201-2019 - page 11

11
Kinh tế -
ThứBa3-9-2019
Đề xuất mới: Đưa tàu Việt
xuất ngoại đánh cá hợp pháp
PHONGĐIỀN
T
ại cuộc làm việc với Vụ
Khai thác thủy sản, Tổng
cục Thủy sản thuộc Bộ
NN&PTNT mới đây, ông
Võ Minh Hùng, Tổng giám
đốc Công ty Xuất nhập khẩu
Hoàng Kim Việt, đã đề xuất
đưa tàu cá, ngư dân đi khai
thác hải sản ở vùng biển các
quốc đảo Nam Thái Bình
Dương. Đây được đánh giá là
một đề xuất mới và táo bạo.
Lương 40 triệu
đồng/tháng
Lý giải về đề xuất trên, Tổng
giám đốc Công ty Xuất nhập
khẩuHoàngKimViệtVõMinh
Hùng cho rằng hiện nay lượng
tàu nằmbờ của bà con ngư dân
khá lớn. Nguyên nhân do tình
hình đánh bắt khó khăn, chưa
kể việc chuyển đổi nghề cho
ngư dân không đơn giản vì đặc
thù của ngư dân là bám biển.
“Nếu đề xuất của chúng tôi
được thực hiện sẽ giải quyết
việc làm cho khoảng 1.000
lao động với thu nhập 30-40
triệu đồng/tháng” - ông Hùng
khẳng định.
Ông Hùng cũng giải thích
rằng đề xuất đưa ngư dân ra
nước ngoài khai thác hải sản là
có cơ sở vì bản thân công ty đã
được cấp phép khai thác, thu
mua, chế biến xuất nhập khẩu
hải sản ở quốc đảo Solomon
và Vanuatu từ hơn hai năm
nay. Thời gian tới công ty dự
kiến sẽ tiếp tục mở rộng khai
thác hải sản tại các quốc đảo
nhưTuvalu, Kiribati,Marshall
Islands, Nauru và Samoa.
Đặcbiệt,ngưtrườngcácquốc
đảo Nam Thái Bình Dương
như Solomon, Vanuatu… rất
rộng, trữ lượng hải sản lớn,
trong khi ngư cụ đánh bắt của
dân bản địa còn thô sơ nên cơ
hội lớn để tàu thuyền nước
ta hướng ra bên ngoài. Bằng
chứng là hai công ty con của
Hoàng Kim Việt tại hai quốc
đảo Solomon và Vanuatu đã
phát triển đội tàu cá lên bảy
chiếc, qua đó giải quyết việc
làm cho 30 ngư dân đa phần
ở Quảng Ngãi.
“Qua đàm phán với chính
quyền sở tại, họ cho phép đưa
tàu sắt hoặc tàu composite khai
thác. Tuy nhiên, phần lớn tàu
cá của Việt Nam là tàu gỗ nên
chỉ cần bọc composite là có
thể đưa vào hoạt động được
mà không tốn nhiều chi phí”
- ông Hùng phân tích.
Trước thông tin về triển
vọng đưa tàu cá Việt ra nước
ngoài khai thác viễn dương,
ông Nguyễn Nhật, chủ một
tàu cá ở miền Trung, bày tỏ
đó là tín hiệu vui để tàu cá
Việt Nam có cơ hội đánh bắt
ở ngư trường mới. Tuy nhiên,
ông băn khoăn về thủ tục để
ra nước ngoài đánh bắt, cơ
chế hợp tác như thế nào cần
làm rõ thêm.
Việc doanh nghiệp
tự mở đường ra
nước ngoài khai
thác hải sản là phù
hợp với chủ trương
của Nhà nước và
phù hợp với tình
hình hiện tại.
Giá vàng tiếp tục nhảy múa loạn xạ
Ngày 2-9, trên thị trường thế giới, giá vàng giao dịch
quanh ngưỡng 1.525 USD/ounce, tăng khoảng 5 USD/
ounce so với phiên giao dịch trước đó. Quy đổi theo tỉ giá
của các ngân hàng thương mại, giá vàng thế giới tương
đương khoảng 42,77 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới
hạ nhiệt sau nhiều ngày tăng mạnh, thậm chí có thời điểm
lên đỉnh 1.550 USD/ounce trước khi hạ nhiệt. Tại thị trường
trong nước, mỗi lượng vàng miếng SJC hiện giao dịch ở mức
từ 42,25 triệu đồng/lượng (mua vào) và 42,62 triệu đồng/
lượng (bán ra). So với đỉnh giá trong tuần trước, hiện giá
vàng SJC đã giảm khoảng 700.000 đồng mỗi lượng.
Theo ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch Công ty cổ phần Đầu
tư và kinh doanh vàng Việt Nam, dù giá vàng trên thị trường
quốc tế được dự báo đang trong xu hướng tăng nhưng không
phải lúc nào giá vàng cũng đi theo đúng dự báo mà vẫn đan
xen bởi những phiên giảm giá. Bản thân các nhà kinh doanh
vàng cũng không thể đoán đúng đâu là thời điểm mua đáy và
bán đỉnh. Bởi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung diễn biến
rất phức tạp, rất khó đoán định.
T.LINH
Tung ra hàng loạt tour du lịch giảm giá
Từ ngày 5 đến 7-9, Hội chợ Du lịch quốc tế TP.HCM lần
thứ 15 (ITE HCMC) sẽ diễn tại Trung tâm Triển lãm và Hội
nghị quốc tế Sài Gòn. Tại đây, ngoài các cuộc gặp gỡ, ký
kết hợp tác giữa công ty du lịch Việt Nam với đối tác quốc
tế còn mở cửa dành cho công chúng. Vì vậy các công ty du
lịch tung ra các chương trình khuyến mãi mạnh.
Đại diện Công ty Du lịch Vietravel cho biết trong sự kiện
này du khách sẽ được mua nhiều tour mới với nhiều hình
thức giảm giá, ưu đãi. Tour trong nước giảm đến 2 triệu
đồng, tour nước ngoài giảm đến 10 triệu đồng. Tương tự,
Saigontourist dành tặng khách đến hội chợ chùm tour ưu
đãi đến 50%. Riêng chùm tour nước ngoài đường xa được
giảm đến 15 triệu đồng/khách. Công ty Du lịch Bến Thành
cũng tổ chức “Giờ vàng giá sốc”, giảm 50% giá tour du lịch
trong nước và 30% giá tour du lịch nước ngoài.
TÚ UYÊN
“Nếu có thêm thông tin từ
những chủ tàu thuyền về cung
cách khai thác tại các quốc
đảo Nam Thái Bình Dương
và Nhà nước hỗ trợ bảo hiểm
con người, tàu thuyền, thiết
bị liên lạc, nhiên liệu… thì
cơ hội hợp tác, vươn khơi rất
lớn” - ông Nhật chia sẻ.
Gỡ vướng để ngư dân
Việt ra biển lớn
Tuy tiềm năng để ngư dân
Việt đi khai thác hải sảnởvùng
biển các quốc đảo Nam Thái
Bình Dương là rất lớn nhưng
ôngVõMinhHùng,Tổnggiám
đốc Công ty Xuất nhập khẩu
Hoàng KimViệt, nói hiện nay
Việt Namvà các quốc đảo vẫn
chưa ký kết hiệp định thương
mại nên sản phẩm khai thác
đưa về Việt Nam sẽ gặp một
số khó khăn. Nếu vấn đề này
được tháo gỡ, hàng hóa làm
thủ tục nhanh, sản phẩm tiêu
thụ nhanh sẽ kích thích ngư
dân Việt ra nước ngoài đánh
bắt cá hợp pháp.
Bên cạnh đó, ông Hùng
cũng băn khoăn do khoảng
cách di chuyển từ Việt Nam
đến Nam Thái Bình Dương
rất xa, mất vài chục ngày di
chuyển trên biển nên chi phí
dầu, thực phẩm, thiết bị liên
lạc rất tốn kém, chưa kể thủ
tục để vào khai thác không ít.
Do vậy, ông Hùng kiến nghị
Nhà nước nên có cơ chế hỗ
trợ bảo hiểm cho ngư dân, tàu
thuyền, khâu bảo quản và thiết
bị liên lạc. Từ đó để ngư dân
yên tâmkhai thác viễn dương.
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
về vấn đề này, ông
Nguyễn Phú Quốc, Phó Vụ
trưởngVụKhai thác thủy sản,
Tổng cục Thủy sản, cho rằng
đề xuất của doanh nghiệp có
tính đột phá. Tới đây sẽ cómột
số thay đổi nội dung trong đề
án “Phát triển khai thác viễn
dương và tổ chức đưa ngư dân
đi khai thác ở vùng biển một
số nước”, trong đó sẽ tạo cơ
chế, chính sách phù hợp để
hỗ trợ doanh nghiệp trong
lĩnh vực này.
Cụ thể, Nhà nước sẽ hỗ trợ
doanh nghiệp kết nối, đàm
phán về khai thác, thu mua,
chế biến và xuất nhập khẩu
sản phẩm với các nước mà
doanh nghiệp đưa ngư dân,
tàu thuyền đến đánh bắt. Bên
cạnh đó sẽ có cơ chế hỗ trợ thủ
tục xuất nhập khẩu, bảo hiểm
tàu thuyền và ngư dân, giấy
phép đưa tàu thuyền đi khai
thác ở nước ngoài…
Cũng theo ôngQuốc, không
để vì lý do Việt Nam chưa ký
kết thương mại với các quốc
đảo mà sản phẩm xuất bán về
nước bị ách tắc. “Với chức
năng của mình, Vụ Khai thác
thủy sản sẽ thammưu cho Bộ
NN&PTNT phối hợp các bộ,
ngành liênquanđể tháogỡkhó
khăn, tạo điều kiện cho hoạt
độngđánhbắt trongnướcvươn
xa. Hiện Việt Nam đã có thỏa
thuậnhợp tácvớiBrunei, Papua
NewGuinea,Micronesia”-ông
Hùng cho hay.•
Ngoài xin phép cơ quan chức năng, doanh nghiệp Việt muốn khai thác hải sản tại các quốc đảo
NamThái BìnhDương phải xin phép các bộ tộc.
Tiêu điểm
Muốn đánh bắt cá phải
xin phép các bộ tộc
ÔngNguyễn PhúQuốc, Phó
Vụ trưởng Vụ Khai thác thủy
sản, lưu ý các quốc đảo Nam
TháiBìnhDươngquảnlýnguồn
lợi hải sản rất chặt chẽ, không
đánh bắt tùy tiện. Do đó ngư
dân, các doanh nghiệp cần
tuân thủ các quy định của Việt
Nam và quốc tế khi triển khai
đánh bắt để giữ uy tín, hình
ảnh quốc gia.
“Tínhcộngđồngcủahọcũng
rất cao, bởi thế khi được chính
quyền cấpphépđánhbắt, phải
xin phép các bộ tộc, trưởng
tộc đồng ý mới được đưa tàu
thuyền vào khai thác” - ông
Quốc nhấn mạnh.
Hải sâmdo ngư dân kết hợp Công ty Hoàng KimViệt khai thác tại Solomon. Ảnh: V.HÙNG
Doanh nhânVõMinhHùng,Tổnggiámđốc
Công ty Xuất nhập khẩuHoàng KimViệt, xuất
thân từ làng chài huyện đảo Lý Sơn, Quảng
Ngãi. Cuối năm 2016, ông hay tin có một số
ngư dân ở Lý Sơn gặp rắc rối về pháp lý khi
khai thác hải sâm tại vùng biển do các quốc
đảo ở Nam Thái Bình Dương quản lý.
Đầu năm 2017, ông quyết định nhờ một
người quen làm visa để sang Úc. Từ đây ông
tìmcơhội sangquốcđảoSolomon tiếpcậnvới
những ngư dân đồng hương để vừa tìm cách
trợgiúphọ,vừatìmlờigiảichocâuhỏi:Làmthế
nàođể có thểkhai tháchải sâmmột cáchđàng
hoàng, hợp lệ nhất. Sau đó ông quyết định lập
hai công ty quốc đảo Solomon và Vanuatu để
đưangưdântrongnướcsangkhaitháchảisản.
Ông Nguyễn Phú Quốc, Phó Vụ trưởng Vụ
Khai thác thủy sản, Tổng cục Thủy sản, cho
rằng việc doanh nghiệp tựmở đường ra biển
lớnkhai tháchải sản làphùhợpvới chủ trương
của Nhà nước và phù hợp với tình hình hiện
tại. Bởi nguồn lợi hải sản trong nước đang
suy giảm, trong khi số lượng tàu thuyềnđóng
mới trang bị thiết bị hiện đại đủ sức vươn xa.
Đặc biệt nó tạo tiền đề cho các doanh nghiệp
khác làm theo.
Doanh nghiệp tự mở đường ra biển lớn
Đểđượccấpphépkhaithác,ôngVõMinhHùng
đích thân đến các đảo xin chữ ký của các tộc
trưởng. Ảnh: V.HÙNG
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook