201-2019 - page 12

12
MINHTÂM-NGUYỄNTHÀNH
5
giờ 30 sáng, khi đèn
đường vừa kịp tắt,
chúng tôi có mặt tại
nhà võ sư Lê Hoàng Mai,
nơi Nguyễn Trung Nguyên
(18 tuổi, học lớp 10 Trung
tâm Giáo dục thường xuyên
quận Tân Bình) đang học
tập và chữa trị. Chưa tới
cửa, tiếng Nguyên đang ôn
bài vọng lại khiến chúng
tôi không khỏi ngạc nhiên.
“Con tôi hồi phục
như chuyện cổ tích”
Chia sẻ với chúng tôi qua
điện thoại, mẹ Nguyên (xin
giấu tên) không khỏi xúc động
khi kể về Nguyên, cậu con
trai bé bỏng của mình. Mẹ
Nguyên nhớ lại: “Gặp được
thầyMai cũng làmột điềumay
mắn đối với Nguyên. Tình cờ
biết được thầy Mai qua tivi,
bà ngoại Nguyên trao đổi với
vợ chồng tôi và chính bà là
người trực tiếp gặp gỡ thầy
Mai để gửi gắm, nhờ thầy
Mai hỗ trợ Nguyên”.
Mẹ Nguyên tiếp lời, lúc ấy
Nguyên giống như một đứa
trẻ, không quan tâm bất cứ
thứ gì, từ đi đứng, ăn uống
đến vệ sinh cá nhân đều nghe
theo mệnh lệnh của cha mẹ.
Nguyên chỉ ngồi một chỗ.
Do gia đình không hiểu biết
nhiều, suy nghĩ chủ quan nên
đã để Nguyên sa đà vào phim
ảnh, game. Đến lúc học lớp 11
thì gia đình nhận thấy cậu bé ít
nói dần, không quan tâmmọi
thứ xung quanh. Kinh khủng
nhất là có thời điểm Nguyên
không thể đi được, chỉ lết từ
chỗ này qua chỗ khác.
“Gia đình tôi lúc đó như rơi
xuống đáy, không biết nên làm
như thế nào, ai chỉ đâu cũng
đưa con đi chạy chữa. Gia đình
cũng cho con đi điều trị vật lý
trị liệu, đi khám về thần kinh
để bác sĩ kê toa thuốc về uống
nhưng…gần như không nhìn
thấy sự tiến bộởNguyên” -mẹ
Nguyên bộc bạch.
với các bạn nhưmột vận động
viên bình thường, không có
sự khác biệt. Đồng thời tôi
luôn tạo cơ hội bằng việc tổ
chức những buổi đi chơi tập
thể để tăng sự kết nối giữa
Nguyên và mọi người”.
Theo lời kể của thầy Mai,
ban đầu Nguyên thực sự rất
thụ động. Sau đó thầy Mai
thay đổi phương pháp, bắt
đầu dạy Nguyên tương tác
với mọi người, nhờ vậy mà
Nguyên đã biết cười, biết trao
đổi, biết giỡn với mọi người.
“Điều thật sự khiến tôi hạnh
phúc nhất là nhìn thấy học trò
mình nở nụ cười sau những
ngày tháng im lặng”.
Ngoài việc tập luyện để
rèn thể lực, thầy Mai còn dạy
Nguyên cách san sẻ và giúp
người khác. “Mỗi buổi tối tại
lớp võ của tôi, Nguyên sẽ hỗ
trợ tôi giúp các em nhỏ không
đi được tập luyện”.
Ngoài học võ, thầy Mai
còn cho Nguyên đi học vẽ và
học thêm một số môn khác.
Sau một thời gian, nhận thấy
Nguyên có thể tiếp thu kiến
thức, thầy Mai mới trao đổi
với gia đình Nguyên, làm thủ
tục đăng ký cho em đi học.
ThầyMai gọi đây là hành trình
tìm lại tri thức của Nguyên.
Mục tiêu trở thành
họa sĩ và vào đại học
Trong cuộc nói chuyện,
tình cờ chúng tôi thấy lấp
ló những bức tranh vẽ trên
kệ. Trần Tấn Tài, người bạn
cùng cắp sách đến trường với
Nguyên, liền nhìn sang nói:
“Nguyên nó vẽ đó chị. Hôm
giờ thầy Mai cho Nguyên
đến lớp học vẽ, Nguyên tỏ ra
rất thích”. Còn Nguyên thổ
lộ: “Em rất thích vẽ. Tuy vẽ
không đẹp nhưng em rất thích.
Em ước mơ sẽ trở thành họa
sĩ”. Rồi Nguyên cầm từng
bức tranh vẽ nguệch ngoạc
nhưng hết sức ngộ nghĩnh
giơ lên khoe với chúng tôi.
Một bức là quả táo, một bức
là con mèo, bức nữa là cái
nhà…, cứ thế lần lượt cho
chúng tôi xem.
Tài ngồi kế bên cũng háo
hức chia sẻ: “Thường ngày
học võ với Nguyên em thấy
Nguyên có tiến bộ. Nguyên
không chỉ tập một mình mà
còn biết giúp các em trong
lớp học võ tập thêm. Hằng
ngày Nguyên đều chở em
đến trường và đến lớp học
võ. Tối về em với Nguyên
cùng nhau ôn bài”.
Chia sẻ với chúng tôi, thầy
Mai cho biết: “Trong thời gian
sắp tới, tôi đặt ra mục tiêu làm
sao để vừa học võ vừa duy
trì việc đi học của Nguyên để
emvận dụng thêm trí não. Tôi
cũng có kế hoạch dẫnNguyên
tham gia nhiều hoạt động để
em có cơ hội hòa nhập với
nhiều người khác nữa trong
xã hội. Việc cho Nguyên đi
học trở lại là đưa em trở về
môi trường học sinh để em
có bạn bè, có thầy cô và mở
rộngmối quan hệ. Có như vậy
Nguyên mới thực sự trở lại
cuộc sống bình thường như
xưa. Tôi còn đặt ra mục tiêu
lớn hơn là đưa Nguyên vào
đại học. Tại sao lại không,
phải không?”.•
Cậu bé nghiện game trong
lớp võ nay đã đến trường
Có thời điểmNguyên không
thể kiểm soát các hoạt động
vệ sinh cá nhân. Gia đình cho
Nguyên đi khám ở bệnh viện
thì bác sĩ chỉ ra là gân của em
bị teo. Một phần là do Nguyên
không vận động và không có
nhu cầu ăn uống nên dẫn đến
thiếu chất trầm trọng.
Tiêu điểm
Sổ tay
Bắt đầu từ tháng 12-2018,
Nguyên vào TP.HCM để
tập luyện trong lớp võ của
thầy Mai. Khi ấy, gia đình
Nguyên vẫn còn ở Hà Nội,
dù biết khoảng cách rất xa,
gần 2.000 km nhưng thương
con thì bằng giá nào gia đình
cũng chấp nhận. Đến tháng
5-2019, Nguyên được thầy
Mai đưa về nhà ở cùng, theo
dõi, huấn luyện thường xuyên.
Đến nay Nguyên đã có những
tiến bộ rõ rệt.
“Từ một người chỉ có nằm
một chỗ, không đi lại được,
không nói chuyện, không
thể tự ăn, tự vệ sinh mà giờ
đây con tôi còn có thể đi học
“Điều thật sự khiến
tôi hạnh phúc nhất
là nhìn thấy học trò
mình nở nụ cười sau
những ngày tháng
im lặng.”
trở lại như một người bình
thường, đối với gia đình tôi
mà nói, đây là kết quả ngoài
sự mong đợi. Thật sự cảm
xúc của tôi không thể diễn
tả được, nhìn thấy con hôm
nay tựa như một câu chuyện
cổ tích” - mẹ Nguyên vui
mừng khoe.
Hành trình lấy lại
tri thức cho Nguyên
Nhớ lại những ngày đầu
nhận Nguyên, thầy Lê Hoàng
Mai cho biết thầy đã giúp đỡ
nhiều trường hợp nhưng có
lẽ đây là trường hợp đặc biệt
nhất mà thầy được gặp. “Tôi
cho Nguyên tập luyện chung
Sốc khi thấy học trò như cái xác
không hồn
Lần đầu tiếp nhận Nguyên, tôi thật sự bị sốc. Bà ngoại
Nguyên có mời đến nhà để gặp Nguyên, lúc đó tôi vừa
nói chuyện với bà ngoại vừa quan sát Nguyên. Tôi còn nhớ
Nguyên lúc đó xanh xao, ốm như một cái xác không hồn.
Ngay cả chính tôi lúc ấy nhìn cũng thấy sợ.
Thầy
LÊ HOÀNG MAI
Đời sống xã hội -
ThứBa3-9-2019
Sau gầnmột
năm, từ
một cậu bé
nghiện game
mất hoàn
toàn ý thức,
nay Nguyễn
Trung
Nguyên đã
trở lại là
chínhmình.
Nguyên
(phải)
tại lớp võ hiện nay. Ảnh: MT
Nguyễn
Trung
Nguyên
(phải)
đã đi
học trở lại.
Ảnh: MT
Phânhóagiàunghèo lenvào trường công lập
Truyền thông đưa tin TP.HCM có 35 trường học công lập
thực hiện mô hình “trường tiên tiến theo xu thế hội nhập khu
vực và quốc tế”, học phí của các trường này được thu đến 1,5
triệu đồng/tháng. Tại Hà Nội, ngoài các trường công lập hoạt
động theo mô hình “chất lượng cao” từ vài năm nay với học phí
3-4 triệu đồng/tháng sẽ có một trường THPT thí điểm đào tạo
chương trình song bằng tú tài THPT quốc gia Việt Nam và tú tài
Anh quốc - chứng chỉ A Level; học phí gồm học phí của chương
trình THPT quốc gia Việt Nam và 7,5 triệu đồng/tháng/học sinh
của chương trình Anh quốc.
Xem vậy, sự phân hóa giàu nghèo đã tác động vào hệ thống
giáo dục công lập.
Trong khi Luật Giáo dục ghi rõ: “Mọi công dân không phân biệt
dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, namnữ, nguồn gốc gia đình, địa vị
xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập…Nhà
nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục” (Điều 10).
Tuy nhiên, do nguồn lực còn hạn chế nên ngoài sự đầu tư của
Nhà nước còn khuyến khích đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục để huy
động sự đóng góp củamọi tầng lớp xã hội vào việc mởmang hệ
thống trường lớp, nhất là các trường ngoài công lập. Và thời gian
qua, phải ghi nhận các mô hình hoạt động giáo dục trên cả nước
ngày càng phong phú và khởi sắc. Nhưng kèm theo đó, các nhà
giáo dục cũng bày tỏ lo ngại nguyên tắc bình đẳng về cơ hội
học tập trong nhà trường công lập đang bị đe dọa. Những mô
hình trường “tiên tiến”, “chất lượng cao” thực chất là lấy các cơ sở
công lập tốt được xây dựng từ thuế của dân để phục vụ cho một
số ít con em các gia đình khá giả, đồng thời đẩy con em các gia
đình không có điều kiện vào những nơi cơ sở không tốt bằng, phải
học trong những lớp đông đúc với phương tiện thiếu thốn hơn.
Vấn đề đặt ra là cácmô hình nói trên không hướng đến phục vụ
cho số đông học sinhmà chỉ chomột bộ phận con emgiàu có. Như
vậy, chúng ta đã vi phạmnguyên tắc bình đẳng về cơ hội học tập,
đồng thời không loại trừ làmảnh đất để phục vụ cho các nhóm lợi
ích. Các nhà giáo dục khuyến nghị việc phát triển các trường như
vậy nên để hệ thống giáo dục ngoài công lập đảmnhiệm.
Xin trích ý kiến của GS Ngô Bảo Châu trả lời trên truyền thông
để kết thúc bài viết này: Trong hệ thống công lập, vai trò chính
của Nhà nước là dựa trên tiền thuế của dân để đảm bảo cho
tất cả trẻ em có được cơ hội học hành tương đương nhau. Nếu
lấy tiêu chuẩn thu nhập cao của cha mẹ để làm ra trường “chất
lượng cao” là đi ngược lại nhiệm vụ cơ bản đã được nêu ở trên.
TỪ NGUYÊNTHẠCH
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook