277-2018 - page 8

8
Đô thị -
ThứNăm29-11-2018
TR.PHƯƠNG-VIẾT LONG
-NGHĨANHÂN
Chúng tôi đảm bảo cung
cấp than theo hợp đồng
đã ký, thậm chí còn vượt
kế hoạch ký trước đó” - ông
Nguyễn Hoàng Trung, Phó
Tổng Giám đốc TKV, khẳng
định như trên tại cuộc họp
báo do Vinacomin tổ chức
chiều 28-11.
Do phát điện tăng cao
Trước đó
Pháp Luật TP.HCM
đã phản ánh thông tin Nhà máy
nhiệt điệnQuảngNinh có thể sẽ
dừng sản xuất vì tình trạng khan
hiếm than qua bài báo
“Nhiều
nhà máy nhiệt điện đóng cửa
vì lo thiếu than”
(ngày 24-11).
Theo đó, từ ngày 17-11, nhiệt
điện Quảng Ninh đã phải dừng
hai tổ máy số 1 và số 2 để đảm
bảo đủ than duy trì hai tổ máy
còn lại. Trong khi đó, các nhà
máy nhiệt điện Hải Phòng và
Thái Bình cũng trong tình trạng
cạn kiệt nguồn than. Các nhà
máy này đều thuộc Tập đoàn
Điện lực Việt Nam (EVN).
Đáp lại thông tin trên, ông
Nguyễn Hoàng Trung cho biết
tập đoàn đã cung cấp đủ 2,6
triệu tấn than cho nhiệt điện
Quảng Ninh theo hợp đồng đã
ký năm 2018, thậm chí vượt kế
hoạch trong hợp đồng. Riêng
phần tăng thêm, TKV và EVN
đã bàn bạc thống nhất và sẽ cấp
thêm cho nhà máy này khoảng
30.000 tấn than trong vài ngày
cuối tháng 11 và 200.000 tấn
than trong tháng 12 tới.
Ông Trung cũng khẳng định
không có chuyện nhiệt điện
Quảng Ninh dừng hoạt động
vì thiếu than. Thực tế, nhà máy
giảm phát các tổ máy tùy theo
tình hình huy động điện.
Ông Trung cho biết TKV
đặt ra kế hoạch năm 2018 với
sản lượng tiêu thụ than là 36
triệu tấn, trong đó than cung
cấp cho sản xuất điện là 26,5
triệu tấn. Tuy nhiên, thực tế
nhu cầu tiêu thụ than năm 2018
tăng cao. Nguyên nhân chính
xuất phát từ các nhà máy nhiệt
điện than phát hết công suất,
trong khi thủy điện và nhiệt
điện khí giảm.
Không ký hợp đồng
dài hạn
Một điểm đáng chú ý được
ông Trung chỉ ra là một số nhà
máy nhiệt điện than, trong đó
có nhiệt điện Quảng Ninh bị
thiếu than bởi không ký hợp
đồng dài hạn với các đơn vị
của TKV. Từ đó TKV chưa có
cơ sở để cân đối nhu cầu của
nhà máy trong dài hạn để chủ
động điều hành sản xuất đảm
bảo tăng sản lượng theo yêu
cầu. “Thời gian tới hai bên cần
phải thống nhất ký hợp đồng
cung cấp than dài hạn để chủ
động về nguồn cung cho nhà
máy cũng như chủ động việc
bố trí sản xuất, đầu tư của
TKV” - ông Trung nói.
Về tình hình cung ứng than
cho năm 2019, lãnh đạo TKV
cho biết nhu cầu tiêu thụ than
trong nước năm 2019 đối với
nguồn than do TKV cung cấp
sẽ tiếp tục tăng cao. TKV tính
toán sản lượng khai thác và
nhập khẩu sẽ đáp ứng cung
cấp cho các hộ tiêu thụ.
Tuy vậy, lãnh đạo TKV cũng
lo ngại các nhà máy nhiệt điện
có thể thay đổi sản lượng tiêu
thụ than. Vị này cho rằng nhu
cầu than cho sản xuất điện thời
gian qua biến động rất lớn và
phụ thuộc rất nhiều vào việc
huy động các nhà máy nhiệt
điện chạy than.
Nhiều người ví von các dự án
nhiệt điện ở cạnh mỏ than vẫn
thiếu than? Ông Trung chia sẻ
các đơn vị này ở cạnh nguồn
than nên việc vận chuyển than
rất thuận tiện và họ thường
chỉ ký hợp đồng với mỏ gần
đó và nghĩ rằng đủ cung cấp
cho nhà máy. Tuy nhiên, khi
nhu cầu phát điện tăng cao, họ
khó huy động được nguồn từ
nơi khác. Thêm vào đó, công
nghệ của các nhà máy nhiệt
điện tại đây chỉ phù hợp với
loại than ở Quảng Ninh, khi
nhu cầu tăng sẽ dẫn đến bị
động nguồn cung.
Dứt khoát không để
thiếu điện do cung
ứng than
Ngày 28-11, Phó Thủ tướng
TrịnhĐìnhDũngđã có cuộc họp
với các bộ, ngành, EVN, TKV
để nghe báo cáo về tình hình
cung cấp than cho nhiệt điện.
Theo đó, từ đầu năm các nhà
máy nhiệt điện than của EVN
đã ký hợp đồng mua bán than
với TKV và Tổng Công ty
Đông Bắc với tổng khối lượng
là 23 triệu tấn. Đến thời điểm
hiện tại, TKV và Tổng Công
ty Đông Bắc đã cung cấp được
tổng cộng 20,46 triệu tấn, bằng
89%khối lượng theo hợp đồng.
Trong hai tháng qua, tình hình
cấp than cho các nhà máy điện
của EVN không đảm bảo nhu
cầu vận hành.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình
Dũng cho rằng trên cơ sở hợp
đồng đã ký kết, dứt khoát không
để thiếu điện vì lý do cung ứng
than. Qua đó, Phó Thủ tướng
yêu cầu EVNvàTKVthực hiện
các giải pháp để đảm bảo cung
ứng đủ than cho sản xuất điện
ổn định trong những tháng cuối
năm2018. Đây là thời gian huy
động nguồn điện than ở mức
cao và chuẩn bị các tình huống
năm 2019. •
- Ngày 23-11, TKV đã có công văn gửi EVN về việc điều chỉnh
giá bán than cho sản xuất điện. Theo đó, từ ngày 5-12-2018,
giá bán than cho điện tăng khoảng 2,3%-5,8%.
- Bộ Công Thương cũng đã có văn bản hỏa tốc gửi TKV và
Tổng Công ty Đông Bắc, yêu cầu hai đơn vị này điều hành sản
xuất và cung cấp than linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị
trường và nhu cầu của các hộ tiêu thụ; đa dạng hóa phương
thức sàng tuyển, chế biến, pha trộn than nhằm sản xuất các
loại than phù hợp với nhu cầu sử dụng của các đơn vị, nhất là
than cho sản xuất điện.
“Nhu cầu tiêu thụ
than năm 2018 tăng
cao, nguyên nhân
xuất phát từ các nhà
máy nhiệt điện than
phát hết công suất,
trong khi thủy điện và
nhiệt điện khí giảm.”
Ông
Nguyễn Hoàng Trung
,
Phó Tổng Giám đốc TKV
Đà Nẵng muốn trả hơn 1.200 tỉ
chuộc lại sân Chi Lăng
(PL)- Ngày 28-11, ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ
tịch UBND TP Đà Nẵng, ký văn bản gửi Thủ tướng
Chính phủ về việc xử lý sân vận động Chi Lăng.
Gửi kèm theo đó là báo cáo cũng do ông Huỳnh
Đức Thơ, Trưởng Ban chỉ đạo Thi hành án (THA)
dân sự TP Đà Nẵng, ký cho hay trong quá trình triển
khai bản án hình sự vụ án Phạm Công Danh và đồng
phạm đối với phần nghĩa vụ dân sự liên quan quyền
sử dụng đất (QSDĐ) tại khu phức hợp sân Chi Lăng,
cơ quan THA dân sự TP Đà Nẵng đã gặp phải nhiều
khó khăn, vướng mắc.
Cụ thể, 10 giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản gắn liền với đất tại sân Chi Lăng
đều được cấp thời hạn sử dụng lâu dài. Theo Luật
Đất đai thì sân Chi Lăng thuộc diện đất thương mại,
được cấp đất có thời hạn.
Ngoài ra, nhiều hộ dân, cơ sở kinh doanh chưa
đồng ý với phương án thu hồi của TP và chưa bàn
giao mặt bằng. Khu đất sân Chi Lăng cũng chưa có
phê duyệt quy hoạch tổng mặt bằng để xây dựng
theo mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Chủ trương trước đây của TP là di dời sân Chi
Lăng ra khỏi TP để dành quỹ đất phục vụ phát triển
kinh tế-xã hội, công cộng,… Tuy nhiên, sân Chi
Lăng không chỉ đơn thuần là địa điểm phục vụ thể
thao mà còn là một công trình có ý nghĩa lịch sử,
văn hóa quan trọng. Chính vì vậy, nhân dân Đà
Nẵng đã nhiều lần kiến nghị chính quyền TP bằng
mọi cách giữ lại khu đất này.
Theo đó, UBND TP kiến nghị Thủ tướng cho
phép TP được giữ lại toàn bộ diện tích sân Chi Lăng
thông qua THA bằng cách tự nguyện, thỏa thuận với
bên được THA.
TP sẽ chuyển trả toàn bộ tiền sử dụng đất mà các
doanh nghiệp thực nộp vào ngân sách khi được giao
khu đất này để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán của
người sử dụng đất có đất đang bị thế chấp. Số tiền
này là 1.251 tỉ đồng.
TẤN VIỆT
Cần Thơ: Đường sá thiếu tiền duy tu,
sửa chữa
(PL)- HĐND TP Cần Thơ vừa tổ chức buổi giám
sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị, phản ánh của
cử tri và việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của
người dân.
Tại buổi họp, Phó Giám đốc phụ trách Sở GTVT
TP Cần Thơ Lê Tiến Dũng cho biết từ tháng 12-
2017 đến tháng 11-2018, có 94 vụ tai nạn giao thông
(TNGT) xảy ra trên địa bàn TP, tăng chín vụ so với
cùng kỳ năm 2017. Ngoài ra, công tác duy tu, sửa
chữa đường sá cũng gặp khó khăn do thiếu kinh phí.
Theo ông Dũng, nguyên nhân các vụ TNGT chủ
yếu do người điều khiển phương tiện chủ quan,
không tuân thủ tốc độ, đi sai làn đường, say xỉn...
Về vấn đề duy tu, sửa chữa đường sá, ông Dũng
cho biết: “Hiện toàn TP có khoảng 3.000 km đường
giao thông, trong đó có 160 km đường tỉnh do TP
quản lý. Tuy nhiên, nguồn kinh phí hằng năm trung
ương phân bổ chỉ khoảng 30 tỉ đồng, không đủ để
duy tu, sửa chữa 160 km đường này”.
Bà Đặng Thị Anh Đào, Trưởng ban Kinh tế-Ngân
sách (HĐND TP Cần Thơ), cho rằng: “Sở nên lập
dự toán cụ thể là mình sửa chữa cái gì, sửa chữa
bao nhiêu, thiếu hụt bao nhiêu và ngân sách của địa
phương bao nhiêu để báo cáo”.
Theo bà Đào: Kế hoạch về kinh phí theo nhu cầu
thực tiễn để làm đường sá tăng hằng năm. Vậy việc
đầu tư các dự án mới và việc sử dụng quỹ bảo trì
đường bộ từ trung ương cấp về địa phương được Sở
sử dụng cụ thể như thế nào, thiếu bao nhiêu Sở có
phản ánh hay không?
Bà Đào cho rằng đường đưa vào sử dụng mà
không bảo trì, sửa chữa thì sẽ xuống cấp, khi ấy
kinh phí bỏ ra còn nhiều hơn. Do đó, Sở GTVT
cần lập kế hoạch dự toán các nguồn ngân sách sửa
chữa, duy tu đường bộ. “Từ trước đến giờ, Ban
Kinh tế-Ngân sách chưa nhận được báo cáo nào
về vấn đề thiếu vốn đầu tư cho giao thông. Sở cần
phải có báo cáo về Ban để có hướng giải quyết
nguồn vốn” - bà Đào nói.
CẨM GIANG
Tiêu điểm
EVNđềxuấtChínhphủchophép
EVNchủđộngmua4triệutấnthan
antraxit từ các nguồn than hợp
pháp trong nước và nhập khẩu
thôngqua tổchứcđấu thầu rộng
rãi trong nước và quốc tế. Đồng
thời chophép EVNhạch toán chi
phí mua điện từ các nhà máy có
sử dụng than nhập khẩu vào giá
thành sản xuất và mua điện của
EVN để điều chỉnh giá điện năm
2019 và các năm tiếp theo.
Lãnh đạo TKV cho rằng
không có chuyện thiếu than ở
Nhàmáy nhiệt điệnQuảngNinh.
Ảnh: ĐỖHOÀNG
Phó Thủ tướng: Phải cung
ứngđủ than chonhiệt điện
Tập đoàn Công nghiệpThan-Khoáng sản Việt Nam (TKV) khẳng định
không có chuyện nhàmáy nhiệt điện than dừng hoạt động vì thiếu than.
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook