203-2019 - page 13

13
là thái độ hợp tác, lắng nghe
và học hỏi của các em. Tôi
cũng hy vọng phụ huynh, cha
mẹ HS hãy luôn quan tâm
đến con em mình, tôn trọng
nhà trường và GV, hãy cùng
nhìn về một hướng, vì giáo
dục HS. Cuối cùng, là một
GV trẻ, mức lương ở những
bậc đầu tiên, tôi hy vọng và
thật sự mong muốn các cấp
lãnh đạo hãy tạo những điều
kiện vật chất tốt nhất để GV
có thể an tâm sống được với
nghề” - thầy Thiều Quang
Thịnh, GV Trường THPT
Long Thới, huyện Nhà Bè,
TP.HCM, bày tỏ tâm tư.
Nhẹ nhàng thi cử,
được chơi nhiều hơn
Đây là mongmuốn của hầu
hết các em HS khi được hỏi
ANHIỀN-NGUYỄNQUYÊN
H
ôm nay, 5-9, hơn 23
triệu học sinh, sinh viên
(HS-SV) trên cả nước
chính thức bước vào năm học
mới. Năm học 2019-2020
được Bộ GD&ĐT xác định
là năm học mà toàn ngành
cần tiếp tục tăng cường giáo
dục đạo đức, lối sống, kỹ
năng sống, giáo dục thể chất
cho HS-SV, bảo đảm an toàn
trường học…
Phụ huynhmongmỏi:
Giảm bớt dạy thêm
tự nguyện
“Năm học mới này, tôi
mong muốn các cô giáo giảm
bớt dạy thêm tự nguyện đi.
Nói là tự nguyện nhưng lại
thành bắt buộc. Các thầy cô
cứ lồng vào câu lạc bộ nọ kia
nên không học không được
mà học thì không thoải mái.
Ví dụ như câu lạc bộ tiếng
Anh liên kết với trung tâm
Anh ngữ bên ngoài, con
học cả năm trời mà có biết
gì đâu. Với quỹ thời gian
rảnh đó, các con có thể chơi
thể dục thể thao, hoạt động
tập thể vừa vui vừa khỏe,
lại tốt cho sự phát triển của
các con cả về thể chất, trí
tuệ” - chị Nguyễn Thị Mai,
phụ huynh có hai con đang
học tại quận Hà Đông, Hà
Nội, nhắn nhủ.
Còn chị Vi Thị ThanhThủy,
phụ huynh có hai con đang
học tiểu học tại quận Thanh
Xuân, HàNội, lại mongmuốn
giảm tải chương trình học.
“Thực tế hiện nay các con
phải học quá nhiều. Mỗi
hôm các con có mười mấy
bài tập về nhà, chẳng hôm
nào được chơi.
Nếu giảm tải được chương
trình học, thay vào đó là
các giờ học kỹ năng sống,
kỹ năng sinh tồn sẽ rất cần
thiết cho các con. Đơn giản
như việc dạy các con cách
xử trí khi bị chảy máu tay,
cách xử trí khi bị bỏng, khi
ở một mình trong ô tô đóng
kín cửa, khi gặp người xấu,
khi bị đi lạc... và thậm chí là
cả cách cân bằng cuộc sống
để tránh bị stress do áp lực
học tập, căng thẳng” - chị
Thủy nói.
Giáo viên kỳ vọng:
Giảm tải ghi sổ sách
Cô Nguyễn Thị Hòa, giáo
viên (GV) TrườngTHCSYên
Nghĩa, Hà Nội, bày tỏ: “Tôi
hy vọng giảm tải cho GVviệc
ghi các sổ sách không cần
thiết. Ví dụ, có những buổi
họp GV phải viết vào sổ họp
cá nhân, sổ họp nhóm rồi lại
sổ họp tổ. Đến cuối năm thì
ban giám hiệu kiểm tra sổ,
GV trong trường kiểm tra sổ,
GV trường bạn kiểm tra sổ
rồi phòng, sở cũng kiểm tra”.
Bêncạnhđó, nhiềuGVcũng
mong mỏi làm sao để GV an
tâm trong công tác giáo dục.
“Nghề giáo và môi trường
giáo dục hiện nay thật sự có
những nguy hiểm nhất định
và thử thách. Tôi hy vọng xã
hội sẽ có cái nhìn đúng đắn,
luôn đồng hành và tin tưởng
vào giáo dục nước nhà. Có
như vậy các thầy cô giáo mới
cảm thấy an tâm trong công
tác giáo dục.
Với tư cách là một GV,
tôi hy vọng trong năm học
này sẽ có sự gắn kết với HS,
đồng hành với các em trong
các hoạt động học tập và trải
nghiệm theo hướng phát
huy năng lực, sở trường, sở
thích của các em. Đối với
HS, niềm mong muốn của
một GV đó là sự tôn trọng,
Học sinh Trường Tiểu học PhanHuy Ích, quận Tân Bình, TP.HCMhào hứng trong lễ khai giảng nămhọc ở ngôi trườngmới.
Ảnh: NGUYỄNQUYÊN
Năm nhóm nhiệm vụ trọng tâm
của ngành giáo dục
1. Chú trọng việc quy hoạchmạng lưới các cơ sở giáo dục
mầm non, phổ thông; rà soát, sắp xếp các trường sư phạm,
các cơ sở giáo dục đại học.
2. Giải quyết vấn đề thừa/thiếu GV; chuẩn bị đội ngũ GV
thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới;
3. Đổi mới mạnhmẽ cơ chế quản lý các trườngmầmnon,
phổ thông; đẩy mạnh thực hiện tự chủ đại học;
4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đào tạo nguồn
nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu tăng năng suất
lao động và hội nhập quốc tế;
5. Đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống
cho HS-SV.
Họ đã nói
Tôi hy vọng phụ
huynh, cha mẹ HS
hãy luôn quan tâm
đến con emmình,
tôn trọng nhà
trường và GV, hãy
cùng nhìn về một
hướng, vì giáo dục
học sinh.
Năm học mới gắn liền
với bảo vệ môi trường
Nămnay,TrườngMarieCurie
có sự khác biệt hơn so với các
năm trước. Đó làmột nămhọc
gắn liền với bảo vệmôi trường,
hạn chế rác thải nhựa. Từ bức
thưcủaemNguyệtLinhđềnghị
lễ khai giảng không bóng bay,
trường đã hưởng ứng không
thảbóngbaynữa vàphát động
một năm vì môi trường. Thay
toànbộtúinylonđựngráctrước
nay bằng túi nylon sinh học tự
phânhủy. Nhà ăn thayđồbằng
nhựa dùng một lần bằng các
loại ly giấy, muỗng gỗ. Đồng
thời phát độngHS khôngdùng
nylon bọc vở.
Thầy
NGUYỄN XUÂN KHANG
,
HiệutrưởngTrườngMarieCurie,HàNội
Đời sống xã hội -
ThứNăm5-9-2019
Ước vọng
năm học
mới
Môi trường giáo dục thân thiện,
chương trình học được giảm tải,
tăng cường các hoạt động ngoại
khóa để làm sao trẻ cảm thấymỗi
ngày đến trường làmột ngày vui.
Hàng triệu học sinh lại bước vào một năm học mới, lại
cặm cụi với lượng kiến thức khổng lồ. Học sinh phổ thông
ngoài văn, toán, ngoại ngữ sẽ phải học giải phẫu động vật,
phương trình hóa học… Sinh viên đại học sẽ phải nghiên
cứu môn đại cương, toán cao cấp, Hán Nôm, ngoài kiến
thức chuyên môn.
12 năm học phổ thông + 4 năm học đại học = 16 năm
tròn trĩnh, khoảng 1/4 cuộc đời, là chặng đường để đứa
trẻ trở thành thanh niên. Sau chuỗi năm tháng đằng đẵng
của lý thuyết chuyên môn ấy, mỗi người sẽ bước vào vòng
quay kiếm tiền - đóng thuế thu nhập - trả chi phí cho bản
thân, gia đình; càng thăng tiến, càng vất vả, càng trang
trải nhiều hơn. Vòng quay ấy kéo dài đến tuổi nghỉ hưu, khi
mỗi công chức, viên chức phải sống nhờ vào tiền bảo hiểm,
lương hưu; đối mặt với nghịch lý càng coi nhẹ tiền bạc,
càng phải chịu áp lực kinh tế.
Học thức trong nhà trường có ý nghĩa gì khi không ít
người giàu phấn đấu vươn lên với quan điểm: Muốn giàu
thì đừng đến trường? Liệu đó có là hành trang tối cần
thiết khi không ít người trong nhóm nhân vật nổi tiếng, ảnh
hưởng lớn trên thế giới như Bill Gates, Steve Jobs, Mark
Zuckerberg, James Cameron… bỏ học giữa chừng?
Để tồn tại và phát triển, xã hội cần những nhà chuyên
môn; nhưng để giàu có, tự do, con người cần sự thông minh
tài chính. Trong thời đại thông tin, khi mọi thứ đều diễn ra
với tốc độ kinh hoàng, cơ hội và thách thức biến đổi không
ngừng, cuộc đời làm công nhận lương tưởng bình yên
nhưng đầy bất ổn; cuộc sống kinh doanh, đầu tư tưởng mạo
hiểm nhưng chứa đựng sự an toàn.
Nhà đầu tư vĩ đại nhất thế giới Warren Buffett từng đưa ra
lời khuyên: “Hãy suy nghĩ cho tương lai lâu dài của mình
nếu không muốn gặp rắc rối trong 10, thậm chí 30 năm sau”.
Tương lai lâu dài ấy chính là kế hoạch tài chính chi tiết cho
từng quãng thời gian ngắn. Mỗi cá nhân tự quản lý bản thân
với công cụ là bản báo cáo tài chính, rõ thu-chi, tài sản-tiêu
sản. Từng ngày nhìn vào bản báo cáo ấy như nhìn vào đơn
thuốc để hiểu cơ thể tài chính của mình. Một kế hoạch tài
chính chi tiết cũng chính là chặng đường biến thu nhập tiền
lương, thay vì bị tiêu hết từng tháng, thành thu nhập thụ
động như bất động sản và thu nhập đầu tư như cổ phiếu. Đó
cũng là chặng đường giảm thiểu những thứ đắt đỏ, tăng chi
phí nhưng bị nhầm lẫn là tài sản; tăng nguồn thu.
Câu nói “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” luôn đúng
nhưng trong thời đại thông tin, mỗi người cần thêm chuyên
môn thứ hai - kiến thức tài chính. Kiến thức tài chính không
nên chỉ là trường đời, mà là kiến thức chính quy, để mỗi
bước chân đến trường háo hức hơn khi phía trước là chân
trời rộng mở của tự do, hạnh phúc.
PHẠM CƯỜNG
Góc nhìn
Suynghĩ cho tương lai lâudài
đến. Em Nguyễn Thị Thùy,
HS lớp 11 Trường THPT
Trần Hưng Đạo, Hà Nội,
nhắn gửi: “Em mong đề thi
nhẹ nhàng hơn và cách tính
điểm dễ dàng hơn cho chúng
em. Đề thi khó quá khiến
chúng em ôn tập rất vất vả.
Những năm cuối cấp, em sợ
việc học của mình không đạt
điểm như mong đợi sẽ ảnh
hưởng đến tương lai. Hơn
nữa, năm sau thi đại học,
em có dự định sẽ rèn luyện,
phát triển năng khiếu để thi
vào trường nghệ thuật. Nếu
phải ôn tập quá vất vả, em
sẽ không còn thời gian để
rèn luyện môn nghệ thuật
mà mình yêu thích, theo
đuổi nữa”.
Còn em Bảo Ngọc - HS
Trường Tiểu học Phạm Văn
Chính, quận 9, TP.HCM thì
mong mỏi: “Em muốn đến
trường được thầy cô yêu
thương, quan tâm. Emmong
ngoài việc học kiến thức sẽ
được học thêm nhiều kỹ năng
sống và trải nghiệm từ thực
tế cuộc sống. Hy vọng việc
học sẽ ít lại để chúng em
được vui chơi nhiều hơn”.•
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook