277-2018 - page 10

10
Bạn đọc -
ThứNăm29-11-2018
Do bà Nhơn thường
xuyên đau ốm, phải
nằm viện, chi phí rất
cao nên gia đình bà
có nguyện vọng được
tiếp tục hưởng BHYT
và trợ cấp như trước
đây nhưng chưa
được giải quyết.
Điêu đứng vì mất
bảo hiểm y tế
Vì bệnh tật, gia đình phải bán nhà để trả nợ nhưng vẫn không đủ
chi phí thuốc men.
HÒABÌNH
B
áo
Pháp Luật TP.HCM
nhận được đơn khẩn cầu
từ con trai của bà Trần
Thị Nhơn, hộ khẩu tại đường
Cống Hộp Rạch Bùng Binh,
phường 9, quận 3, TP.HCM,
hiện đang sống tại nhà không
số ở xã Phú Xuân, huyện Nhà
Bè, TP.HCM.
Theo ông Trần Văn Trung,
bà Nhơn - mẹ ông nămnay đã
90 tuổi. Bà già yếu và mang
trong người chứng bệnh suy
tim, đái tháo đường. Thời gian
trước bà bị ngã gãy xương
đùi, hiện không đi đứng
được, không tự vệ sinh, ăn
uống được.
Ông là con trai duy nhất
của bà hiện cũng đã 52 tuổi,
công việc không ổn định,
từng bị tai nạn giao thông gãy
chân nên nhìn
dáng người
to cao nhưng
đi đứng khó
khăn, bị tiểu
đường.Vợông
Trung cũng
đangmắc căn
bệnh ung thư
nhưng không
đủ khả năng
chạy chữa, ăn
uống cũng thiếu thốn. Gia
cảnh khó khăn, thu nhập
không ổn định nhưng ông
Trung vẫn phải chạy xe ôm
lo tiền thuốc men cho mẹ già
hàng chục triệu đồng.
Thời gian sinh sốngởđường
Cống Hộp Rạch Bùng Binh,
bàNhơn nhiều nămđược nhận
bảohiểmy tế (BHYT) vớimức
chi trả 100%, hằng tháng còn
được hưởng trợ cấp 570.000
đồng cho người già yếu neo
đơn do địa phương cấp.
Tuy nhiên, hơn ba nămnay,
khi gia đình bà
phảibánnhàđể
trảtiềnviệnphí,
chuyểnvềNhà
Bè sinh sống
thì bà không
còn được nhận
khoản trợ cấp
này nữa.
Dù đã mua
B H Y T t ự
nguyện được
chi trả 80% nhưng con bà
Nhơn vẫn phải trả thêm vài
chục triệu đồng thuốc men,
viện phí trong ba năm qua.
Do bà Nhơn thường xuyên
đau ốm, phải nằm viện, chi
phí rất cao nên gia đình bà
có nguyện vọng được tiếp
tục hưởng BHYT và trợ cấp
như trước đây nhưng chưa
được giải quyết.
Trả lời về trường hợp này,
ông Phạm Xuân Thanh,
Trưởng phòng LĐ-TB&XH
quận 3, cho biết: Bà Nhơn
được hưởng BHYT theo diện
người già neo đơn thuộc hộ
nghèo từ tháng 5-2009 đến
hết tháng 12-2016. Bà được
hưởng trợ cấp 570.000 đồng/
tháng từ ngày 1-1-2014 đến
hết tháng 12-2016.
Sau này, căn cứ theo hướng
dẫn tại Nghị định 136/2013
quy định chính sách trợ giúp
xã hội đối với đối tượng
được bảo trợ xã hội; Quyết
định số 58/2015/QĐ-UBND
về việc ban hành chuẩn hộ
nghèo, hộ cận nghèo TP áp
dụng cho giai đoạn 2016-
2020; Hướng dẫn số 188/
HD-BCĐCCTGNBV ngày
10-11-2016 của Ban chỉ đạo
chương trình giảm nghèo
bền vững thì bà Nhơn không
còn được hưởng các chế độ
trên do không còn nằm trong
diện trợ cấp.
Tuy nhiên, bà vẫn có thể
được hưởng BHYT và trợ
cấp xã hội theo Nghị định
136/2013 và Nghị định
28/2012 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Người khuyết
tật. Bà đã chuyển về cư ngụ
tại huyện Nhà Bè nên bà cần
liên hệ với địa phương này
để được xem xét hỗ trợ.
Liên hệ với Phòng LĐ-
TB&XH huyện Nhà Bè,
chúng tôi được chuyên viên
của phòng cho biết phòng
đang phối hợp với quận 3
làm thủ tục, hướng dẫn gia
đình bà Nhơn làm hồ sơ theo
diện hưởng 100% BHYT và
trợ cấp cho người khuyết tật.
Việc bà Nhơn muốn xin
hưởng BHYT và trợ cấp theo
diện người già neo đơn thuộc
hộ nghèo như trước ngày 30-
12-2016 sẽ không thực hiện
được bởi bà Nhơn và gia đình
không còn đủ điều kiện.•
Gia cảnh bàNhơn đang gặp khó khăn, cần được hỗ trợ. Ảnh: HÒA BÌNH
Chưa xuất trình thẻ BHYT khi
cấp cứu có được thanh toán?
Tôi là học sinh Trường THPT Kon Tum, một lần
đến nhà bạn chơi tôi bị tai nạn giao thông và được
đưa vào cấp cứu tại bệnh viện đa khoa tỉnh. Sau đó
về luôn trong ngày nên chưa kịp trình thẻ bảo hiểm y
tế (BHYT). Vậy tôi có được thanh toán BHYT không?
Bạn đọc
Nguyễn Mai Anh
(Kon Tum)
Bảo hiểm xã hội TP.HCM
trả lời: Để đảm bảo
quyền lợi BHYT của các trường hợp người tham
gia BHYT vào viện cấp cứu nhưng được ra viện
ngay trong ngày hoặc chuyển tuyến hoặc tử vong
sau vài giờ nên chưa kịp xuất trình thẻ BHYT trước
khi ra viện, cơ sở khám chữa bệnh chỉ tạm thu tiền
viện phí và hẹn người bệnh (hoặc người nhà, người
giám hộ) mang thẻ BHYT đến để giải quyết quyền
lợi BHYT theo quy định. Nội dung nêu trên được
hướng dẫn tại Công văn số 5388/BHXH-CSYT
ngày 30-12-2015 của BHXH Việt Nam.
Do đó, trường hợp của bạn vẫn được thanh toán
lại BHYT. Đề nghị bạn mang thẻ BHYT đến bệnh
viện để được giải quyết quyền lợi BHYT.
Khám ở nơi không khám bệnh
ban đầu có được hưởng BHYT?
Em tôi có thẻ BHYT học sinh, sinh viên và đăng
ký khám chữa bệnh (KCB) ban đầu tại BV đa khoa
huyện Gia Lâm, Hà Nội. Khi xuống thăm gia đình
tôi ở Hải Phòng, em tôi bị bệnh nên đến khám tại
BV quận Đồ Sơn, Hải Phòng. Do vượt quá khả
năng chuyên môn nên được nơi đây chuyển lên
bệnh viện chuyên khoa phục hồi chức năng của
tỉnh. Vậy em tôi có được hưởng chế độ KCB đúng
tuyến nữa hay không?
Bạn đọc
Bùi Văn Vinh
(Hải Phòng)
Bảo hiểm xã hội TP.HCM
trả lời: Người bệnh
đến KCB tại cơ sở KCB không phải là cơ sở KCB
BHYT ban đầu, sau đó được chuyển tiếp đến cơ sở
KCB khác thì chỉ cần giấy chuyển tuyến của cơ sở
nơi trực tiếp chuyển người bệnh đi để được hưởng
chế độ BHYT. Nội dung này được quy định tại Điều
12 Thông tư số 40/2015/TT-BYT.
Do bệnh của em bạn vượt quá khả năng chuyên
môn của tuyến dưới, được chuyển lên tuyến trên nên
vẫn được hưởng đầy đủ chế độ BHYT theo phạm vi
quyền lợi được hưởng và mức hưởng BHYT.
NGUYỄN CHÂU
Cơ quan trả lời
Tôi bị mất giấy phép lái xe và giấy
chứng nhận đăng ký xe. Giờ muốn làm lại hai loại giấy tờ
này thì tôi phải liên hệ ở đâu, thủ tục thế nào?
Bạn đọc
Vanminhdotran@...
Luật sư
Trịnh Ngọc Hoàn Vũ
,
Đoàn Luật sư TP.HCM
,
trả lời: Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 31 Thông
tư 12/2017/TT-BGTVT thì:
Sở GTVT tiếp nhận, xử lý thông tin đổi giấy phép lái
xe, cấp lại giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng do Tổng
cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở GTVT khác chuyển đến;
tổ chức cấp mới, cấp lại giấy phép lái xe bị mất và đổi
giấy phép lái xe cho người lái xe có nhu cầu.
Như vậy, bạn có thể đến bất kỳ Sở GTVT nào để làm
thủ tục xin cấp lại giấy phép lái xe. Tức là việc cấp giấy
phép lái xe sẽ không phụ thuộc vào nơi bạn có hộ khẩu
hay phụ thuộc vào nơi bạn được cấp bằng trước đó.
Về việc cấp lại giấy đăng ký xe máy:
Căn cứ Điều 9 và Điều 15 Thông tư 15/2014/TT-BCA,
trình tự, thủ tục cấp lại giấy đăng ký xe bị mất: Chủ xe
đến Phòng CSGT Công an huyện, tỉnh, TP thuộc trung
ương nơi đã cấp giấy đăng ký xe bị mất xuất trình một
trong những giấy cần thiết.
Nếu là cá nhân:
- Giấy CMND, nếu CMND hoặc nơi thường trú ghi
trong CMND không phù hợp với nơi đăng ký thường trú
ghi trong giấy khai đăng ký xe thì xuất trình sổ hộ khẩu.
- Giấy giới thiệu của thủ trưởng cơ quan, đơn vị công
tác, kèm theo giấy chứng minh công an hoặc quân đội;
nếu không thì phải có giấy xác nhận của thủ trưởng cơ
quan, đơn vị công tác.
- Thẻ học viên, sinh viên học theo hệ tập trung từ hai
năm trở lên của các trường trung cấp, CĐ, ĐH, học viện;
giấy giới thiệu của trường.
Nếu là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, sinh sống,
làm việc tại Việt Nam: Xuất trình sổ tạm trú hoặc sổ hộ
khẩu và hộ chiếu (còn giá trị sử dụng) hoặc giấy tờ khác
có giá trị thay hộ chiếu.
Nếu là cơ quan, tổ chức:
- Người đến đăng ký xe xuất trình CMND kèm theo
giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức.
- Doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100%
vốn nước ngoài, văn phòng đại diện, doanh nghiệp nước
ngoài trúng thầu tại Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ,
xuất trình CMND của người đến đăng ký xe và nộp giấy
giới thiệu; trường hợp tổ chức đó không có giấy giới thiệu
thì phải có giấy giới thiệu của cơ quan quản lý cấp trên.
Chủ xe tự khai giấy khai đăng ký xe theo mẫu.
LÊ HUY
ghi
Xin cấp lại giấy phép lái xe ởđâu?
Người dân có thể đến bất kỳ Sở GTVT nào để làm thủ tục xin cấp lại giấy phép lái xe.
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook