220-2019 - page 13

13
ĐẶNG TRUNG
M
ới đây trên mạng xã
hội đăng tải clip về
một cụ bà tóc bạc
phơ, giọng nói rắn rỏi khi đến
chính quyền xã đề nghị cán
bộ địa phương sớm đưa cụ
ra khỏi danh sách hộ nghèo.
Ngay sau khi clip được đăng
tải, đã có nhiều người chia sẻ,
cảm phục bà cụ ở tuổi 84 mà
vẫn có thể tự lập cuộc sống
của chính mình bằng việc
trồng rau, nuôi gà.
“Tôi không xứng
đáng đứng vô chỗ
người nghèo”
Chiều 24-9, PV tìm về xã
Lương Sơn để gặp cụ bà Đỗ
ThịMơ - người vô tình trở nên
nổi tiếng trên mạng xã hội.
Trong căn nhà cấp bốn hai
gian, cụ Mơ kể lại hành trình
xin thoát nghèo củamình suốt
hơn một năm qua bằng giọng
thuần địa phương: “Tôi năm
nay là 84 (tuổi) nhưng tôi thấy
rằng những người già khỏe
mạnh chỉ có nhác (lười) thì
mới nghèo. Như nhà tôi đây,
vườn tược như ni mà nghèo
thì con cái, xã hội người ta
cười cho.
Còn về việc trả hộ nghèo
thì từ tháng 9 năm ngoái
rồi! Lúc đó có cái xe ô tô ở
mô về xã đây. Nhiều người
đi cho tiền, phát quần áo thì
tôi thấy có cái bà giả run tay
để đi xin. Chứng kiến cảnh
như vậy thì một là tôi thấy
thẹn, hai nữa là tôi ôm quần
áo họ phát cho tôi rồi sau đó
đứng lên người ta chụp ảnh
thì không đúng nữa, bởi vì tôi
thấy mình không xứng đáng
đứng vô đó.
Mình có phải nghèo đâumà
xách cái đùm đó cho người
ta chụp ảnh, cho nên tôi thấy
rứa là tôi trả sổ hộ nghèo và
tôi không muốn ở trong cái
hộ nghèo nữa. Nhưng mà tôi
trả từ hồi năm ngoái cũng chả
thấy đụng đạch gì cả. Mới
đây tôi lên xã hỏi thì chị cán
bộ nói để chị rà soát lại rồi
thông báo cho tôi. Sau đó
thì chị cán bộ nói: “Cám ơn
bà!”, rồi chị kêu tôi đọc tặng
chị bài thơ thì tôi đọc bài đó
(
Nói với con
- PV). Rồi răng
lại ai cũng biết được cả, chứ
tôi có biết gì đâu”.
Sẵn lòng cho người
gặp hoạn nạn vay tiền
“Tôi thấy bản thân tôi tuy
rằng già ở một mình nhưng
tôi còn giúp đỡ được cho
những người gặp khó khăn
hơn tôi. Có trường hợp gần
nhà tôi có người bị tai nạn lao
động thì tôi cho vay tiền, họ
còn nói trả lãi nhưng tôi có
lấy làm cái chi. Cho vay để
vợ chồng khỏe mạnh lên rồi
trả sau cho tôi.
Hoặc có trường hợp làm
nên được nhà cao cửa rộng thì
bắt đầu vướng nợ khiến cho
cả vợ, cả chồng phải vô miền
Nam nhưng tiền đi từ đây vô
miền Nam không có, tôi cho
vay năm triệu. Vì cho vay vô
đó chúng nó còn lấy tiền thuê
cửa, thuê nhà, khi kiếm được
thì gửi dần dần về trả cho tôi.
CụMơ chuẩn bị trứng gà trước khi đemra chợ bán. Ảnh: ĐẶNGTRUNG
CụMơ bên căn nhà cấp bốn củamình. Ảnh: ĐẶNGTRUNG
Họ đã nói
Câu chuyện bà cụ Đỗ Thị Mơ (84 tuổi) đạp xe lên xã
Lương Sơn, huyện Thường Xuân, Thanh Hóa trả sổ hộ
nghèo đăng trên các báo bỗng thành một câu chuyện vui
và đáng yêu nhất của ngày 24-9. Bà cụ đã trả sổ tới lần
thứ hai nhưng trước đó UBND xã vẫn để cụ trong danh
sách hộ nghèo để chăm lo vì cụ sống một mình, lại tuổi
cao sức yếu. Chính quyền xã dùng sự quan tâm, ưu tiên
để đối đãi với cụ, còn cụ đã dùng sự tự trọng và vô tư của
mình để đối đãi lại với cuộc đời.
Có một thực tế là nhiều nơi, nhiều gia đình “phấn đấu
ngược” là được vào danh sách hộ nghèo để được nhận
sự ưu đãi, chăm lo từ chính quyền. Đây là một chính sách
nhân văn nhằm hỗ trợ những gia đình nghèo khó, bệnh tật
có thêm cơ hội vượt khó. Người nghèo nói riêng, người
yếu thế nói chung rất cần được quan tâm, nâng đỡ. Nhưng
cũng vì sự ưu tiên này mà nhiều người chưa thật sự khó
khăn vẫn muốn được có sổ hộ nghèo. Thậm chí nhiều
người kiện cáo nhau hoặc chạy chọt để có sổ hộ nghèo.
Họ chỉ đơn giản xem đó là một sự ưu đãi, một sự lợi thế
mà không nhận ra muốn thoát nghèo trước hết phải thoát
nghèo từ tư tưởng. Người nghèo khó thật sự cũng chỉ có
thể vươn lên khi họ không có tâm lý xem mình là nạn nhân
của cuộc đời.
Cũng chính vì vậy mà bài học của cụ Mơ đã nhanh
chóng chạm vào trái tim của nhiều người. Cụ vui vẻ sống,
tự tin sống, đấy ắt là một cuộc đời đẹp đẽ đáng sống. Thay
vì buồn tủi vì sống một mình, thay vì trông chờ người khác
chăm lo, giúp đỡ, cụ cho rằng cụ đang sống rất ổn, còn
đang giúp đỡ người khác. Năng lượng tích cực của cụ đã
làm rất nhiều người khác ngưỡng mộ, học tập. Bài học
của cụ có thể sẽ rất khó học với nhiều người nhưng chắc
chắn đã được lan tỏa. Chỉ cần thay đổi tâm thế, thay đổi
cách chúng ta nhìn cuộc sống của chính mình, chúng ta
có thể thay đổi cuộc sống của mình rất nhiều. Chúng ta có
thể sống vui vẻ, tích cực hơn, giàu năng lượng hơn, đóng
góp nhiều hơn.
Có những độc giả đến trình bày “nỗi oan ức” to lớn
của mình, trong đó có những lần không thể giúp được
khiến lòng chúng tôi nặng trĩu. Đó là có những người
thuộc gia đình chính sách hoặc từng thuộc hộ nghèo, họ
cảm thấy chính quyền chăm lo không đủ, họ thấy mình
mất mát, họ mang tâm lý trở thành nạn nhân. Chúng tôi
có thể giúp đỡ họ về việc giải thích chính sách, những nỗi
buồn và thất vọng trong lòng họ rất lớn, điều đó khiến
cuộc sống phía trước của họ rất nặng nề. Rất buồn và rất
khó giải thích cho họ hiểu thông, càng khó thuyết phục
họ hãy tin rằng sự tự tin, sự quyết tâm đáng giá hơn rất
nhiều những trợ giúp về vật chất, trong khi nhiều người
yếu thế hơn đang cần sự trợ giúp đó.
Cũng vì thế mà nhiều tổ chức xã hội, nhiều tổ chức phi
chính phủ ở Việt Nam thường chọn các dự án giáo dục để
tác động, để giúp đỡ người nghèo. Họ cho rằng giáo dục
mới mang sức mạnh to lớn để thay đổi cuộc đời cho nhiều
người. Với những người trong độ tuổi lao động thuộc
nhóm yếu thế, họ cũng chọn các cách: Tuyên truyền để tác
động nhận thức, giải quyết việc làm. Tâm thế của người
nhận trợ giúp quyết định dự án có thành công hay không.
Trong một ngày nhiều thông tin thì câu chuyện của cụ
Mơ đã lan tỏa rất sinh động và ấm áp. Cám ơn cụ Mơ!
HỒNG MINH
Trường hợp hiếm có,
khó tìm
Tôi chưa từng gặp trường
hợp nào hiếm có, khó tìm như
cụ Mơ. Ở xã nhiều người bị
cắt sổ nghèo sẽ kiện lên kiện
xuống, nếu ai cũng được như
cụ thì cán bộ chúng tôi đỡ khổ.
Ông
LƯƠNG XUÂN THIÊM
,
Chủ tịch UBND xã Lương Sơn
Đời sống xã hội -
Thứ Tư25-9-2019
Gặp cụ bà 84 tuổi quyết xin ra
khỏi diện hộ nghèo
Ở tuổi thất thập cổ lai hy, bà cụ ở xã Lương Sơn (Thường Xuân,ThanhHóa) có lẽ là trường hợp hy hữu nhất
xin ra khỏi danh sách hộ nghèo ở huyện.
Với tôi bây giờ, tôi cảm
thấy tôi không phải là nghèo
vì mình còn giúp đỡ được
người nghèo hơn. Mà tôi
xin ra khỏi hộ nghèo thôi
chứ tôi cũng không có thắc
mắc với chính sách cái chi
cả. Tôi xin thoát nghèo thì
lương tâm tôi có một ý như
ni là nhiều người không xứng
đáng được cái hộ nghèo đó
nhưng lại giả nghèo được bao
nhiêu quý bấy nhiêu nhưng
như thế là không đúng” - cụ
Mơ quả quyết.
Đủ tiêu chuẩn sẽ đưa
cụ thoát nghèo
Trao đổi với PV, ông Lương
XuânThiêm, Chủ tịchUBND
xã Lương Sơn, khẳng định về
việc cụ bà Đỗ Thị Mơ mới
đây đã lên UBND xã đề nghị
được thoát nghèo là đúng.
ÔngThiêmcho biết: “Trong
lúc cụ Mơ lên trụ sở UBND
xã đề nghị cán bộ xin được ra
khỏi danh sách hộ nghèo, đã
có một người quay lại clip rồi
đăng lên mạng xã hội. Ngay
sau clip đăng tải thì có nhiều
người chia sẻ, hoan nghênh”.
“Về việc của cụ Mơ thì
UBND xã cũng đang tiến
hành rà soát lại các điều
kiện đủ để thoát nghèo, trong
trường hợp thu nhập của cụ
Đỗ Thị Mơ đáp ứng được tiêu
chuẩn để thoát nghèo thì địa
phương sẽ đưa cụ vào danh
sách thoát nghèo. Khi đó cụ
sẽ không còn được nhận bảo
hiểmy tế người nghèo, không
được trợ cấp tiền điện hằng
tháng hay nhận quà tết vào
dịp cuối năm” - ông Lương
Xuân Thiêm cho biết thêm.
Được biết vào năm 1987,
chồng cụ Mơ qua đời. Cụ ở
vậy nuôi 11 người con gồm
10 người con đẻ và một người
con nuôi. Đến nay hai người
con của cụ đã qua đời, những
người còn lại đều đã ổn định
cuộc sống.
Từ khi các con của cụ Mơ
yên bề gia thất thì cụ Mơ đã
ra ở riêng một mình và không
nhờ cậy đến các con bởi theo
lời cụ thì cụ “đang còn tự lo
cho bản thân được”. Hiện
hằng ngày cụ Mơ vẫn lao
động bình thường như trồng
rau, nuôi gà lấy trứng và có
thể tự mang ra chợ bán để lấy
tiền sinh hoạt cuộc sống tuổi
già. Các con khuyên cụ nghỉ
ngơi để giữ sức khỏe nhưng
cụ không đồng ý.•
CụMơ thoát nghèo trong tư tưởng
“Với tôi bây giờ, tôi
cảm thấy tôi không
phải là nghèo vì
mình còn giúp đỡ
được người nghèo
hơn” - cụ Mơ.
Sổ tay
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook