277-2018 - page 12

12
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, Trưởng Ban
Chỉ đạo quốc gia chương trình sữa học đường, vừa có
công văn gửi UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương
về việc tăng cường triển khai chương trình sữa học đường.
Theo
vov.vn,
Bộ Y tế cho biết ở nước ta, hiện tỉ lệ suy
dinh dưỡng thể thấp còi vẫn còn cao (chiếm 23,8%),
ảnh hưởng đến tầm vóc, thể lực của người Việt Nam khi
trưởng thành. Cá biệt vẫn còn nhiều tỉnh có tỉ lệ suy dinh
dưỡng thấp còi trên 30%, thậm chí một số tỉnh tỉ lệ này
còn cao khoảng 35%.
Trước đó, Bộ Y tế đã có Công văn số 7125 gửi UBND
các tỉnh, TP đề nghị chỉ đạo xây dựng và triển khai
“Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình sữa học
đường” của địa phương và định kỳ báo cáo về Bộ Y tế
theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên,
đến nay nhiều địa phương chưa xây dựng kế hoạch hành
động. Trong số các tỉnh có kế hoạch triển khai cũng chỉ
có một số địa phương gửi báo cáo về Bộ Y tế.
Để triển khai thực hiện các chỉ tiêu của chương trình
sữa học đường và thực hiện các chỉ tiêu về cải thiện tầm
vóc, thể lực người Việt Nam, Bộ Y tế đề nghị UBND
các tỉnh TP thành lập Ban chỉ đạo chương trình sữa học
đường tại địa phương do lãnh đạo UBND tỉnh/TP là
trưởng ban, phó trưởng ban thường trực là lãnh đạo Sở
Y tế, ủy viên là các sở, ngành, đơn vị liên quan; khẩn
trương xây dựng kế hoạch hành động triển khai chương
trình sữa học đường tại địa phương và ban hành văn
bản chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị triển khai kế hoạch
hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của địa
phương.
Đồng thời giao Sở Y tế làm đầu mối, phối hợp cùng
các sở, ngành liên quan triển khai. Theo Bộ Y tế, kế
hoạch hành động cần cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu,
nhiệm vụ và giải pháp của tỉnh, phù hợp với tình hình
thực tiễn của người dân, điều kiện kinh tế-xã hội của địa
phương cũng như các nội dung cần ưu tiên trong lĩnh
vực dinh dưỡng. Tùy tình hình thực tế, các địa phương
có thể triển khai thí điểm hoặc toàn tỉnh; chú ý ưu tiên
vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trẻ
em có hoàn cảnh khó khăn và các khu vực có nhiều trẻ
em suy dinh dưỡng.
Sản phẩm dùng trong chương trình sữa học đường phải
sử dụng nguyên liệu đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về sữa tươi nguyên liệu theo Thông tư số 29/2017/TT-
BNNPTNT ngày 29-12-2017 của Bộ NN&PTNT.
Nguyên liệu sữa tươi này khi sản xuất thành sản phẩm
sữa học đường phải đạt yêu cầu theo quy định tại Quyết
định số 5450/QĐ-BYT ngày 28-9-2016 của Bộ Y tế.
PV
QUỲNHTRANG
T
ọa đàm
Không gian di
sản - Bảo vệ và phát huy
giá trị các công trình
kiến trúc, lịch sử, văn hóa
tại TP.HCM
vào ngày 17-
11 cùng một hội thảo khoa
học trước đó về
Phát triển
du lịch di sản văn hóa trên
địa bàn TP.HCM
đã bày ra
những mối quan tâm về di
sản của TP.HCM.
Luyến tiếc những
biệt thự phố
Tọa đàm
Không gian di
sản - Bảo vệ và phát huy giá
trị các công trình kiến trúc,
lịch sử, văn hóa tại TP.HCM
vào ngày 27-11 đã đưa ra câu
chuyện bảo tồn và trùng tu biệt
thự Võ Văn Tần (The Villa,
110-112 Võ Văn Tần, quận
3, TP.HCM). Khi nghe câu
chuyện bảo tồn biệt thự Võ
Văn Tần từ êkíp trùng tu, rất
nhiều nhà nghiên cứu, kiến
trúc sư, chuyên gia văn hóa…
đã luyến tiếc bao nhiêu dãy
nhà cổ, biệt thự cổ của Sài
Gòn đã biến mất vĩnh viễn.
Theo một thống kê từ Sở
QH-KT TP.HCM thì TP có
1.227 biệt thự xây trước năm
1975. Khu vực tập trung
nhiều biệt thự nhất là quận
1 và 3 với các trục đường
Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn
Du, Võ Thị Sáu, Tú Xương,
căn giờ chỉ còn khoảng 20,
đường Lê Quý Đôn và Mạc
Đĩnh Chi chỉ còn sáu trong
tổng số 20 căn…
Hai năm dùng dằng
vẫn phá bỏ
Giới chuyên gia kiến trúc,
văn hóa, lịch sử gắn bó với di
sản Sài Gòn đã rất luyến tiếc
căn biệt thự 237 Nơ Trang
Long (quận Bình Thạnh).
Ngôi biệt thự này từng thu
hút sự quan tâm của dư luận
với tuổi đời 100 năm cùng
kiến trúc độc đáo. Căn biệt
thự này được một người ở
Bình Dương mua lại và chủ
mới quyết định phá bỏ. Tuy
nhiên, căn biệt thự rơi vào
tình trạng nửa bỏ nửa giữ khi
chủ mới phá bỏ và bị phản
ứng của các nhà nghiên cứu
rằng đây là công trình cần
bảo tồn. Sau hai năm dùng
dằng, tháng 10 vừa qua, biệt
thự đã được san ủi phẳng.
Những viên gạch từ biệt thự
được bán với giá vài ngàn
đồng, đầu cột biệt thự được
bán khoảng 1 triệu đồng/cái.
Một điều đáng lưu ý: Biệt thự
này được ủi phẳng từ sau khi
UBND TP.HCM ban hành
quy định về tiêu chí đánh
giá và phân loại biệt thự cũ
trên địa bàn TP. Biệt thự Nơ
Trang Long rơi vào nhóm 3,
nhóm không cần bảo tồn, gia
chủ có quyền phá bỏ.
Biệt thựNơTrang Long chỉ
là một ví dụ gần nhất, trước
đó hàng loạt biệt thự đã ra đi
như biệt thự 12 Lý Tự Trọng,
biệt thự 12 Lê Duẩn, biệt
thự 6C Tú Xương… Tất cả
đều chỉ còn là những bãi đất
trống sử dụng tạm với mục
đích khác, để mai này ở đó
mọc lên những cao ốc mới.
Và hiện tại, ngay cả những
biệt thự, dãy phố còn sót lại
vẫn trong tình trạng trùng tu
thì không có điều kiện mà
gỡ bỏ thì không xong. “Hầu
hết các biệt thự, nhà cổ tại
TP.HCM lẫn Việt Nam rơi
vào tình trạng trải qua nhiều
chủ. Những chủ nhân mới
của nhà hoặc phá hủy, hoặc
thay đổi chức năng công
trình, vài biệt thự duy trì
một phần chức năng nhà ở;
có biệt thự chia năm xẻ bảy
cho con cháu…nên việc duy
trì, bảo quản rất khó. Vì thế
vốn tài sản vật chất lẫn tinh
thần là biệt thự, dinh thự có
tuổi đời tại TP.HCM ngày
càng mất đi” - TS Nguyễn
Thị Hậu, Tổng Thư ký Hội
Khoa học lịch sử TP.HCM,
cho biết.•
Hành lang pháp lý
về phân loại biệt thự
gặp ý kiến trái chiều
Để tạo một hành lang cho
việc bảo tồn và phát huy hiệu
quả các biệt thự cổ tại TP.HCM,
tháng9 vừaqua, UBNDTP.HCM
đãbanhànhquyđịnhvềtiêuchí
đánh giá và phân loại biệt thự
cũ trên địa bàn TP. Tuy nhiên,
thựctếviệcđưaraphânloạinày
cũngđanggặpnhiềuý kiến trái
chiều.Bởicáivướngcủacácbiệt
thự cũ chính là việc duy tu, tôn
tạo quá tốn kém; thủ tục cũng
không dễ dàng…
Tiêu điểm
Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Điện
Biên Phủ, Võ Văn Tần,
Nguyễn Đình Chiểu, Trần
Quốc Thảo, Lê Quý Đôn,
Trương Định, Hàn Thuyên,
Pasteur, Ngô Thời Nhiệm, Bà
Huyện Thanh Quan, Nguyễn
Thị Minh Khai...
Các trục đường này trong
quy hoạch đô thị từ thời Pháp
là đặc trưng kiến trúc ô phố
với biệt thự, trường học, nhà
thờ… có không gian riêng
biệt. Các con hẻm ở các ô
Biệt thự Nơ Trang
Long chỉ là một ví
dụ gần nhất, trước
đó hàng loạt biệt thự
đã ra đi như biệt thự
12 Lý Tự Trọng, biệt
thự 12 Lê Duẩn, biệt
thự 6C Tú Xương…
phố này cũng vuông vắn, lối
vào rộng rãi cho ô tô. Trên
các trục đường này có hơn
600 biệt thự, trong đó nhiều
biệt thự từ trước năm 1955 và
trước năm 1975. Tuy nhiên,
trong khảo sát mới nhất của
Trung tâm Nghiên cứu kiến
trúc (Sở QH-KT TP.HCM)
thì gần phân nửa số biệt thự
cũ khu vực này đã biến mất.
Trục Nguyễn Đình Chiểu
từng có 53 căn hiện chỉ còn
24 căn, trục Hai Bà Trưng 40
Đời sống xã hội -
ThứNăm29-11-2018
Hàng trăm biệt thự cổ
sống dở chết dở
Hàng trăm
biệt thự cổ,
nhà cổ của
Sài Gòn đang
dần biếnmất
trước làn
sóng kinh tế
đô thị.
Rất nhiều biệt thự ở TP.HCM được sử dụng
làmcông sở, theo tôi, vai trò của chính quyền
không chỉ là quản lýmà còn là thực hiện công
tác bảo tồndi sảnđô thị ngay từ công sản nhà
nước đang sử dụng. Tuy nhiên, nguồn vốn
trùng tu, tôn tạo và bảo tồn vẫn là vấn đề lớn.
Và chính vì công sở nên mức độ hoạt động
cao, đây cũng là trở ngại chomột không gian
trùng tu. Nên chăng những công trình biệt
thự có giá trị di sản đô thị đang sử dụng làm
công sở không phù hợp thì chúng ta chuyển
sang sở hữu tư nhân, nhất là bán cho các đơn
vị khai thác du lịch. Kèm theo đó là điều kiện
người mua phải trùng tu, bảo tồn, bảo vệ di
sản… với công năng mới, trong đó khuyến
khích sử dụng cho mục đích văn hóa. Bất cứ
đô thị mới nào cũng được quy hoạch không
gian dành cho biệt thự, vậy tại sao trong các
lõi đô thị cũ lại không thể giữ gìn những cảnh
quan này? Bảo tồn cảnh quan đô thị trong hệ
thống kiến trúc cổ còn là dấu chỉ về giá trị lịch
sử của đô thị cần có.
TS
NGUYỄN THỊ HẬU
,
Tổng Thư ký
Hội Khoa học lịch sử TP.HCM
Tư hữu hóa những biệt thự công sở
Khu nhà bốnmặt tiền: TrầnHưngĐạo, Ký Con, Yersin và Lê Thị HồngGấmcủa ôngNguyễn VănHảo
tại quận 1 xuống cấp trầmtrọng. Ảnh: QUỲNHTRANG
Bộ Y tế chỉ đạo khẩn trương triển khai chương trình sữa học đường
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook