277-2018 - page 3

3
Thời sự -
ThứNăm29-11-2018
VIỆTHOA
T
heo quy định tại Luật
Xây dựng 2014, nhà ở
riêng lẻ ở nông thôn sẽ
miễn giấy phép xây dựng
nếu thuộc khu vực chưa có
quy hoạch phát triển đô thị
và quy hoạch chi tiết xây
dựng được duyệt, không nằm
trong khu bảo tồn, khu di tích
lịch sử-văn hóa. Tuy nhiên,
trong thực tiễn tại TP.HCM
hiện đang có nhiều vướng
mắc khi cấp phép xây dựng
(CPXD) và xử lý các hành vi
vi phạm xây dựng liên quan
đến trường hợp này.
Đây cũng là nội dung
chính tại hội nghị chuyên
đề về công tác quản lý trật
tự xây dựng trên địa bàn
TP do Sở Xây dựng tổ chức
ngày 28-11.
Được miễn giấy phép
nhưng vẫn phải cấp
Theo ông Nguyễn Văn
Tài, Phó Chủ tịch UBND
huyện Bình Chánh, tuy luật
quy định là vậy nhưng do
Bình Chánh có đặc thù là
nông thôn có tốc độ đô thị
hóa rất cao trong đô thị nên
có vướng mắc khi áp dụng
quy định này. “Quan điểm
của Bình Chánh là không thể
không CPXD nên vẫn phải
xem xét phù hợp với mục
đích sử dụng đất mới giải
quyết CPXD” - ông Tài nói.
Trong trường hợp người
dân xây không phép thì Nghị
định 139/2017 về xử lý vi
nhà ở riêng lẻ tại nông thôn.
Ông Trương Tiến Triển, Phó
Chủ tịch UBND huyện Cần
Giờ, cho biết: “Chúng tôi đã
có văn bản yêu cầu các xã
quản lý chặt về trật tự xây
dựng. Trong đó, yêu cầu tất
cả công trình nhà ở trước
khi khởi công thì đều phải
có ý kiến của cơ quan chức
năng mới được xây dựng.
Chúng tôi vẫn kiên quyết
thực hiện như vậy cho đến
khi có hướng dẫn mới nhất
của Sở Xây dựng”.
Ông Triển cho hay do
chưa có quy hoạch chi tiết
nên huyện căn cứ vào đồ
án quy hoạch 1/2000 để
CPXD. Tuy nhiên, mới đây
Thanh tra Bộ Xây dựng đã
có kết luận thanh tra “tuýt
còi” huyện này. Thanh tra
Bộ cho rằng huyện căn cứ
vào quy hoạch 1/2000 để
CPXD là chưa đúng quy
Trưởng phòng CPXD, Sở
Xây dựng, các huyện căn
cứ vào quy hoạch 1/2000
để CPXD là chưa phù hợp.
Vì điều kiện để được CPXD
nhà ở riêng lẻ tại nông thôn
là phải phù hợp với quy
hoạch chi tiết điểm dân cư
nông thôn. Còn đối với nhà
ở riêng lẻ tại đô thị thì phải
phù hợp với quy hoạch 1/500
hoặc thiết kế đô thị hoặc quy
chế quản lý quy hoạch kiến
trúc đô thị.
Tuy nhiên, ông Tiến cũng
nhìn nhận hiện có tình trạng
hiện hữu là đất ở nông thôn
nhưng quy hoạch xây dựng
lại phủ lên là khu vực quy
hoạch đô thị. Do đó, theo
ông Tiến, phải xác định
được ranh giới giữa đô thị
và nông thôn, nếu không sẽ
rất khó quản lý. Về vấn đề
này, ông Tiến thông tin Sở
QH-KT cũng có quan điểm
khu vực đã phủ quy hoạch
đô thị thì xem như là đô thị.
“Quan điểm là quản lý xây
dựng thì quản lý theo quy
hoạch xây dựng để quyết
định cấp phép hay không
cấp phép. Như vậy, đất ở
nông thôn mà quy hoạch là
đất đô thị thì phải xem như
đất ở đô thị” - ông Tiến nói.
Theo quan điểm của Thanh
tra Sở Xây dựng, dù được
CPXD nhưng Nghị định 139
không quy định xử phạt hành
vi xây dựng nhà ở riêng lẻ ở
nông thôn nên cũng không
có cơ sở để xử lý.
Xung quanh vấn đề này
còn nhiều ý kiến khác nhau
tại hội nghị, ông Trần Trọng
Tuấn, Giám đốc Sở Xây
dựng, giao Thanh tra Sở rà
soát các quy định của pháp
luật có liên quan như Luật
Đất đai, Luật Xây dựng
cùng các nghị định xử phạt
vi phạm hành chính. Sau đó
sẽ có văn bản hướng dẫn các
quận, huyện thực hiện thống
nhất trên địa bàn TP.
Theo ông Tuấn, nhà ở
riêng lẻ ở nông thôn thuộc
đối tượng được miễn phép
xây dựng với các điều kiện
như đã nêu trên. “Tuy nhiên,
miễn phép không có nghĩa
là muốn làm gì cũng được
mà Nhà nước phải có biện
pháp quản lý. Chẳng hạn sẽ
miễn phép nếu phù hợp với
quy hoạch điểm dân cư nông
thôn. Trong trường hợp các
huyện chưa có quy hoạch
điểm dân cư nông thôn thì
sẽ phải khẩn trương lập và
trình cấp có thẩm quyền phê
duyệt để làm cơ sở quản
lý trật tự xây dựng. Tránh
trường hợp có khoảng trống
trong công tác này” - ông
Tuấn nói.•
Ông Trương Tiến Triển, Phó Chủ tịchUBND
huyện CầnGiờ: Dù đượcmiễn phép xây dựng
nhưng huyện này vẫn phải CPXD cho nhà ở
riêng lẻ tại nông thôn. Ảnh: VIỆTHOA
Sau khi khởi tố nhiều bị can tội vi phạm quy định về bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; làm
giả tài liệu của cơ quan, tổ chức…, ngày 28-11, Công an
tỉnh Khánh Hòa đã khởi tố ông Lê Huy Toàn, Phó Chủ tịch
TP Nha Trang, về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm
trọng. Công an cũng thực hiện lệnh khám xét nơi làm việc,
nơi ở của ông Toàn và cấm ông này đi khỏi nơi cư trú.
Công an cũng khởi tố ông Lương Huy Giáp, cán bộ
Phòng Tài chính kế hoạch và ông Võ Mỹ, cán bộ Phòng
Quản lý đô thị TP Nha Trang, cùng tội danh trên.
Như chúng tôi đã nhiều lần thông tin, dự án khu đô thị
Hoàng Long (phường Phước Long, TP Nha Trang) do
Công ty TNHH MTV Đầu tư xây dựng và địa chất UPGC
làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, từ năm 2016, nhiều hộ dân
phản ánh là có nhiều người giả mạo giấy tờ để được bồi
thường, cấp đất tái định cư.
Vào cuộc, công an khởi tố ông Nguyễn Khánh Hùng
(ngụ phường Phước Long), người làm và cung cấp các
loại giấy tờ giả cho những người có nhu cầu, thu giữ hàng
trăm giấy tờ giả. Từ đó công an bắt các ông Đỗ Thế Vinh,
Nguyễn Ngọc Khánh - nhân viên của Công ty UPGC
(thành viên tổ công tác của Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư).
Đến tháng 10-2018, bà Vũ Thị Mai Hương, cán bộ Ủy
ban MTTQVN TP Nha Trang, nguyên chủ tịch UBND
phường Phước Long và ông Nguyễn Đức Cường, cán bộ
địa chính phường Phước Long, bị khởi tố tội vi phạm quy
định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất…
Dự án khu đô thị Hoàng Long nằm trên địa bàn phường
Phước Long, TP Nha Trang với gần 26 ha, tổng mức đầu
tư gần 470 tỉ đồng, được UBND tỉnh đồng ý chủ trương
cho Công ty TNHH MTV Đầu tư xây dựng và địa chất
UPGC làm chủ đầu tư.
Ông Lê Huy Toàn (sinh năm 1964, quê Quảng Bình,
ngụ TP Nha Trang) hiện là thành ủy viên, phó chủ tịch
UBND TP Nha Trang. Ông Toàn là chủ tịch Hội đồng Bồi
thường, hỗ trợ và cấp đất tái định cư dự án khu đô thị du
lịch Hoàng Long.
T.LỘC
phạm hành chính trong lĩnh
vực đất đai không quy định
việc xử phạt. Do đó, Bình
Chánh áp dụng quy định tại
Nghị định 102/2014 về xử
phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực đất đai để
xử lý. Hành vi được huyện
Bình Chánh áp dụng xử phạt
là tự ý chuyển mục đích sử
dụng đất và yêu cầu khắc
phục hiện trạng ban đầu.
Ông Tài cũng thông tin
thêm, tại Bình Chánh còn
phổ biến tình trạng người
dân vẫn xin giấy phép xây
dựng nhưng xây sai với các
nội dung trong giấy phép. Đa
phần là xây sai ranh, khoảng
lùi, kiến trúc mặt ngoài (như
trổ nhiều cửa) và hiện rất khó
xử lý. “Việc này rất dễ dẫn
đến tình trạng biến tướng
thành nhà xưởng hay một
giấy phép xây nhiều căn nhà
rồi đồng sử dụng” - ông Tài
cho hay.
Tương tự, huyện Cần Giờ
cũng yêu cầu phải có giấy
phép xây dựng khi xây dựng
định của pháp luật, đúng ra
phải căn cứ theo quy hoạch
chi tiết 1/500. “Nếu yêu cầu
như vậy thì trước giờ huyện
CPXD đều sai hết vì huyện
Cần Giờ có rất ít đồ án quy
hoạch 1/500, chủ yếu đang
dừng lại ở đồ án quy hoạch
phân khu 1/2000” - ông
Triển nói.
Trước đó,
Pháp Luật
TP.HCM
cũng từng phản
ánh về vướng mắc này tại
các huyện ngoại thành. Theo
đó, ngoài Bình Chánh, Cần
Giờ thì Hóc Môn, Nhà Bè,
Củ Chi cũng căn cứ vào quy
hoạch 1/2000 để CPXD với
nhà ở riêng lẻ ở nông thôn.
Khi xảy ra vi phạm thì cũng
xử lý như công trình nhà ở
tại đô thị.
Sở Xây dựng sẽ
tiếp tục rà soát
Theo ông Tống Đức Tiến,
“Trong trường hợp
các huyện chưa có
quy hoạch điểmdân
cư nông thôn thì sẽ
phải khẩn trương lập
và trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt để
làm cơ sở quản lý trật
tự xây dựng.”
Ông
Trần Trọng Tuấn
,
GĐ Sở Xây dựng TP.HCM
TP.HCM: Rối việc cấp phép
xây dựng nhà ở nông thôn
Nămhuyện ngoại thành là Bình Chánh, HócMôn, Củ Chi, Nhà Bè, CầnGiờ,
mỗi nơi đang có cách làmkhác nhau.
Phó chủ tịchTPNhaTrangbị khởi tố
Ông Lê Huy Toàn bị khởi tố vì liên quan trong bồi thường, tái định cư tại dự án khu đô thị Hoàng Long.
Theo báo cáo của Sở Xây dựng, tính đến thời điểm này,
toàn TP có gần 3.000 trường hợp vi phạm xây dựng. Trong
đó, xây dựng sai phép và không phép là hơn 2.000 trường
hợp; tập trung tại các quận 9, 12, Bình Tân, Thủ Đức, Gò
Vấp, Bình Thạnh.
ÔngNguyễn Văn Tài, Phó Chủ tịchUBND
huyện Bình Chánh: Việc CPXDnhà ở riêng lẻ
ở nông thôn tại huyện hiện đang gặp
nhiều vướngmắc. Ảnh: VIỆTHOA
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook