277-2018 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm29-11-2018
PHƯƠNG LOAN
C
hiều qua, 28-11, phiên tòa xử
vụ gây thất thoát 3.608 tỉ đồng
tại Ngân hàng Đông Á (DAB)
gồm 26 bị cáo bắt đầu vào phần
xét hỏi. Bị cáo Phan Văn Anh Vũ
(Vũ “nhôm”) không đến tòa do bị
cách ly, thời gian trích xuất Vũ tòa
sẽ thông báo sau. Sau khi đại diện
VKS công bố xong cáo trạng, xe tù
đã chở bị cáo Vũ về lại trại giam.
Chỉ đạo toàn hệ thống
chi lãi ngoài
Bị cáo Trần Phương Bình (cựu
tổng giám đốc, phó chủ tịch HĐQT
và chủ tịch Hội đồng tín dụng DAB)
được xét hỏi đầu tiên.
Bị cáo Bình bị truy tố hai tội: Cố
ý làm trái và lạm dụng chức vụ,
quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Cáo
trạng xác định một chuỗi hành vi vi
phạm của ông Bình đã khiến DAB
thiệt hại 3.608 tỉ đồng. Trong đó cá
nhân bị cáo phải chịu trách nhiệm
3.568 tỉ đồng.
Tại tòa, ông Bình thừa nhận toàn
bộ hành vi truy tố bị cáo nêu trong
bản cáo trạng là đúng. Với giọng nói
chậm rãi, lời lẽ chuẩnmực, ông Bình
rành mạch trả lời các câu hỏi liên
quan đến các hành vi bị cáo buộc.
Bị cáo cho biết từng giảng dạy các
môn về tài chính ở Trường Trung
cấp tài chính TP.HCM, năm 1992
bị cáo Bình được mời về làm phó
tổng giám đốc DAB nhưng trước
đó bị cáo đã tham gia viết đề án
thành lập ngân hàng này. Tại thời
điểm thành lập, người đại diện pháp
luật của DAB là tổng giám đốc Ngô
Đình Ngôn (nguyên là phó giám
đốc VietinBank TP.HCM), chủ tịch
HĐQT là bà Cao Thị Ngọc Dung
(lúc đó là cửa hàng trưởng cửa hàng
vàng bạc Phú Nhuận và cũng là vợ
của bị cáo).
Tiếp tục trả lời HĐXX về vấn
đề các cổ đông sáng lập nên DAB,
ông Bình cho biết với loại hình
ngân hàng cổ phần thì thời điểm
thành lập DAB có số lượng cổ
đông sáng lập rất hạn chế. Theo
đó, cổ đông chủ yếu là Công ty
Vàng bạc Phú Nhuận góp 8 tỉ đồng
(tỉ lệ 40%), Công ty Xây dựng và
Kinh doanh nhà Phú Nhuận góp
8 tỉ đồng (tỉ lệ 40%). Công ty Du
lịch vật tư, Công ty Du lịch quận
Phú Nhuận và một số cổ đông
khác chiếm phần còn lại số vốn
pháp định của ngân hàng.
HĐXXđặt nghi vấn theo quy định,
với loại hình ngân hàng cổ phần thì
việc vợ bị cáo là chủ tịch HĐQT, bị
cáo là phó tổng giám đốc thì liệu có
bị vi phạm? Ông Bình cho biết vào
thời điểmđó không vướng gì về pháp
lý nhưng nếu hiện nay thì vi phạm.
Tuy nhiên, theo bị cáo, từ năm 1997
bà Dung đã từ nhiệm chức chủ tịch.
Thời điểm đó bị cáo trở thành tổng
giám đốc DAB. Theo cáo trạng thì
DAB trải qua 39 lần thay đổi vốn
điều lệ và giấy phép kinh doanh từ
20 tỉ lên 5.000 tỉ đồng.
Chủ tọa yêu cầu ông Bình trình
bày hoàn cảnh thực hiện hành vi
phạm tội, chỉ đạo nhân viên hội
sở và toàn bộ hệ thống chi nhánh
thực hiện việc thu chi khống. Qua
những lần tăng vốn điều lệ từ năm
2007 đến 2014, số cổ phần đa phần
rơi vào tay bị cáo và gia đình. Khi
trình bày, ông Bình luôn thừa nhận
những hành vi đó là đúng.
Chủ tọa hỏi: “Có bao giờ người
thânmà bị cáo nhờ đứng tên cổ phần
giùm hỏi tiền ở đâu không?”. Ông
Bình đáp: “Không ai hỏi gì”, đồng
thời cho biết ngoài DAB thì ông
không có thu nhập từ công việc khác.
Ông Bình khai chỉ đạo chung trong
toàn hệ thống về việc chi lãi ngoài,
trực tiếp thực hiện là bị cáo Nguyễn
Thị Kim Xuyến, nguyên phó tổng
giám đốc, thành viên HĐQT DAB.
Kinh doanh tài khoản
vàng trái luật
Bị cáo Xuyến cũng bị truy tố
cùng hai tội như ông Bình và là
đồng phạm với vai trò thực hành
tích cực. Bị cáo Xuyến có hành vi
chiếm đoạt 40 tỉ đồng trong việc
DAB cho Cao Ngọc Huy vay 270
tỉ đồng. Đồng phạm giúp sức cho
ông Bình chiếm đoạt của DAB 486
tỉ đồng mua cổ phần DAB.
Cụ thể, từ năm 2007 đến 2014,
Vũ “nhôm” bị cách ly,
ông Trần Phương Bình nhận sai
Tại tòa, dàn lãnh đạo Ngân hàng Đông Á thừa nhận hành vi vi phạmnhư cáo trạng quy kết.
Các bị cáo tại tòa chiều 28-11. Ảnh: PL
để có tiền mua cổ phần DAB, ông
Bình chỉ đạo bà Xuyến và các bị
cáo khác thực hiện chín hành vi
phạm tội trong việc lập phiếu thu
tiền khống đứng tên Trần Phương
Bình và người thân mua cổ phần
DAB. Để bù đắp số tiền thu khống,
Bình chỉ đạo Xuyến và các bị can
thực hiện các hành vi trái pháp luật
bằng cách: Xuất quỹ bán vàng, lập
hồ sơ cho vay khống để tất toán tiền
mua cổ phần.
Xuyến còn bị cáo buộc có hành
vi xuất khẩu vàng và kinh doanh
vàng tài khoản trái phép gây thiệt
hại 611 tỉ đồng, chi lãi suất ngoài
467 tỉ đồng và chi sai nguyên tắc 9
tỉ đồng để mua trụ sở làm việc cho
DAB Chi nhánh Nam Định, gây
thiệt hại cho DAB tổng số 1.088 tỉ
đồng. Tại CQĐT, Xuyến thừa nhận
các hành vi là trái pháp luật.
Phần lời khai của bà Xuyến về
vai trò của bị cáo Nguyễn Thị Ái
Lan (nguyên trưởng phòng Quản
lý tài sản nợ và có thuộc khối kinh
doanh nguồn vốn DAB) khác nội
dung kết luận điều tra và cáo trạng
về trách nhiệm của Ái Lan trong
việc chi lãi ngoài.
Theo đó, bà Xuyến trực tiếp chỉ
đạo và giao Ái Lan thực hiện việc
chi lãi ngoài. Tuy nhiên, trình bày
tại tòa, bà Xuyến khai chỉ đạo trực
tiếp nhân viên phòng Nguồn vốn,
không thông qua Ái Lan. Tại CQĐT,
Ái Lan cũng khai rằng không tham
gia chỉ đạo việc chi lãi ngoài…
Hômnay, tòa tiếp tục phần xét hỏi.•
Tại tòa, ông Bình thừa
nhận toàn bộ hành vi
truy tố bị cáo nêu trong
bản cáo trạng là đúng
và trả lời rành mạch câu
hỏi liên quan đến các
hành vi bị cáo buộc.
Báo chí tác nghiệp trong bụi bặm, ồn ào
do tòa đang trùng tu
Phiên tòa này dự kiến diễn ra trong khoảng một tháng từ ngày 27-11
đến 25-12. PV báo chí ngồi trong phòng riêng, có màn hình để theo dõi
phiên tòa. Nhưng căn phòng nhiều bụi, nóng bức, nhiều ồn ào bởi tiếng
cưa tiếngmáy, tiếng đập phá tường và đầy mùi sơn. Rất nhiều lúc không
ai nghe ai nói gì, không thể nghe chủ tọa hỏi gì, bị cáo trả lời ra sao.
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
, đại diện lãnh đạoTANDTP.HCMcho biết
do trụ sở tòa đang trùng tu, không thể ngưngmột tháng, ảnh hưởng đến
thời gian thi công. Tòa sẽ cố gắng hết sức để có điều kiện tốt hơn. Cán
bộ, công chức của tòa phải chịu cảnh này từ mấy năm nay rồi. Chánh án
TAND TP.HCM Ung Thị Xuân Hương đã chỉ đạo gắn thêm một màn hình
ở phòng ngoài cho PV tác nghiệp để đỡ bụi và ồn...
Tòa đến nhà giao kháng nghị cho
5 công dân vụ cưa gỗ khô
(PL)- Sáng 28-11, hai cán bộ của TAND tỉnh Kon Tum
đã đến tận nhà anh Nguyễn Quốc Khánh để tống đạt quyết
định kháng nghị của TAND Tối cao cho năm công dân
trong vụ cưa gỗ khô.
Kiểm lâm Phan Tiến Dũng cho biết sáng nay các
anh đang đi làm việc thì nhận được điện thoại của thư
ký TAND tỉnh nói sẽ đến tống đạt quyết định cho cả năm
người. Dù ở cách nhau khá xa nhưng nghe tin, người thì
bỏ công việc nương rẫy, người thì xin lãnh đạo rừng Đắk
Uy cho về để tập trung đến nhà anh Khánh chờ.
Điều 385 BLTTHS 2015 quy định thời hạn TAND Cấp cao
tại Đà Nẵng xét giám đốc thẩm trong vòng bốn tháng. Nhưng
tới nay đã bốn tháng hai ngày, năm công dân mới được tống
đạt quyết định kháng nghị. Ngày 9-11, trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, ông Đinh Phước Hòa (Trưởng phòng Giám đốc
kiểm tra I, TAND Cấp cao tại Đà Nẵng) cho biết tòa này đã
lên lịch xử giám đốc thẩm trong tháng 10. Nhưng sau đó hoãn
vì vụ án phức tạp, khả năng sang tháng 12 sẽ xử và tòa sẽ gửi
giấy mời luật sư của năm công dân tham dự.
Như chúng tôi nhiều lần phản ánh, năm công dân bị truy
tố khi vào rừng cưa cây gỗ trắc chết khô khối lượng 0,123
m
3
 (trị giá hơn 19 triệu đồng). Tháng 9-2016, TAND
huyện Đắk Hà phạt năm bị cáo 12-15 tháng tù về tội trộm
cắp tài sản. Các bị cáo kháng cáo kêu oan và TAND tỉnh
Kon Tum hủy án sơ thẩm. Tháng 9-2017, TAND huyện
Đắk Hà xử sơ thẩm lần 2 vẫn phạt các bị cáo 11-14 tháng
tù. Tháng 6-2018, TAND tỉnh xử phúc thẩm lần 2 tuyên
năm bị cáo không phạm tội. Tuy nhiên, TAND Tối cao
kháng nghị giám đốc thẩm theo hướng hủy bản án phúc
thẩm, giữ nguyên án sơ thẩm…
NGÂN NGA
Hôm nay xử phúc thẩm quản giáo
dùng nhục hình trong trại giam
(PL)- Theo dự kiến, hôm nay (29-11), TAND tỉnh Long
An sẽ đưa vụ án quản giáo dùng nhục hình xảy ra ở Trại
giam Long Hòa (Tổng cục VIII, Bộ Công an) ra xét xử
phúc thẩm.
Trước đó, tòa đã dự kiến sẽ xét xử phúc thẩm trong trại
giam vào ngày 21-11. Tuy nhiên, mẹ bị hại đã có đơn xin
hoãn xử vì lý do sức khỏe. Luật sư bảo vệ cho gia đình bị
hại cũng có đơn xin hoãn xử để có thời gian tiếp cận và
nghiên cứu hồ sơ.
Luật sư cũng kiến nghị thay đổi địa điểm xét xử để bảo
đảm tính công khai, minh bạch cho phiên tòa. Theo luật
sư, việc xét xử lưu động trong trại giam lần nữa là không
cần thiết vì vụ án đã được xét xử sơ thẩm trong trại này
rồi. Hơn nữa, việc xét xử lưu động trong trại giam chẳng
khác nào xử kín vì người dân không thể vào đây xem xét
xử. Đồng thời xét xử lưu động cũng là trái tinh thần và
phát biểu của chánh án TAND Tối cao hồi đầu.
Như
Pháp Luật TP.HCM
 đã đưa tin, quản giáo Nguyễn
Phước Thuận, Nguyễn Minh Huân (phụ trách đội lao
động) và chiến sĩ công an nghĩa vụ Châu Minh Nhựt
(cảnh sát bảo vệ cơ động thuộc phân trại số 1) đã dùng
nhục hình đối với năm phạm nhân chưa thành niên khiến
một người chết là Lại Quốc Huy. Huy đang thụ án 18
tháng tù giam về một tội chiếm đoạt tài sản. Bị cáo Thuận
bị bắt tạm giam ngày 29-1, còn Huân và Nhựt được tại
ngoại. Tháng 8-2018, TAND huyện Bến Lức đã phạt
Thuận ba năm sáu tháng tù, Huân hai năm sáu tháng tù và
Nhựt hai năm tù về tội dùng nhục hình, sau đó phía bị hại
kháng cáo.
PHƯƠNG LOAN
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook