201-2019 - page 16

16
đã lên tiếng lo ngại những rào
cản pháp lý và hạ tầng của hai
bên sẽ gây cản trở tiến trình
trên. GS Ordaniel nhấn mạnh
điều cần thiết là Manila giữ
được quyền giám sát và kiểm
soát hoàn toàn trong dự án
hợp tác nhạy cảm này. Ông
lưu ý việc khai thác dầu khí
chung sẽ diễn ra hoàn toàn
trong vùng đặc quyền kinh
tế (EEZ) của Philippines và
theo hiến pháp nước này quy
định, mọi tài nguyên trong
khu vực này thuộc quyền
quản lý của nhà nước. “Ông
Duterte đã cho thấy ông sẵn
sàng dùng ảnh hưởng chính
trị trong nước để thúc đẩy
một quyết định gây tranh cãi
như vậy nhưng ông ấy cũng
không thể đứng trên luật pháp.
Quả bóng hiện đã ở trong sân
của TQ rồi, liệu nước này có
sẵn sàng nhượng bộ tham
vọng chủ quyền biển Đông
hay không?” - ông Ordaniel
nhận xét.
Trước đó, cựu tổng thống
BenignoAquino III khẳngđịnh
Philippines không có nghĩa vụ
phải chia sẻ tài nguyên với TQ
trong vùng đặc quyền kinh
tế của mình. “Tỉ lệ thương
lượng là 60-40 nghiêng về
Philippines. Nhưng cuối cùng
nó có thể đảo ngược. TQ sẽ
cố đạt tới 60 hoặc 70” - ông
cảnh báo, khẳng định không
thể tin tưởng Bắc Kinh và
nhấn mạnh đề xuất của TQ
sẽ gây bất lợi cho đảo quốc
Đông Nam Á.
Trong bài viết cho tạp chí
The Diplomat
, chuyên gia
Prashanth Parameswaran cho
rằng động thái của Philippines
đã đặt nước này và cả khu vực
vào tình huống hết sức nguy
hiểm. Theo đó, TQ đang cố
tình tạo ra một bầu không khí
giả tạo rằng tình hình tranh
chấp đã lắng dịu và có cớ ngăn
cản các nước phản đối hành
động phi pháp của nước này
ở biển Đông. Mặt khác, cái
gật đầu củaManila khiến Bắc
Kinh càng bạo dạn hơn trong
hành vi quấy rối, cưỡng ép và
ngăn cản các bên khác tiến
hành hoạt động dầu khí hợp
pháp. Và như thế, viễn cảnh
một biển Đông hòa bình, ổn
định sẽ còn xa.•
Thế giới 24 giờ
Quốc tế -
ThứBa3-9-2019
VĨ CƯỜNG
N
gày 1-9, Văn phòng
tổng thống Philippines
thông báo ông Rodrigo
Duterte đã trở về nước sau
chuyến thăm Trung Quốc
(TQ) bốn ngày từ hôm 29-8
vừa qua. Trước đó, ở phiên
làm việc ngày 29-8, Tổng
thống Duterte như đã hứa
đã đề cập việc thực thi phán
quyết biển Đông 2016 của
Tòa trọng tài với Chủ tịch
Tập Cận Bình tại Bắc Kinh
nhấn mạnh “đây là quyết
định cuối cùng, ràng buộc
và không thể thay đổi”.
Đáp lại, ông Tập nhắc
lại TQ lâu nay không công
nhận phán quyết cũng như sẽ
không thay đổi quan điểm.
Phát ngôn viên tổng thống
Philippines sau đó bất ngờ
thông báo sẽ không nhắc lại
phán quyết này trong tương
lai do Bắc Kinh khăng khăng
bảo lưu quan điểm.
Nước cờ sai lầm
của ông Duterte
“Đây sẽ là một hành động
phản bội lòng tin người dân
nếu chính quyền ông Duterte
chấp nhận sự chối bỏ của TQ
đối với phán quyết mang tính
bước ngoặt làm vô hiệu hóa
yêu sách ngang ngược của
nước này trên biển Đông,
trong đó có vùng biển của
Philippines” - cựu bộ trưởng
Ngoại giao PhilippinesAlbert
Del Rosario phản ứng trước
quyết định của ông Duterte
hôm1-9, theo tờ
The Inquirer
.
Ông Rosario tiếp tục chỉ
trích việc đề nghị Philippines
chấp thuận không đưa ra vấn
đề này nữa chẳng khác nào
một sự thừa nhận rằng “TQ
còn cao hơn cả luật pháp”.
“Điều này là rất sai. Nó sẽ
là một sự phản bội niềm tin
mà chúng ta đã đặt vào chính
quyền của mình” - ông Del
Rosario cho biết thêm.
Đồng quan điểm, Giámđốc
Viện Các vấn đề hàng hải và
luật biển (Philippines) Jay
Batongbacal cho rằng đây là
nước đi sai lầm, khẳng định
nước này cần tiếp tục nhắc
lại phán quyết dù Bắc Kinh
muốn phủ nhận phán quyết
bao nhiêu lần đi nữa. “Chúng
ta phải cẩn thận hành xử theo
cách Philippines, không nên
thừa nhận rằng TQ có bất cứ
quyền gì trên biển Đông bởi
phán quyết tuyên bố rõ ràng
là họ không có quyền. “Đó
là lý do vì sao việc chính
quyền Manila nói rằng cánh
cửa để nhắc lại phán quyết
đang khép lại là không đúng.
Phán quyết phải được nhắc
lại nếu họ làm đúng lời mình
đã nói là bảo vệ quyền của
Philippines trên biển Đông” -
ông Batongbacal nhấn mạnh
trên đài
ABS-CBN
.
Tuy nhiên, trả lời tờ
South
China Morning Post
, GS
Jeffrey Ordaniel thuộc ĐH
Tokyo (Nhật Bản) chia sẻ
ông đánh giá cao động thái
và lập trường tôn trọng luật
pháp quốc tế của ông Duterte.
“Dù cuộc gặp không đem lại
giải pháp nào đáng kể cho
vấn đề hiện tại, nó cũng có
thể được xem là tín hiệu cho
thấy một sự thay đổi trong
cách tiếp cận của Tổng thống
Duterte về biển Đông. Cụ thể,
nó cho thấy ông đang nhận
ra tầm quan trọng của luật
pháp quốc tế” - GS Ordaniel
giải thích.
Khai thác chungvới TQ,
hiểm họa khó lường
Một nội dung quan trọng
khác đạt được trong chuyến
thăm TQ của Tổng thống
Rodrigo Duterte là hai bên
đã quyết định thành lập ủy
ban chỉ đạo chung và tổ công
tác doanh nghiệp về hợp tác
dầu khí. Hoạt động này được
thực hiện với mục đích thúc
đẩy khai thác chung giữa hai
nước đạt được tiến triểnmang
tính thực chất và xúc tiến việc
thăm dò dầu khí chung ở biển
Đông với tỉ lệ ăn chia 60-40
nghiêng về Philippines.
Dù vậy, các nhà quan sát
ChủtịchTrungQuốcTậpCậnBìnhtiếpđónTổngthốngPhilippinesRodrigoDutertengày29-8.Ảnh:SCMP
• Hong Kong
: Ngày 2-9, ít nhất
9.000 học sinh, sinh viên đã tham
gia cuộc bãi khóa dự kiến kéo dài
đến hôm nay. Các học sinh tập hợp
trước cổng trường mặc đồng phục,
đeo khẩu trang và giương các biểu
ngữ thể hiện sự ủng hộ với các cuộc
biểu tình phản đối dự luật dẫn độ.
Tổng thư ký hành chính Hong Kong
Matthew Cheung sau đó lên tiếng
cho biết trường học không phải là nơi
biểu tình.
• Anh
: Hãng tin
Sky News
hôm 2-9
tiết lộ London đang cân nhắc điều
các máy bay không người lái nhằm
hỗ trợ Hải quân Hoàng gia Anh hộ
tống tàu chở dầu quốc tịch Anh đi qua
eo biển Hormuz giữa lúc căng thẳng
vẫn ở mức cao tại vịnh Ba Tư. Thiếu
tướng hải quân Dean Bassett khẳng
định Iran là mối đe dọa trực tiếp với
các thương thuyền Anh và cho biết sẽ
không sử dụng đến lực lượng quân sự
nếu không cần thiết.
• CHDCND Triều Tiên:
Bình
Nhưỡng mới đây đã lên tiếng phủ
nhận nước này kiếm được 2 tỉ USD
nhờ tấn công mạng nhằm vào ngân
hàng cùng với giao dịch tiền ảo. Quốc
gia Đông Bắc Á chỉ trích Mỹ lan
truyền tin giả, theo hãng thông tấn
Triều Tiên
KCNA
hôm 1-9. Trước đó,
vào tháng 8, một báo cáo của Liên
Hiệp Quốc cho biết Triều Tiên đang
tiến hành các cuộc tấn công mạng
“ngày càng tinh vi” để rút tiền từ các
ngân hàng và sàn giao dịch tiền điện
tử trên toàn thế giới cho chương trình
phát triển vũ khí.
PHẠM KỲ
Tập trận chung ASEAN - Mỹ
chính thức bắt đầu
Ngày 2-9, lễ khai mạc cuộc tập trận hàng hải ASEAN -
Mỹ kéo dài trong năm ngày đã diễn ra tại căn cứ hải quân
Sattahip (Thái Lan). Theo
The Diplomat
, phạm vi tập trung
chủ yếu trong khu vực vịnh Thái Lan và ngoài khơi tỉnh Cà
Mau của Việt Nam.
Trang tin quân sự
Stars and Stripes
dẫn nguồn tin từ quân
đội Mỹ cho biết bảy nước đã xác nhận gửi tàu thamgia cuộc
diễn tập lần này bao gồmMỹ, Việt Nam, Singapore, Brunei,
Philippines, Thái Lan và Myanmar. Các nước còn lại sẽ cử sĩ
quan tham gia với tư cách quan sát viên.
Thông tin từ Bộ Ngoại giaoMỹ cho biết cuộc diễn tập lần
này sẽ tập trung vào việc đối phó các vấn đề thách thức an
ninh hàng hải trong khu vực. “Cuộc diễn tập cũng tiếp tục
xu hướng tăng cường hợp tác đa phương giữa hải quân các
nước Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, một khu vực mà khi
các nước được nối kết với nhau sẽ là chìa khóa để ngăn chặn
các cuộc xâm lược, duy trì sự ổn định và đảm bảo quyền tự
do tiếp cận các vùngbiểnquốc tế”- cơquannày nhấnmạnh.
Tôi hiểu vì sao chính quyền
Philippineshiện tại trởnên thân
thiện hơn đối vớiTQnhưng họ
rất cần một đường lối rõ ràng
để bảo vệ chủ quyền quốc gia.
TổngthốngDuterteđãđưararất
nhiềutuyênbốkhiếnmọingười
có cảmgiác là Philippines đang
chấp nhậnmọi đòi hỏi của TQ.
Phó Tổng thống Philippines
LENI ROBREDO
Tiêu điểm
TQ đang cố tình tạo
ra một bầu không
khí giả tạo rằng tình
hình tranh chấp đã
lắng dịu và có cớ
ngăn cản các nước
phản đối hành động
phi pháp của nước
này ở biển Đông.
100
người đã thiệt mạng sau khi một trận không kích của
liên quân do Saudi Arabia dẫn đầu chống lại phiến quân
Huthi đã tấn công trúng vào một nhà tù ở TP Dhamar,
phía nam thủ đô Sanaa của Yemen ngày 1-9, hãng tin
Reuters
dẫn thông tinỦy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC)
tại nước này cho biết. Hiện ICRC đang nỗ lực tìm kiếm
những người bị vùi dưới đống đổ nát nhưng cơ hội sống
sót là rất thấp. Trước đó, liên quân ban đầu thông báo
đánh trúng một kho vũ khí chứa nhiều tên lửa và máy
bay không người lái.
PHẠM KỲ
Mối nguy cho biển Đông từ
hành xử của ông Duterte
Với việc tuyên bố không nhắc lại phán quyết biểnĐông 2016 cũng như đồng ý thành lập ủy ban
khai thác dầu khí với Trung Quốc, Philippines đang tạo ramột tiền lệ hết sức nguy hiểm.
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook