203-2019 - page 9

9
TP.HCM kiến nghị
làm đường, bãi đậu xe
dưới gầm cầu cao tốc
Trướcđề xuấtmởđường tạmdưới dạ cầucao tốcTP.HCM- LongThành -Dầu
Giây, phíaUBNDquận9đang tiếnhànhkhảo sát thực trạngkhuvựcdạ cầu.
ĐÀOTRANG
S
ở GTVT TP.HCM vừa
kiến nghị Bộ GTVT xem
xét, chấp thuận cho TP sử
dụng đường dưới dạ cầu cao tốc
TP.HCM - Long Thành - Dầu
Giây đoạn từ đường Võ Chí
Công đến Nguyễn Duy Trinh
để làm đường tạm.
Sở GTVT: Để giảm
ùn tắc
Sở GTVT TP.HCM lý giải:
Hiện nay tỉ lệ đất dành cho giao
thôngởTP.HCMrất thấp, chỉ đạt
9,19%,mật độđườnggiao thông
đạt 2,09 km/km². Hiện việc đầu
tư hạ tầng giao thông theo đúng
quy hoạch đang gặp nhiều khó
khăn do thiếu nguồn kinh phí.
Trong khi đó, trên địa bànTPcó
ba tuyến đường cao tốc đi qua,
hai tuyến đã được đưa vào khai
thác và một tuyến dự kiến khai
thác vào cuối năm 2020. Phần
lớn đường cao tốc đi trên cầu
cạn nên phần đất bên dưới vẫn
chưa được khai thác hiệu quả để
phục vụ cho giao thông đô thị.
Trước thực trạng trên, để
kéo giảm ùn tắc và tai nạn giao
thông tại địa phương, SởGTVT
đã có văn bản kiến nghị gửi Bộ
GTVT. Trong đó, sở đề xuất Bộ
GTVTxemxét, chấp thuận cho
phépTPsử dụng đường dưới dạ
cầu (đường công vụ trong quá
trình thi công) của tuyến cao tốc
TP.HCM - Long Thành - Dầu
Giây (đoạn từ đường Võ Chí
Công đến Nguyễn Duy Trinh)
làm nơi đỗ xe để đáp ứng nhu
cầu giao thông tĩnh của TP và
làmđườnggiao thông tạm, nhằm
giảmáp lực giao thông ở đường
NguyễnDuyTrinh, đoạn từvòng
xoay Phú Hữu đến đường 990.
Sau khi được chấp thuận, Sở
GTVT sẽ làm việc với đơn vị
chủquản, đưa ra từngphương án
cụ thể. Sở sẽ chịu trách nhiệm
việc tổ chức sử dụng gầm cầu
đường bộ trong đô thị làm bãi
đậu xe tạm thời. Đảm bảo an
toàn phòng, chống cháy nổ, an
toàn giao thông, bảo vệ môi
trường và điều kiện thuận lợi
cho đơn vị kiểm tra, bảo dưỡng,
sửa chữa cầu theo quy định.
Không nên cho xe
container đi dưới dạ cầu
Theo ghi nhận của PV, tại dạ
cầu cao tốc TP.HCM - Long
Thành - Dầu Giây đoạn từ Võ
ChíCôngđếnNguyễnDuyTrinh
(phường Phú Hữu, quận 9) dài
khoảng 2 km, đoạn đường này
song song với đường Nguyễn
DuyTrinh, nối liền tới cảng Phú
Hữu. Tại đoạn dạ cầu được Sở
GTVT đề xuất xây dựng làm
đường tạm, cỏ mọc um tùm,
được bảo vệ bởi hàng rào lưới
B40. Tuy nhiên, nhiều đoạn
hàng rào đã bị phá bỏ để làm
lối đi lại. Thậm chí có những
đoạn dạ cầu được người dân
tôn nền đất lên cao để sử dụng.
Đường Nguyễn Duy Trinh
có mặt bằng rộng khoảng 7-9
m, đoạn từ Võ Chí Công đến
Khu công nghiệp (KCN) Phú
Hữu chỉ dài khoảng 1,7 km,
song lượng xe container ra
vào nườm nượp. Đây là tuyến
đường chính kết nối vào KCN
và đường vào cụm cảng Phú
Hữu. Nơi đây thường xuyên
xảy ra ùn tắc và tai nạn, trong
thời gian dài con đường này
luôn đứng đầu danh sách điểm
đen tai nạn giao thông. Cụ thể,
chỉ trong ba năm qua đã có 20
người chết vì tai nạn ở đây.
Theo ông Nguyễn Đình Trí,
Chủ tịch UBND phường Phú
Hữu, lưu lượng xe lưu thông
trên đường này đã quá cao, vượt
ngưỡng 1.500 lượt xe container
và xe tải lớn mỗi ngày. Ban đầu
đường Nguyễn Duy Trinh chủ
yếu làm đường dân sinh cho
người trong dân khu vực nhưng
sau khi mở cảng PhúHữu thì có
quy hoạch mở rộng 7-9 m lên
30 m. Tuy nhiên, đến nay con
đường này vẫn chưa được mở
rộng nên luôn trong tình trạng
quá tải. Từmột tuyến đường dân
sinh trở thành đường vào một
khu cảng, KCN khiến đường
xuống cấp, không đảm bảo an
toàn giao thông.
Trước đề xuất mở đường tạm
dưới dạ cầu cao tốc TP.HCM -
Long Thành - Dầu Giây, phía
UBND quận 9 đang tiến hành
khảo sát thực trạng khu vực dạ
cầu. Tuy nhiên, theo ông Trí,
dạ cầu cao tốc này chỉ nên để
cho các phương tiện nhỏ lưu
thông để giảm tình trạng kẹt xe,
quá tải cho đường Nguyễn Duy
Trinh. Nếu để xe container, xe
tải lớn di chuyển dưới dạ cầu
sẽ ảnh hưởng đến kết cấu của
đường cao tốc. Giải pháp tốt
nhất là TP.HCM vẫn nên xây
dựng một tuyến đường riêng
cho xe container và xe tải để
đảm bảo an toàn giao thông,
tránh tình trạng ùn tắc.
Đồng tình, anh Nguyễn Văn
Hoàng (quận 9) cho biết nếu
có thể mở một tuyến đường
kết nối với đường Nguyễn
Duy Trinh để giảm tải cho xe
container và xe máy sẽ rất tốt.
Xe máy và ô tô không còn phải
đi chung làn với xe container.
Người dân cũng không phải
đối mặt với nguy hiểm, tai nạn
rình rập mỗi ngày.•
Anh Dương Hồng Hải, một tài xế xe container, cho biết mỗi
lần về khu cảng Phú Hữu, Cát Lái là nỗi ám ảnh của giới tài xế
bởi khu vực này thường xuyên kẹt. Mỗi lần vào cảng lấy hàng,
ít nhất anh cũng mất khoảng 3 giờ, có khi mất tới 8 giờ nếu bị
kẹt xe. Nói về đề xuất mở tuyến đường tạm dưới dạ cầu cao tốc
TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây của Sở GTVT, anh Hải cho rằng
nguyên nhân thường xảy ra kẹt xe, nhiều tai nạn là do đường
Nguyễn Duy Trinh quá hẹp. Bên cạnh đó, một phần cũng do
cảng không đủ chỗ để các xe container vào lấy hàng nên các
xe container luôn phải nằmchờ trên đường. Việcmở thêmmột
tuyến đường tạmnhưng cảng không giải quyết kịp nhu cầu lấy
hàng thì cũng sẽ lâmvào tình cảnh kẹt xe cục bộ. Chưa kểnếu xe
container chạy dưới dạ cầu về lâu dài sẽ gây sụp lún nên TP cần
xem xét lại nên để phương tiện nào di chuyển dưới dạ cầu này.
Giải pháp tốt nhất là
TP.HCMvẫnnênxây
dựngmột tuyếnđường
riêng cho xe container
và xe tải để đảmbảo an
toàngiao thông, tránh
tình trạngùn tắc.
Đường250tỉđồngchưa
bàngiaođãnứt toác
Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tránh thị trấn
Chư Sê khởi công từ giữa tháng 5-2018. Mặc dù mới
hoàn thành, nghiệm thu vào tháng 6-2019 nhưng
đoạn đường đã hư hỏng nặng.
Ngày 3-9, theo ghi nhận, đoạn đường tránh qua
địa bàn thị trấn Chư Sê tại thôn Đoàn Kết, xã Ia
Pal dài hơn 100 m đã bị sụt lún nghiêm trọng.
Nhiều nơi nứt toác rộng tới 50 cm, sâu hơn 1 m.
Hai taluy đường có nhiều tấm kè bê tông đã bị sụt
lún, biến dạng. Sau khi đoạn đường tránh bị sạt
lở, các cơ quan chức năng đã lập rào chắn, cắm
biển báo “công trường đang thi công” không cho
xe lưu thông.
Là người thường xuyên đi qua đoạn đường này,
anh Lê Văn Thái (trú xã Ia Blang, Chư Sê) cho
biết trước đó trên mặt đường mới chỉ xuất hiện
những vết rạn nứt nhỏ. Tuy nhiên, đến chiều 3-9,
đoạn đường này đã bị nứt và sạt lở nghiêm trọng.
Ông Nguyễn Hồng Linh, Chủ tịch UBND huyện
Chư Sê, cho biết: “Ngay khi nhận được thông tin
đường tránh bị sạt lở vào chiều 3-9, chúng tôi đã
thông báo với đơn vị thi công để có biện pháp xử
lý. Đồng thời, chúng tôi đã báo về Sở GTVT để
có biện pháp thông báo, không để các phương tiện
lưu thông qua tuyến đường này, tránh xảy ra sự cố
đáng tiếc”.
Liên quan vấn đề này, ông Lê Văn Hạnh, Phó
Giám đốc Sở GTVT Gia Lai, cho biết: “Ngay sau
khi nhận thông tin phản ánh từ người dân, chiều
3-9 chúng tôi đã đi kiểm tra. Tại đoạn đường này
xuất hiện sạt lở mái taluy, gây hư hỏng nặng,
mặt đường có nguy cơ mất an toàn giao thông
rất cao. Chúng tôi đã đề nghị Ban quản lý dự án
6 - Bộ GTVT khẩn trương phối hợp với UBND
huyện Chư Sê và các đơn vị liên quan tổ chức,
phân luồng giao thông nhằm đảm bảo cho người
và phương tiện khi tham gia giao thông tại đoạn
đường này”.
Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tránh Chư Sê có
mức đầu tư gần 250 tỉ đồng do Ban quản lý dự án 6
- Bộ GTVT làm chủ đầu tư. Tuyến đường được thiết
kế theo quy mô đường cấp ba đồng bằng với tổng
chiều dài hơn 10,8 km.
HOÀNG TUẤN
TP.HCM: Trong tháng 8 xảy ra
hai vụ sạt lở
Theo Sở GTVT TP.HCM, trong tháng 8, trên
địa bàn TP.HCM đã xảy ra hai vụ sạt lở. Cụ thể,
một vụ sạt lở xảy ra trên đoạn sông Sài Gòn tại
vị trí phường 13, quận Bình Thạnh và một vị
trí trên bờ sông Sài Gòn đoạn phường An Phú
Đông, quận 12. 
Tính từ đầu năm 2019 đến nay, trên địa bàn
TP.HCM đã xảy ra hai vụ sạt lở bờ sông. May mắn
là các vụ việc này không gây thiệt hại đến tài sản
và tính mạng người dân. Trước thực trạng trên, Sở
GTVT tiếp tục tăng cường quản lý hệ thống phao,
tiêu, báo hiệu nhằm đảm bảo phát huy tác dụng
điều khiển, chỉ dẫn cho các phương tiện lưu thông
trên luồng. Mọi diễn biến phát sinh trên tuyến đều
được ghi nhận, báo cáo và được xử lý kịp thời theo
quy định.
THÁI NGUYÊN
Vết nứt rộng tới 50 cm, sâu hơn 1mgiữa đường.
Ảnh: HOÀNGTUẤN
Dạ cầu cao tốc TP.HCM - Long Thành - DầuGiây được rào chắn bởi hàng rào lưới.
Tuy nhiên, một số đoạn đã bị phá bỏ để làm lối đi. Ảnh: ĐÀOTRANG
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook