng đợi sửa, cuộc
sống người dân bị đảo lộn.
nhưng vẫn chưa rút hết, nhà
tôi dùng máy bơm hút nước
nhưng không hết được, phải
ngồi tát từng chút một” - chị
Thủy nói.
Ởmột số con hẻm, nước rút
dần, người dân tranh thủ ra
dọn dẹp vì rác tràn khắp nơi.
Ởđường số 7, phườngHiệp
Bình Chánh (quận Thủ Đức),
đến chiều tối 26-11 vẫn còn
ngập nặng. Từ tối 25-11,
trong trận mưa liên tục, con
đường này lênh láng nước.
“Nước chảy xối xả vào nhà,
không tài nào ngăn lại được.
Có làm tấm ngăn chặn ở cửa
thì cũng không ăn thua gì,
nó cứ tràn vào, tát mỏi cả
hai tay mà không hết” - chị
Tám, một người dân sống ở
khu này cho hay.
Anh Nguyễn Hiếu cho hay
mọi lần trời mưa xuống thì
khu này vẫn ngập nhưng sau
sẽ rút nhanh nhưng tối 25-
11, anh chỉ biết khoanh tay
đứng nhìn nước tràn vào nhà.
Theo báo cáo của Trung tâm chống ngập,
từ chiều đến tối 25-11, lượngmưa và số điểm
ngập trên toànTP tăng lên liên tục, gây ngập
66 tuyếnđường (tuyếnđường chínhdoTrung
tâmchốngngậpquản lý), đến sáng 26-11 vẫn
còn 15 tuyến ngập sâu.
Theo ông Long, nguyên nhân ngập diện
rộng chưa từng thấy ở TP.HCM là do lượng
mưa quá lớn, có nơi đến hơn 400 mm. Trong
khi hệ thống cống chỉ thoát được 86 mm/
ba giờ, kênh rạch thoát được 96 mm/ba giờ.
Mưa lớn còn kết hợp với triều cường 1,5 m
nên ngoài khả năng thoát nước đã được thiết
kế từ trước (là 1,32m). Hệ thốngcốngởnhững
khuvựcbịngậpxuốngcấpcũnggâyảnhhưởng
đến việc thoát nước, làm ngập.
LÊ THOA
Hàng trăm ô tô, xe
máy lềnh bềnh giữa
biển nước ngập quá
đầu gối vì chết máy
từ đêm 25-11.
1/5
tổng lượngmưa cảnămdobão
số 9 gây ra.Từhômnay (27-11),
thời tiết tại TP.HCM không còn
mưa to, gây ngập như những
ngày qua.
Tiêu điểm
TP.HCMlênh lángnước saubão số9
Đến chiều tối 26-11, nhiều khu vực như Bình Tân,ThủĐức, HócMôn, quận 12…vẫn còn ngập sâu,
người dân vẫn hì hụi tát nước, dọn dẹp.
Y tế dựphòngTP.HCMcảnhbáodịchbệnh
Một người dân dùng xuồng đi lại ở quận ThủĐức
sáng 26-11. Ảnh: T.TUYỀN
Gia đình chị Lê Thị Thủy ở đường
Bùi Tư Toàn dùngmáy bơmhút nước
và tát ra ngoài. Ảnh: L.ÁNH
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook