220-2019 - page 16

16
Thế giới 24 giờ
Quốc tế -
Thứ Tư25-9-2019
Tiêu điểm
l
Singapore - Mỹ
: Đài
Channel News Asia
ngày 24-9 đưa tin Thủ tướng Singapore Lý Hiển
Long vừa ký thỏa thuận với Tổng thống Mỹ
Donald Trump gia hạn bản ghi nhớ với nội dung
cho phép Mỹ sử dụng các cơ sở ở Singapore
thêm 15 năm. Thỏa thuận được ký kết bên lề
kỳ họp lần thứ 74 của Đại hội đồng Liên Hiệp
Quốc ở NewYork (Mỹ). Vào năm 1990, bản ghi
nhớ đã được ký giữa thủ tướng Singapore khi đó
là ông Lý Quang Diệu và Phó Tổng thống Mỹ
Dan Quayle. Văn bản này là cơ sở để quân đội
Mỹ tiếp cận các căn cứ không quân, hải quân
của Singapore cũng như nhận hỗ trợ hậu cần khi
chuyển giao nhân sự, máy bay và tàu.
l
Hong Kong
: Chủ tịch Hiệp hội Sĩ quan
cảnh sát Hong Kong Lam Chi-wai cảnh báo
cảnh sát có thể buộc phải nổ súng nếu người
biểu tình cố cướp súng của họ, theo báo
South
China Morning Post
ngày 24-9. Cuối tuần trước,
truyền hình đưa hình ảnh một người biểu tình
cố cướp súng của cảnh sát nhưng không thành
công. Sau đợt biểu tình bạo lực ngày 20-9 khi
một cảnh sát bị một nhóm người biểu tình tấn
công, ông Lam cảnh báo khả năng cảnh sát bắn
đạn thật vào những người biểu tình ném bom
xăng vào họ. Cuộc biểu tình phản đối chính
quyền ở Hong Kong kéo dài từ tháng 6 đến nay
không có dấu hiệu giảm, bất chấp việc Đặc khu
trưởng LâmTrịnh Nguyệt Nga kêu gọi đối thoại.
l
Úc - Trung Quốc
: Thủ tướng Úc Scott
Morrison kêu gọi Trung Quốc nên công nhận
mình là một nền kinh tế phát triển, trên cơ sở đó
chia sẻ trách nhiệm tương ứng đối với thế giới.
Các quy tắc thương mại quốc tế “đã không còn
phù hợp với mục đích ban đầu” và phải thay đổi
cho phù hợp với vị thế mới của Trung Quốc khi
nước này trở thành một nền kinh tế phát triển
mới, hãng tin
Reuters
ngày 24-9 dẫn lời ông
Morrison phát biểu tại Mỹ. Theo nhà lãnh đạo
Úc, cộng đồng quốc tế đã giúp Trung Quốc phát
triển kinh tế nhưng bây giờ họ yêu cầu nền kinh
tế lớn thứ hai thế giới phải minh bạch hơn trong
các quan hệ thương mại và chia sẻ trách nhiệm
lớn hơn trong vấn đề biến đổi khí hậu.
TRÙNGQUANG
Sẽ có thỏa thuận hạt nhân
Iran mới - thỏa thuận Trump?
Mỹ và phương Tâymuốn thỏa thuận được thương lượng lại không chỉ bao gồm chương trình hạt nhân
mà cả chương trình tên lửa đạn đạo của Iran và các hành động của nước này trong khu vực.
“Ông Trump là một
“nhà thương lượng
rất, rất thông minh.”
Thủ tướng Anh
BORIS JOHNSON
Đầu tháng9, CơquanNăng lượngnguyên tửquốc tế (IAEA)
cho biết tìm thấy dấu hiệu uranium tại một cơ sở hạt nhân
không công bố ở Iran, cho thấy vấn đề hạt nhân Iran phức
tạp hơn nhiều những gì đang công khai.
Hồi tháng7, các thanh sát viênCơquanNăng lượngnguyên
tử quốc tế (IAEA) xác nhận Iran đã bắt đầu làmgiàu uranium
vượt trên 3,67% thống nhất trong thỏa thuận hạt nhân và
hiện kho dự trữ uranium làm giàu của Iran đã vượt mức 300
kg cho phép. Uranium làmgiàu thấp (3%-5%) có thể được sử
dụng để sản xuất nhiên liệu tại các nhà máy điện hạt nhân.
Tuy nhiên, uranium làm giàu cao ở mức 90% trở lên có thể
dùng được trong sản xuất vũ khí. Nhiều nhà phân tích cho
rằng Iran có thể bắt tay làm giàu uranium ở mức 20%.
Từ tháng 5, Iran đã ngưng một số bổn phận của mình
trong thỏa thuận nhằm phản ứng việc Mỹ đơn phương rút
khỏi thỏa thuận và tái áp đặt trừng phạt Iran, trong khi các
nước châu Âu không bảo vệ được quyền lợi của nước Cộng
hòa Hồi giáo.
Hãy bànmột thỏa thuận tốt
hơn. Tôi nghĩ có một người có
thể tìm kiếm một thỏa thuận
tốt hơn…và đó là tổng thống
Mỹ. Tôi hy vọng đây sẽ là một
thỏa thuận Trump.
Thủ tướng Anh
BORIS JOHNSON
trả lời phỏng vấn đài
NBC
Tổng thống
Mỹ Donald
Trump tại trụ
sởĐại hội
đồng Liên
HiệpQuốc
ngày 23-9, có
khả năng sẽ
là người dẫn
đầu các nước
tái thương
lượngmột
thỏa thuận
hạt nhânmới
với Iran.
Ảnh: AP
ĐĂNGKHOA
Đ
iểm nóng Trung Đông
đang căng thẳng nguy
hiểm, đặc biệt sau sự
kiện hai nhà máy lọc dầu
của Saudi Arabia bị tấn công
mà Mỹ cáo buộc Iran là thủ
phạm, dù nhóm phiến quân
Houthi ở Yemen (được Iran
bảo trợ) lên tiếng nhận trách
nhiệm. Mỹ nói vũ khí tấn
công vào hai nhà máy lọc
dầu của SaudiArabia gồm cả
tên lửa chứ không chỉ là máy
bay không người lái và điểm
phóng tên lửa này là từ Iran.
Tình hình càng leo thang khi
sự kiện này có dấu hiệu sẽ ảnh
hưởng đến thỏa thuận hạt nhân
mà Irankývới nhómP5+1năm
2015. Theo thỏa thuận ký với
các nước Trung Quốc, Pháp,
Đức, Nga, Anh, Mỹ và Liên
minh châu Âu (EU), Iran thu
nhỏ chương trình hạt nhân,
giảm một lượng lớn uranium
dự trữ để đổi lấy việc dỡ bỏ
trừng phạt từ các nước. Thời
điểm thỏa thuận được thương
lượng, ưu tiên các nước đặt ra
là ngăn chặn một cuộc chạy
đua vũ trang trong khu vực
hơn là chú trọng các vấn đề
khác. Như vậy, thỏa thuận
đang được thực thi hiện tại
chỉ bao gồm chương trình hạt
nhân Iran chứ không bao gồm
chương trình tên lửa nước này,
cũng không tính đến các hành
động của nước cộng hòa Hồi
giáo trong khu vực.
Với các diễn biến hiện tại,
Iran tới đây có khả năng sẽ
bị buộc phải thương lượng
lại thỏa thuận hạt nhân với
những nội dung, điều khoản
bất lợi hơn cho họ.
200
triệu người cần hỗ trợ nhân đạo
hằng năm do hậu quả của bão,
hạn hán và lũ lụt từ thời điểmnăm
2050, theo một báo cáo mới của
Hiệp hội Chữ thập đỏ vàTrăng lưỡi
liềm đỏ quốc tế (IFRC) được đăng
trên website của tổ chức này. Ước
tính trên cao gần gấp đôi so với
con số tương ứng 108 triệu người
hiện tại. Cũng theo IFRC, chi phí cho
các hoạt độnghỗ trợ nhânđạo này
được dự báo sẽ lên đến 20 tỉ USD/
năm.
TRÙNG QUANG
Thỏa thuận Trump?
Ngày 23-9, ba nước Đức,
Pháp, Anh cùng ra tuyên bố
chung rằng “Iran đã đến lúc
phải chấp nhậnmột khuôn khổ
đàm phán lâu dài cho chương
trình hạt nhân nước này cũng
như các vấn đề an ninh khu
vực, bao gồm chương trình
tên lửa của mình”.
Trả lời phỏng vấn đài
NBC
ngày 23-9, Thủ tướng Anh
Boris Johnson cũng nói thỏa
thuận hạt nhân Iran hiện tại
có “nhiều khiếm khuyết”,
kêu gọi đàm phán một thỏa
thuận mới và Tổng thốngMỹ
DonaldTrump có thể là người
duy nhất có khả năng đứng ra
tìm kiếm một thỏa thuận tốt
hơn. TheoThủ tướng Johnson,
ôngTrump làmột “nhà thương
lượng rất, rất thông minh”.
Ông Johnson tin mình có thể
làm trung gian giữa EUvà ông
Trump về Iran và dự kiến sẽ
gặp ông Trump bên lề kỳ họp
Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc
(LHQ) tuần này.
Tuyên bố chung của Đức,
Pháp, Anh và phát ngôn của
ông Johnson là một bước
chuyển lớn khi quan điểm
của các nước châu Âu trước
nay luôn bảo vệ đến cùng thỏa
thuận hạt nhân Iran 2015 dù
Mỹ có rút khỏi.
Ngày 23-9, một năm rưỡi
sau khi rútMỹ khỏi thỏa thuận,
Tổng thốngTrump nói ông sẵn
sàng thương lượng một thỏa
thuậnmới với Iran. Lý do ông
Trump rútMỹ khỏi thỏa thuận
hạt nhân Iran hồi nămngoái là
vì thỏa thuận này vừa không
có lợi cho Mỹ, vừa không có
giá trị kiềm chế được Iran khi
không tính đến chương trình
tên lửa Iran cũng như các hành
động của Iran ở khu vực. Ông
Trumpmuốn thỏa thuận được
thương lượng lại với các điều
khoản có lợi hơn choMỹ cũng
như siết chặt chương trình hạt
nhân Iran hơn. Cụ thể, ngoài
chương trình hạt nhân, thỏa
thuận phải bao gồmcả chương
trình tên lửa đạn đạo của Iran
và các hành động của nước
này ở khu vực, chẳng hạn như
ủng hộ nhiều nhóm vũ trang
ở Trung Đông.
Không dễ thống nhất
Như vậy, châu Âu giờ đã
thống nhất với Mỹ chuyện tái
thương lượng thỏa thuận hạt
nhân Iran. Và khả năng này dễ
xảy ra khi không chỉ phương
Tây mà cả Iran cũng đã nghĩ
đến điều này. Một ngày trước
khi Đức, Pháp, Anh ra tuyên
bố chung, Ngoại trưởng Iran
Mohammad Javad Zarif nói
Iran sẵn sàng thương lượng
với Mỹ về một thỏa thuận
hạt nhân lâu dài nhưng bàn
thương lượng phải có sự tham
gia của các nước cùng ký thỏa
thuận năm 2015. Tuy nhiên,
ông Zarif cũng nói sẽ không
có thỏa thuận mới nào trước
khi các bên thực thi đúng thỏa
thuận hiện tại.
Nhiều ý kiến cho rằng cơ
hội để xúc tiến việc này có
thể là tại kỳ họp Đại hội đồng
LHQ ở New York (Mỹ), khi
các lãnh đạo và nhà ngoại giao
hàng đầu của sáu bên - Anh,
Pháp, Trung Quốc, Nga, Đức,
Iran - cùng ký thỏa thuận hiện
tại cùng có mặt. Trước mắt,
Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves
Le Drian ngày 23-9 nói bộ ba
Pháp, Đức, Anh sẽ thảo luận
các vấn đề liên quan thỏa
thuận hạt nhân Iran tại kỳ họp
ở New York.
Theođài
ABCNews
, chuyện
thống nhất cách tiếp cận có thể
không đơn giản. Một nguồn
tin ngoại giao nói với đài này
rằng châu Âu đã đề xuất một
phương án tạm thời rằng Iran
sẽ tuân thủ thỏa thuận, thayvào
đóMỹ cho phép hỗ trợ kinh tế
cho Iran. Nếu hai bên đồng ý
thì có hy vọng các bên có thể
bắt đầu thương lượngmột thỏa
thuận mới mở rộng hơn các
giới hạn của thỏa thuận cũ và
bao quát cả chương trình tên
lửa đạn đạo của Iran.
Chưa biết viễn cảnh sẽ thế
nào khi ngày 23-9Tổng thống
IranHassanRouhani tuyên bố
sẽ không có thương lượng gì
cho đến khi ông Trump dỡ bỏ
trừng phạt Iran. Trong khi đó,
cả Bộ trưởng Tài chính Mỹ
Steven Mnuchin và Đặc phái
viên Mỹ về Iran Brian Hook
đều nói chính quyền củaTổng
thống Trump sẽ không ngừng
chiến dịch “tối đa hóa trừng
phạt” lên Iran.•
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook