203-2019 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm5-9-2019
tội thì cần xem lại năng lực và tính
khách quan, vô tư của CQĐT. Bởi
vì chẳng ai dại gì mà tự giác nhận
rằng mình đã nhận tiền. Ngược lại,
người đưa hối lộ khai rõ với nhiều
chứng cứ khác nhưng chỉ vì người
bị cáo buộc nhận hối lộ không thừa
nhận mà không hoặc không thể điều
tra, chứng minh thêm để củng cố
chứng cứ thì cần xem lại trình độ,
chất lượng của điều tra viên.
Luật sư
VŨ PHI LONG
, nguyên Phó
Chánh Tòa hình sự TAND TP.HCM:
Mạnh dạn
khởi tố
ngay tại tòa
Khoản 4 Điều
153 BLTTHS
2015 quy định rõ:
“HĐXX ra quyết
định khởi tố hoặc yêu cầu VKSND
khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc
xét xử tại phiên tòa mà phát hiện có
việc bỏ lọt tội phạm”. Vì vậy, hai
chủ thể này cần tăng cường thực
hiện các quyền của mình là pháp
luật cho phép. Cụ thể, thông qua
việc xét hỏi, tranh luận công khai
tại phiên tòa, HĐXX có thể khởi
tố vụ án nếu phát hiện có dấu hiệu
của việc bỏ lọt tội phạm. Hiện nay
thẩm quyền này ít khi được HĐXX
sử dụng mà hay được “nhường”
lại cho VKS. Theo đề nghị khởi tố
của tòa, VKS nếu đủ cơ sở, bằng
chứng sẽ tự mình điều tra, khởi tố
mà không phụ thuộc vào CQĐT.
Bởi VKS có thẩm quyền điều tra,
khởi tố đối với một số vụ án hình
sự liên quan đến các hành vi xâm
phạm hoạt động tư pháp, các tội
phạm liên quan đến tham nhũng,
chức vụ. Thông thường những
người nhận hối lộ thường là các
cán bộ, công chức thuộc CQĐT,
tòa án, VKS, thi hành án, người
có thẩm quyền tiến hành hoạt động
tư pháp. Theo tôi, đây là cách thức
quan trọng để lôi ra ánh sáng những
mảng tối của các vụ án liên quan
đến hành vi đưa, nhận hối lộ.
Một phó viện trưởng VKSND thuộc
tỉnh Bình Định:
Bỏ hẳn việc trả hồ sơ
tới lui
Thực tế làm kiểm sát chúng tôi
thấy rằng quá trình kiểm sát hồ sơ
các vụ án hình sự liên quan đến
nhóm tội danh hối lộ, VKS phát hiện
ra nhiều dấu hiệu bất thường như
hồ sơ bị sai lệch, mớm cung trong
việc lấy lời khai. Sau đó VKS có
thể yêu cầu khắc phục, có thể yêu
cầu điều tra lại và đề nghị truy tố
các bị can liên quan đến việc nhận
hối lộ. Tuy nhiên, có nhiều vụ sau
khi điều tra lại CQĐT vẫn không
tìm ra được tội phạm. Tôi biết có
vụ tòa trả hồ sơ năm lần yêu cầu
điều tra bổ sung nhưng CQĐT vẫn
không tìm ra. Vì vậy, HĐXX nên
thể hiện quan điểm bằng việc khởi
tố ngay tại tòa theo thẩm quyền nếu
thấy có đủ điều kiện.
Ngoài ra, BLTTHS và Thông tư
liên tịch số 04/2018 giữa VKSND
Tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc
phòng (về việc phối hợp thực hiện
một số quy định của BLTTHS) quy
MINHCHUNG
C
ác chuyên gia cho rằng việc
hầu hết không xử lý được
người nhận hối lộ dù có nhiều
chứng cứ khá rõ, là vụ án đã được
giải quyết một cách không triệt để,
không toàn diện. Quan trọng hơn,
người dân nhìn vào đó sẽ thấy rằng
quyết tâm lôi ra ánh sáng những
hành vi tham nhũng vẫn còn những
vùng cấm dù chủ trương của Đảng
và Nhà nước là phải nghiêm trị loại
tội phạm này.
TS
LÊ NGUYÊN THANH
,
Trưởng bộ
môn Tội phạm học, ĐH Luật TP.HCM:
Xem lại
chất lượng
điều tra viên
Theo tôi, quy
định pháp luật
hiện không có
những trở ngại,
khó khăn nào đáng kể để giải quyết
vụ án tham nhũng nói chung, hay
đưa, nhận, môi giới hối lộ nói riêng.
Nhưng kết quả chứng minh lại thể
hiện ở những vụ án khác nhau, địa
phương và người tiến hành tố tụng
khác nhau. Thực tế với nhiều vụ án
đã xảy ra thì người ta có quyền hoài
nghi về năng lực và sự khách quan,
vô tư của kết quả điều tra.
Khi người nhận hối lộ đã khai
rõ số tiền, tự giác nộp lại, động cơ
phạm tội và động cơ khai báo phù
hợp mà không chứng minh được
người đưa hối lộ chỉ vì họ không nhận
ÔngNguyễn Bắc Son và TrươngMinh Tuấn là trường hợp hiếmhoi bị khởi tố về tội nhận hối lộ. Ảnh: TP
Bất cập tội đưa, nhận hối lộ - Bài cuối
Nămgiảipháp
xử lý tội
nhận hối lộ
Nhiều đề xuất của chuyên gia để khắc
phục thực trạng chỉ xử được phần ngọn
trong chuỗi hành vi đưa, môi giới và
nhận hối lộ.
định điều tra viên, cán bộ điều tra
được phân công điều tra vụ án
phải thực hiện yêu cầu điều tra
của kiểm sát viên. Cạnh đó, VKS
cũng có thể trực tiếp tiến hành một
số hoạt động điều tra. Vì vậy, bản
thân VKS và kiểm sát viên cũng
cần thực hiện đúng và đầy đủ các
thẩm quyền của mình để tìm ra sự
thật khách quan của vụ án nếu vì
lý do nào đó mà CQĐT “bó tay”.
TS
NGUYỄN HUỲNH BẢO KHÁNH
,
giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCM:
Áp dụng
biện pháp
nghiệp vụ
đặc biệt
Điều223và224
BLTTHS2015đã
cho phép áp dụng
các biện pháp điều tra tố tụng đặc
biệt để thu thập chứng cứ như ghi
âm, ghi hình bí mật, nghe điện thoại
bí mật, thu thập bí mật dữ liệu điện
tử. Khi áp dụng các biện pháp này
đối tượng bị điều tra không biết
nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn
cho hoạt động chứng minh, vì thế
nên áp dụng triệt để biện pháp này
để hỗ trợ tìm ra người nhận hối lộ
khi họ không thừa nhận tội. Thực
tiễn chứng minh CQĐT hình sự các
nước áp dụng các biện pháp này có
thể lôi ra ánh sáng các vụ án hối lộ
khó nhất như hối lộ về tình dục. Tuy
nhiên, cần tránh lạm dụng chúng để
phục vụ cho các mục đích ngoài
chuyên môn, nghiệp vụ.•
Tòa án phải độc lập
Kết quả điều tra những vụ án lớn liên quan đến nhóm tội danh đưa,
nhậnhối lộgầnđây cho thấy sự thiếu thuyết phục.Vì thế cần có thêmbiện
pháp giám sát hoạt động điều tra. Theo Điều 317 BLTTHS 2015, HĐXX có
quyền triệu tập điều tra viên, kiểm sát viên,…đến tòa để làm sáng tỏ các
tình tiết của vụ án. NếuHĐXX đã nghiên cứu kỹ hồ sơ cùng các quyền hạn
luật cho phép thì không dễ gì mà tội phạm bị bỏ lọt. Muốn vậy cần phát
huy vai trò, nhiệmvụ, quyền hạn, nhất là đạo đức nghề nghiệp bằng việc
xét xử công tâm, độc lập, chỉ tuân theo pháp luật trong xét xử để làm rõ
người nhận hối lộ dù CQĐT hay VKS cố tình che giấu.
Một thẩm phán tại TP.HCM
3 triệuUSD, hai bộ trưởngvàmột khác biệt lớn
(tiếp theo trang1)
Hai cựu bộ trưởng đã đáp ứng
các hối thúc, mong muốn có chỉ
đạo sớm để bán được cổ phần, gây
nguy cơ thiệt hại nghiêm trọng vốn
của Nhà nước tại MobiFone khoảng 7.000 tỉ đồng. Đổi lại, hai ông
được cựu chủ tịch AVG PhạmNhật Vũ đút lót bằng số USDnêu trên,
quy ra ông Son nhận 4,3 tỉ đồng, ông Tuấn nhận hơn 65 tỉ đồng…
Phải đợi tòa án xét xử thì mới rõ hai cựu bộ trưởng trên có phạm
tội nhận hối lộ (vàmột tội khác về quản lý, sử dụng vốn đầu tư công
gây hậu quả nghiêmtrọng) như đề nghị truy tố của CQĐT hay không
vànếu có thì như thế nào. Song cần lưu ý là tại thời điểmnày, kết luận
điềutrakhôngchothấycóbằngchứngvềviệccácbêngiaonhậntiền.
Chi tiết ôngSonkhai nhậnđãđưachocongái khoảng10 lần,mỗi lần
300.000-400.000 USD nhưng không có tài liệu chứngminh càng cho
thấy không dễ có căn cứ để xác định việc giao nhận và do vậy rất dễ
bị phủ nhận.
Vậy, cũng chỉ lànhững lời khai vàkhông cógiấy tờ chứngminh, vì
sao vụ này lần ra được người nhận hối lộ, nhiều vụ khác lại không?
Theo Thượng tướng Lê Quý Vương (Bộ Công an), lực lượng điều
tra hết sức cố gắng mới tra ra được. Vì trong chuyện đưa tiền chỉ
có người đưa - người nhận, chỉ anh biết, tôi biết, trời biết, đất biết,
ngoài ra không ai biết cả. May là các đối tượng rất thành khẩn,
chứ nếu không cũng khó…
Ừ thì cũng nên khen những người “có ăn có chịu” nhưng nếu
điều tra viên không nát óc thực hiện các chiến thuật lật tẩy mọi
sai phạm, liệu những người đó có chịu thừa nhận? Nói vậy để thấy
đối với các hành vi đưa hối lộ, môi giới hối lộ, nhận hối lộ thường
không có bằng chứng giao nhận tiền, điều quan trọng vẫn là các
cơ quan pháp luật có muốn đi đến cùng sự thật hay không. Bởi lẽ
nếu muốn thì sẽ là nỗ lực đấu tranh và chuyển hóa các dấu hiệu
thành chứng cứ để cho ra chuyện, chấm dứt các kết quả cắt khúc
có người đưa nhưng không có người nhận rất trái lẽ đời, không
người dân nào chấp nhận cho được.
Một thông tin khác có liên quan cũng cần được mổ xẻ thêm: Bị
can Vũ được CQĐT đề nghị áp dụng chính sách hình sự đặc biệt. Với
việc được cho là đã thành khẩn thừa nhận hành vi phạm tội, tích
cực hợp tác với CQĐT…, rất có thể yếu tố “đặc biệt” nằm ở mức án
chứ không thể làmiễn truy cứu tội đưahối lộđược. Lý do làbị canVũ
không thuộc trường hợp “tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động
khai báo trước khi bị phát giác…” để có thể được miễn trách nhiệm
hình sự (TNHS) về tội này theo luật định.
Mặc dù vậy, quamột số vụánđãđược xét xử xong, vẫnphải thấy
quy định “có thể” nói trên cần có tiêu chí cụ thể để tránh sự tùy nghi
và góp phần xử lý được nhiều người nhận hối lộ.
BLTTHS và BLHS hiện nay không quy định rõ trình tự, thủ tục,
thẩm quyền miễn TNHS nói chung để áp dụng thống nhất cho tội
đưa hối lộ. Từ chỗ đó, quyết địnhmiễn TNHS hay không phụ thuộc
phần lớn vào nhận thức chủ quan của người tiến hành tố tụng.
Có vụ thì CQĐT, VKS đồng ý miễn TNHS cho người đưa hối lộ chủ
động khai báo về người nhận hối lộ trước khi bị phát giác và tòa án
không có ý kiến gì khác. Ngược lại, có vụ thì tòa án không chịu và
vẫn xử tội người đưa hối lộ bình thường. Trong khi đó, người nhận
hối lộ - nhờ các bất lực của CQĐT - vẫn bình chân như vại.
Bất nhất, phi lý vậy thì không thể bảođảmđược nguyên tắc công
bằng, bình đẳng và ở mặt nào đó đã không khuyến khích người
đưa hối lộ tố cáo người nhận hối lộ nhằm thực hiện triệt để việc
phòng, chống tham nhũng.
THU TÂM
HĐXX tăng cường thực
hiện quyền khởi tố vụ án
ngay tại tòa là nhân tố
quan trọng để lôi ra ánh
sáng những mảng tối
của các vụ án liên quan
đến hành vi đưa, nhận
hối lộ.
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook