201-2019 - page 7

7
Chiều 2-9, anh Trần Hoàng Minh (ngụ
huyện Cần Giờ, TP.HCM) cùng luật sư
Đoàn Văn Thành đã đến báo
Pháp Luật
TP.HCM
 tặng lẵng hoa bày tỏ sự cám ơn
đối với báo. Anh Minh cùng luật sư Thành
cám ơn báo đã thông tin, góp phần giúp cơ
quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định
và chính thức thừa nhận đã làm oan đối
với anh Minh.
Tại buổi gặp mặt, anh Minh cho biết đã
nhận được 271 triệu đồng tiền bồi thường
từ VKSND huyện Cần Giờ. Đây là số tiền
bồi thường cho những tổn thất mà anh đã
gánh chịu do bị truy tố oan. Anh Minh chia
sẻ dù có biến cố trong đời nhưng mọi việc
đã qua. Nhờ sự đồng hành của báo và luật
sư Thành, anh vững tâm hơn trong hành
trình tìm lại danh dự cho mình. Ngoài ra,
anh Minh cũng trích 5 triệu đồng gửi quỹ
xã hội của báo
Pháp Luật TP.HCM
 để giúp
đỡ những người không may gặp hoàn cảnh
éo le như mình.
Sáu năm trước, anh Minh là một thợ
sửa xe cần mẫn. Đang làm ăn yên ổn, anh
Minh bỗng dưng trở thành bị can trong
vụ án trộm cắp chiếc máy tính xách tay
(laptop) ở xã Bình Khánh. Trong hơn hai
tháng bị tạm giam, anh Minh buộc phải
nhận tội dù các nhân chứng là cậu bé phụ
việc, khách sửa xe sẵn sàng làm chứng cho
sự ngoại phạm của anh. Theo đó, cơ quan
tố tụng quy kết anh trong vòng hai tiếng
đồng hồ hôm xảy ra vụ trộm, anh đã đi ăn
sáng, thủ theo cây nạy lốp, đột nhập vào
nhà, bình tĩnh cạy tủ, đi lựa ba lô bỏ laptop
vào, lật nệm tìm tiền… 
Tháng 3-2014, vụ án được đưa ra xét xử.
Xét thấy thời gian thực tế để thực hiện hành
vi dài hơn thời gian mà cáo trạng quy kết và
để làm rõ dấu hiệu bức cung nhục hình qua
lời khai nhân chứng nên tòa đã trả hồ sơ để
điều tra bổ sung. Vụ án rơi vào im lặng cho
đến hơn chín tháng sau thì được đình chỉ vì
hành vi phạm tội không còn nguy hiểm.
Báo
Pháp Luật TP.HCM
vào cuộc với
bài viết
“Vô tội rõ ràng vẫn né bồi thường
oan”
cùng những bài phân tích pháp lý
sau đó. Sau đó, VKSND TP.HCM đã tổ
chức tổ công tác đến VKSND huyện Cần
Giờ nghe báo cáo và trực tiếp kiểm tra hồ
sơ. Ngay sau đó, VKSND huyện Cần Giờ
đã phải chấp hành chỉ đạo phải “làm đúng
pháp luật” của VKSND TP.HCM.
Cuối cùng, VKSND huyện Cần Giờ đã
phải đính chính quyết định đình chỉ, thừa
nhận đã làm oan anh Minh.
MINH VƯƠNG
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa3-9-2019
MINHCHUNG
N
gày 29-8, trên trang cá nhân
của mình, ca sĩ Noo Phước
Thịnh (Noo) có trình bày về
việc ca khúc anh hát bị xài lụi. Đây
là vấn đề pháp lý không mới nhưng
ít được những người trong giới để
ý để hành xử cho đúng.
Yêu cầu bồi thường
500 triệu đồng
Theo ca sĩ Noo, bộ phim
Ngôi nhà
bươm bướm
của đạo diễn Huỳnh
Tuấn Anh (đang được khởi chiếu
trên các cụm rạp toàn quốc) có sử
dụng ca khúc
Mãi mãi bên nhau
(do
nhạc sĩ Đỗ Hiếu sáng tác và anh thể
hiện) mà chưa được sự đồng ý từ
phía nam ca sĩ này.
“Việc sử dụng bản thu của Noo
như thế này đồng nghĩa là mình
đang tham gia hát nhạc phim cho
dự án này nhưng sự thật thì... Noo
hoàn toàn không dính dáng hoặc
tham gia vào bộ phim này và cũng
đồng nghĩa với việc êkíp đang sử
dụng chất xám và sức sáng tạo của
Noo một cách bất hợp pháp” - Noo
chia sẻ trên trang cá nhân.
Ngoài ra, phía ca sĩ Noo Phước
Thịnh cũng chính thức ủy quyền
cho luật sư xử lý vụ việc và yêu cầu
nhà sản xuất phim
Ngôi nhà bươm
bướm
bồi thường 500 triệu đồng.
Được biết nhà sản xuất phim
Ngôi
nhà bươm bướm
đã gửi lời xin lỗi
đến nhạc sĩ Đỗ Hiếu và Noo Phước
Thịnh cùng một số nhạc sĩ, ca sĩ
khác mà họ sử dụng các ca khúc
đưa vào phim khi chưa có sự đồng
ý của tác giả.
Vấn đề pháp lý bạn đọc đặt ra là
việc xài lụi ca khúc đưa vào một
bộ phim thương mại có thể bị xử
lý như thế nào.
Xâm phạm quyền tác giả,
quyền liên quan
ThSNguyễnPhươngThảo (chuyên
gia về Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT),
ĐH Luật TP.HCM) cho biết tác giả,
chủ sở hữu quyền tác giả (CSHQTG)
có các quyền nhân thân và quyền tài
sản theo quy định của Luật SHTT
(Điều 18, 19, 20).
“Việc sử dụng các ca khúc đưa
vào một bộ phim thương mại như
trường hợp của ca sĩ Noo Phước
Thịnh là hành vi xâm phạm nghiêm
trọng quyền tác giả (quyền khai
thác, sử dụng tác phẩm, biểu diễn
tác phẩm trước công chúng, làm tác
phẩm phái sinh, truyền đạt tác phẩm
đến công chúng). Các quyền này
thuộc độc quyền khai thác của tác
giả/CSHQTG. Chủ thể nàomuốn sử
dụng một, một số hoặc toàn bộ các
quyền này đều phải xin phép và trả
tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi
vật chất khác cho CSHQTG (khoản
3 Điều 20 Luật SHTT). Nếu không,
đây sẽ bị coi là hành vi xâm phạm
quyền tác giả theo quy định tại Điều
28 Luật SHTT” - ThS Phương Thảo
nhận định.
Theo ThS Phương Thảo, bộ phim
sử dụng tác phẩm âm nhạc trong
trường hợp này còn khác với trường
Namca sĩ Noo Phước Thịnh. (Ảnh lấy từ trang Facebook
của namca sĩ Noo Phước Thịnh)
hợp sử dụng tác phẩm để đi hát biểu
diễn ở chỗ sản phẩm sử dụng không
chỉ là bài hát mà còn là phần biểu
diễn, bản ghi âm của ca sĩ. Cho nên
ngoài trách nhiệm xin phép, trả tiền
cho CSHQTG thì người sử dụng
còn có trách nhiệm xin phép, trả
tiền đối với chủ sở hữu quyền liên
quan đến quyền tác giả (Điều 29,
Điều 30 Luật SHTT).
Theo Điều 198 Luật SHTT, tác
giả các tác phẩm đó có quyền yêu
cầu người đã tiến hành sử dụng ca
khúc đưa vào phim mà không xin
phép phải chấm dứt hành vi xâm
phạm (gỡ bỏ các sản phẩm trên),
trả một khoản tiền tương ứng cho
việc sử dụng tác phẩm, bồi thường
thiệt hại (nếu có).
Từ bị kiện dân sự đến
chịu trách nhiệm hình sự
Hành vi xâm phạm trong lĩnh
vực này có thể bị xử phạt vi phạm
hành chính về quyền tác giả và
quyền liên quan theo Điều 211
Luật SHTT, Nghị định 131/2013
(được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị
định 28/2017).
Trong trường hợp các bên không
thể thương lượng giải quyết vụ
việc, chủ sở hữu phần biểu diễn,
nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình
có thể khởi kiện tại tòa để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Theo PGS-TS Nguyễn Thị Hồng
Nhung (Phó Trưởng Khoa luật, ĐH
Kinh tế - Luật TP.HCM), trường
hợp hành vi vi phạm cấu thành tội
phạm hình sự được quy định tại
Điều 225 BLHS.
“Theo điều luật trên, nếu xác định
được việc “ăn cắp” bản quyền mà
thu lợi bất chính từ 300 triệu đồng
trở lên hoặc gây thiệt hại cho chủ
thể quyền tác giả, quyền liên quan
từ 500 triệu đồng trở lên… thì cá
nhân có thể bị phạt tù lên đến ba
năm. Đối với pháp nhân thương
mại có thể bị phạt lên đến 3 tỉ
đồng hoặc đình chỉ hoạt động đến
hai năm” - TS Hồng Nhung nói.•
Nếu xác định được việc
“ăn cắp” bản quyềnmà
thu lợi bất chính từ 300
triệu đồng trở lên hoặc
gây thiệt hại cho chủ thể
quyền tác giả, quyền liên
quan từ 500 triệu đồng trở
lên… thì cá nhân có thể bị
phạt đến ba năm tù.
Mua bản quyền nhầm chỗ?
Xác nhận với PV, một thành viên trong êkíp sản xuất phim
Ngôi nhà
bươm bướm
cho biết đã đến Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc
Việt Nam - Chi nhánh phía Nam để mua bản quyền cho ca khúc và trả
tiền sử dụng quyền tác giả cho trung tâm này để sử dụng tác phẩm
Mãi
mãi bên nhau
(nhạc sĩ Đỗ Hiếu) trong phim
Ngôi nhà bươmbướm
với giá
66 triệu đồng.
Về vấn đề trên, ThS Nguyễn Phương Thảo cho rằng hợp đồng giữa
nhà sản xuất phim
Ngôi nhà bươm bướm
với trung tâm nói trên là sự
thỏa thuận của hai bên về việc sử dụng tác phẩm thuộc quyền tác giả
được bảo hộ theo quy định tại Điều 20 Luật SHTT. Đây chỉ là quyền tài
sản thuộc quyền tác giả, chưa bao gồmquyền của các chủ thể liên quan.
Do vậy, với việc đưa ca khúc vào trong phim thương mại thì chủ sở hữu
phần biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình hoàn toàn có thể yêu
cầu nhà sản xuất phim có trách nhiệm xin phép, trả tiền khi sử dụng các
sản phẩm này. Đây là hành vi xâm phạm quyền liên quan đến quyền tác
giả theo Điều 35 Luật SHTT.
“Thay vì liên hệ với ca sĩ Noo Phước Thịnh và nhạc sĩ Đỗ Hiếu để mua
bản quyềnmới phù hợp thì phía nhà sản xuất phim lại đi mua bản quyền
ở trung tâm nói trên. Đây là việc mua bản quyền nhầm chỗ, chưa rõ do
lỗi vô tình hay cố ý” - ThS Phương Thảo nhận xét.
Anh TrầnHoàngMinh
(phải)
cámơn báo
Pháp Luật TP.HCM
đã đồng hành cùng anh trên
bước đường đòi lại công lý. Ảnh: MINHTÂM
Anh thợ sửaxemanghoa cámơnbáo
PhápLuậtTP.HCM
Xài lụi ca khúc đưa vào phim:
Coi chừng bị tù
Tùy vào thiệt hại thực tế mà cá nhân, tổ chức xài lụi ca khúc có thể bị xử phạt hành chính
hoặc thậm chí bị truy cứu trách nhiệmhình sự.
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook