203-2019 - page 8

8
Đô thị -
ThứNăm5-9-2019
triệuUSD/km.Tuynhiên,UBQLVNN
cho rằng cần phân tích, so sánh suất
đầu tư dự án với các dự án có tính
chất tương tự. Trong đó, cần tách
riêng để so sánh suất đầu tư phần
thiết bị, kỹ thuật.
UBQLVNN cũng cho rằng thời
gian hoàn thành dự án khoảng 30
năm (2020-2050) nên còn rất nhiều
yếu tố tác động như kỹ thuật, giá
thành vật tư, thiết bị, tỉ lệ trượt giá,
chi phí nhân công…
Các dẫn chứng cho thấy thời gian
qua do nhiều yếu tố, các dự án đường
sắt đô thị có tỉ lệ tăng tổng mức đầu
tư rất lớn, có dự án tăng tới 2,7 lần
trong vòng 10 năm (dự án metro Bến
Thành - Suối Tiên).
“Tổngmức đầu tư là cơ sở xác định
hiệu quả đầu tư, chuẩn bị nguồn lực
đầu tư. Nên đề nghị làm rõ cơ sở xác
định và tính chuẩn xác của tổng mức
đầu tư đã đề xuất…” - UBQLVNN
nêu quan điểm.
Bài học từ các metro
hiện hữu
Liên quan đến lựa chọn công nghệ
cho dự án, bà Nguyễn Thị Phú Hà
cho rằng thực tế trong nước chưa tự
chủ được công nghệ, chưa có kinh
nghiệm. Đồng thời, thời gian qua
các dự án đường sắt đô thị ở Hà Nội,
TP.HCM đều gặp bế tắc, gây bức
xúc dư luận xã hội. Việc lựa chọn
công nghệ, kỹ thuật rất quan trọng
ảnh hưởng đến công tác vận hành,
yếu tố kinh tế, an toàn.
“Nên cần có tư vấn độc lập đủ năng
lực, tính khách quan để đánh giá nội
dung này. Trong đó, đề nghị tư vấn
độc lập có phân tích đề xuất của Bộ
GTVT về cơ sở kỹ thuật, kinh tế khi
chọn phương án 3 (nâng cấp tuyến
đường hiện hữu và xây mới tuyến
cao tốc với vận tốc thiết kế 350 km/
giờ) để thực hiện” - bà Phú Hà lưu ý.
Vềhiệuquảđầutưdựán,UBQLVNN
đề nghị Bộ GTVT tính toán đầy đủ
các yếu tố rủi ro tác động đến hiệu
quả đầu tư dự án. Cụ thể, rủi ro về kỹ
thuật, thiết bị thay thế, tăng chi phí đầu
tư, tổng mức đầu tư, nguồn nhân lực,
lượng khách không như dự kiến…
Song song đó, Bộ GTVT cần có
đánh giá cụ thể về các vấn đề liên
quan đến việc triển khai các dự án
đường sắt đô thị hiện nay để có bài
học kinh nghiệm nhằm chuẩn bị
đầu tư dự án.
Liên quan dự án này, trao đổi với
VIẾT LONG
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-
Nam dự kiến đầu tư theo hình
thức đối tác công-tư, trong đó
vốn nhà nước chiếm tới 80% (khoảng
gần 50 tỉ USD) là phương án hoàn
toàn không khả thi trong bối cảnh
thu ngân sách nhà nước thời gian
tới…”. Đó là nhận định của Ủy ban
Quản lý vốn Nhà nước tại doanh
nghiệp (viết tắt là UBQLVNN) khi
tham gia ý kiến thẩm định báo cáo
nghiên cứu tiền khả thi dự án đường
sắt tốc độ cao Bắc-Nam.
Cần tính toán các rủi ro
UBQLVNNcho rằng hình thức đầu
tư (Nhà nước 80%, tư nhân 20%) cần
phải được tính toán, xác định trên
cơ sở hiệu quả đầu tư, khả năng thu
hút đầu tư của dự án. Với tỉ lệ vốn
nhà nước phải tham gia rất cao cho
thấy tính khả thi dự án không cao,
không đủ khả năng thu hút vốn tư
nhân tham gia, thu hồi vốn đầu tư.
“Về vốn đầu tư tư nhân, Bộ GTVT
cần làm rõ khả năng thu hút đầu tư,
thời gian hoàn vốn đầu tư...” - bà
Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ tịch
UBQLVNN, nhận định.
Bộ GTVT đưa ra tổng mức đầu tư
dự án 58,71 tỉ USD (trên 1,3 triệu tỉ
đồng), tương đương suất đầu tư 38
BộGTVT cũng đưa ra kịch bản nâng cấp tuyến đường hiện hữu với vận tốc 70 km/giờ. Ảnh: CTV
Nhiều lo ngại về tính khả thi dự án
đường sắt Bắc-Nam
Ủy banQuản lý vốnNhà nước tại doanh nghiệp chỉ ra những vướngmắc quan trọngmà Bộ GTVT cần làm rõ
đối với dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam.
Pháp Luật TP.HCM,
GS-TSKH Lã
Ngọc Khuê, nguyên Thứ trưởng Bộ
GTVT, cho rằng những góp ý của
UBQLVNN là hợp lý. Nhưng vấn
đề ở đây là cần phải xác định được
kịch bản phương án đầu tư, lúc đó
mới bàn đến vốn và các vấn đề khác.
Ông Khuê cũng góp ý việc thực
hiện dự án này trong vòng 30 năm
là quá dài, sẽ gặp nhiều rủi ro. “Tôi
từng đề xuất trong năm 2032 hoàn
thành đầu tư xây dựng hạ tầng toàn
tuyến Bắc-Nam (với số tiền giai đoạn
này là 24,191 tỉ USD). Sau đó, mua
sắm tàu diesel để khai thác và nâng
cấp dần” - ông Khuê cho hay.
Theo ông Khuê, không ai dám chắc
10 năm, 15 nămnữa không xảy ramột
cuộc khủng hoảng tiền tệ như cuộc
khủng hoảng từng xảy ra trong những
năm cuối thế kỷ 20 ở vùng Đông Á.
Hoặc như cuộc khủng hoảng tài chính
toàncầuxảyraởcuốithậpniênvừaqua.
“Nếu chẳng may điều đó lặp lại
thì chắc chắn dự án của chúng ta khó
tránh khỏi nguy cơ về nguồn cung
ứng vốn. Nhẹ là tạm thời bị hạn chế
nguồn cung, nặng là bị đội vốn, bị
đình hoãn, giãn tiến độ…” - ông
Khuê nhấn mạnh.•
Thời gian hoàn thành
dự án khoảng 30 năm
nên còn nhiều yếu tố tác
động như kỹ thuật, giá
thành vật tư, thiết bị,
tỉ lệ trượt giá, chi phí
nhân công…
Giao Bộ KH&ĐT thẩm định báo cáo dự án
cầu Vĩnh Tuy
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến
của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng về dự án cầu Vĩnh
Tuy giai đoạn 2 và đường kết nối Pháp Vân - Cầu Giẽ với
đường vành đai 3.
Theo đó, Phó Thủ tướng giao Bộ KH&ĐT phối hợp với
các cơ quan liên quan thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền
khả thi hai dự án trên. Trên cơ sở thẩm định, UBND TP Hà
Nội hoàn chỉnh báo cáo trình Thủ tướng theo đúng quy định
pháp luật về đầu tư công…
Liên quan đến cầu Vĩnh Tuy, trước đó TP Hà Nội
cho biết nhà đầu tư là Tập đoàn Him Lam xin dừng đầu
tư cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 theo hình thức BT. Sau đó,
TP đã xin chuyển sang hình thức đầu tư bằng vốn ngân
sách nhà nước.
Dự kiến Hà Nội sẽ phải bố trí khoảng 300 tỉ đồng cho dự
án này trong năm 2020. Các năm tiếp theo, nguồn vốn sẽ
được bố trí từ nguồn tăng thu kết dư ngân sách giai đoạn
2016-2020 (nếu có).
Theo kế hoạch, Hà Nội sẽ xây một cây cầu có kết cấu
tương tự cầu Vĩnh Tuy hiện nay, cách mép cầu cũ 2 m, dự
kiến triển khai từ năm 2019 và hoàn thành vào năm 2022.
Trong giai đoạn 2 này, cầu Vĩnh Tuy sẽ được xây dựng rộng
tương tự giai đoạn 1, mặt cắt ngang 19,25 m với bốn làn
xe. Trong đó có hai làn xe cơ giới, một làn xe buýt, một làn
tổng hợp và dải đi bộ.
V.LONG
Sẽ khởi công xây dựng cầu Mương Kinh
trong tháng 9
Tại cuộc họp tổ công tác về đầu tư trên địa bàn
TP.HCM, UBND TP đã giao Sở Xây dựng tiến hành cấp
phép xây dựng cầu Mương Kinh nôi vao trong dư an Sài
Gòn Sport City (quận 2). Đồng thời, hướng dẫn nhà đầu
tư hoàn tất các thủ tục chuẩn bị cho lễ khởi công trong
tháng 9-2019.
Các cơ quan chức năng được giao hướng dẫn nhà đầu tư
thực hiện thủ tục giao, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng
đất; xác định tiền sử dụng đất của dự án. Hướng dẫn nhà
đầu tư thủ tục nộp ngân sách nhà nước số tiền 100 tỉ đồng
cam kết hỗ trợ TP khi thực hiện dự án này.
Các doanh nghiệp nhà nước có sử dụng đất công thực
hiện dự án, khi tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp phải có
phương án sử dụng đất do UBND TP phê duyệt sau khi đã
được Bộ TN&MT hướng dẫn. Vì vậy, Công ty cô phân Đia
ôc Sai Gon 5 phải tạm dừng dự án chung cư Bình Đăng để
chờ phương án sử dụng đất của Tổng Công ty Địa ốc Sài
Gòn được duyệt mới tiếp tục triển khai thực hiện.
UBND quận 2 cũng được giao rà soát toàn bộ các dự án
đầu tư trên địa bàn chậm triển khai (trừ khu đô thị mới Thủ
Thiêm), tham mưu UBND TP trong tháng 9-2019.
P.CƯỜNG
Thuê tư vấn độc lập nước ngoài
Theo báo cáo tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam, Bộ GTVT
đề xuất nâng cấp đường sắt hiện hữu để chở hàng, xây dựng một tuyến
đường sắt có tốc độ thiết kế 350 km/giờ vận chuyển hành khách.
Theo đó, giai đoạn 1 (dự kiến từ năm2020 đến 2032) đầu tư hạ tầng toàn
bộ tuyến Hà Nội - Vinh, Nha Trang - TP.HCM với số vốn 567,2 nghìn tỉ đồng.
Giai đoạn 2 (dự kiến từ năm 2032 đến 2050) đầu tư các đoạn còn lại với số
tiền 783,1 nghìn tỉ đồng.
Dự án hoàn thành (năm 2050) giúp người dân đi từ Hà Nội đến TP.HCM
chỉ mất 5 giờ 20 phút. Với 91 đôi tàu/ngày đêm, nhu cầu điện 2,3 tỉ kWh.
Để đưa ra phương án tối ưu, hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ quyết định
thành lập hội đồng thẩmđịnh nhà nước để thẩmđịnh báo cáo nghiên cứu
tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Hiện hội đồng này đề
xuất thuê tư vấn nước ngoài để bảo đảm độc lập, khách quan với tư vấn
lập dự án. Dự kiến dự án trình Quốc hội vào năm 2020.
Tiêu điểm
UBQLVNN nhận định theo Quyết
định số 1468/2015 của Thủ tướng
Chính phủ, quy hoạch tổng thể phát
triển giao thông vận tải đường sắt Việt
Nammới xác định đến năm2020, tầm
nhìn năm 2030.
Theo dự kiến, dự án có giai đoạn 1
vào năm 2030-2032; giai đoạn 2 tới
năm2050. Nhưvậy, thời gian thựchiện
đầu tư dự án vượt quá thời gian tầm
nhìn đã quy hoạch. Do đó, nhiều vấn
đề phát sinh liên quan đến quy hoạch
ngành cầnđược rà soát, cậpnhật để có
cơ sở đầu tư dự án. “Nên chúng tôi đề
nghị cần có nghiên cứu, bổ sung quy
hoạch cho phù hợp với giai đoạn đến
năm 2050 trước khi chuẩn bị đầu tư
dự án”- lãnh đạoUBQLVNNnêu ý kiến.
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook