281-2019 - page 16

16
Quốc tế -
ThứNăm5-12-2019
Lý do thượng đỉnh NATO nóng
chuyện đối phó Trung Quốc
ĐĂNGKHOA
L
ãnh đạo 29 nước thuộc
khối quân sự Tổ chức
Hiệp ước Bắc Đại Tây
Dương (NATO) vừa có kỳ
họp thượng đỉnh ở London
(Anh).
NATO thành lập 70 năm
trước với nhiệm vụ chính là
đối phó Liên bang Xô viết.
Trong suốt thời gian này,
Liên bang Xô viết trước đây
luôn là trọng tâm tại các kỳ
họp NATO. Tuy nhiên, tại kỳ
họp NATO lần này, lần đầu
tiên Trung Quốc (TQ) được
đưa vào chương trình nghị sự.
Khác với các hội nghị trước
chủ yếu tập trung bàn cách
đối phó với Nga, hội nghị
lần này NATO sẽ tập trung
bàn về sự thay đổi trong các
quan hệ địa chính trị và các
thách thức từ TQ mà NATO
đang đối mặt.
Trả lời phỏng vấn kênh
CNBC
đầu tuần này, TổngThư
ký NATO Jens Stoltenberg
nhận định “sức mạnh đang
lên của TQ là sự thay đổi cán
cân quyền lực toàn cầu và sự
lớn mạnh của TQ - về kinh tế,
quân sự - mang lại nhiều cơ
hội nhưng cũng nhiều thách
thức nghiêm trọng”. Hồi tháng
4, Ngoại trưởng Đức Heiko
Maas từng thừa nhận TQ sẽ
trở thành một mục tiêu của
thế kỷ 21, là một thách thức
ở hầu hết mọi chủ đề.
Không chỉ ở biển Đông
Điều gì khiến NATO phải
dè chừng và lần đầu tiên đưa
TQ vào chương trình nghị sự
một kỳ họp thượng đỉnh như
thế? Tại London ngày 3-12,
ông Stoltenberg đặc biệt nhấn
mạnh sự gia tăng ảnh hưởng
củaTQở biểnĐông cũng như
khắp các châu lục.
Biển Đông là một điểm
nóng giữa TQ và Mỹ - thành
viên đứng đầu NATO. Thời
gian qua TQ tăng cường quân
sự hóa phi pháp biển Đông,
xây dựng nhiều cơ sở quân
sự, triển khai tàu chiến, vũ
khí ra vùng biển vốn không
thuộc chủ quyền của nước
này. TQ còn hung hăng đưa
tàu nghiên cứu vào vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa
của Việt Nam.
Với các hành động này, TQ
bị Mỹ cáo buộc hăm dọa các
nước cùng tranh chấp biển
Đông. Mỹ thường xuyên đưa
tàu chiến, máy bay đến tuần
tra tự do hàng hải ở vùng biển
này, bất chấp sự phản đối và
dọa nạt của TQ. Tuy nhiên,
thời điểmnày ông Stoltenberg
vẫn nói NATO sẽ không can
thiệp tranh chấp ở biển Đông.
Dù nói NATO chưa tính
đến chuyện chuyển phạm
vi phòng thủ đến biển Đông
nhưng ông Stoltenberg cảnh
báo ảnh hưởng của TQ đang
tiến tới phạmvi phòng thủ của
NATO - châu Âu và Bắc Phi.
Với dự án “Vành đai và con
đường”, TQ có ý muốn kiểm
soát nhiều cảng biển và cơ sở
hạ tầng không chỉ ở châu Á
mà cả châu Âu.
Ông Stoltenberg cảnh báo
NATO về năng lực quân sự
của TQ - “nước có ngân sách
quốc phòng lớn thứ hai thế
giới”. Theo tính toán của
NATO thì ngân sách quốc
phòng TQ hiện chỉ đứng sau
Mỹ. Chỉ trong năm năm qua
hải quân TQ đã tăng thêm
80 tàu chiến và tàu ngầm,
tương đương với toàn bộ hải
quân Anh.
Ngoài ra, theo
SCMP
, dưới
thời Chủ tịch Tập Cận Bình,
TQ có thái độ cứng rắn hơn
trong quan hệ đối ngoại,
thương mại. Bắc Kinh nhiều
lần bị cáo buộc tấn côngmạng
ở châu Âu, do thám để đánh
cắp tài sản trí tuệ các nước.
Trao đổi với
CNBC
đầu tuần
này, Đại sứMỹ tại NATOKay
Bailey Hutchison nói đã đến
lúc phải buộc TQ tuân thủ
các luật lệ. Theo bà, cho tới
giờ phần còn lại của thế giới
vẫn cho phép TQ tồn tại mà
Trung Quốc nghĩ gì về NATO?
Washington Post
(Mỹ) dự đoán TQ sẽ không hứng thú
với khả năng đối đầuNATO. Còn theo
Thời BáoHoànCầu
(TQ) thì “các nước châu Âu giờ đối mặt với hai phương
án: Đi theo Mỹ mù quáng hay hợp tác với TQ bất kể sự
rao giảng của Mỹ”.
Nhà phân tích Michael O’Hanlon tại Viện Chính sách
Brookings (Mỹ) lo ngại với các hành động đơn phương
của ôngTrump trong việc đánh thuế hàng châuÂu vàTQ
thời gian qua thì thật“khó để tưởng tượng”sẽ có bất kỳ
quyết định chiến lược thực chất nào trong một tổ chức
đa phương như NATO.
Họ đã nói
Giờ chưa phải lúc tuyên bố
TQ là kẻ thù…nhưng chúng ta
phải chuẩn bị.
Đại sứ Mỹ tại NATO
KAY BAILEY HUTCHISON
“Không phải là
chuyện di chuyển
NATO đến biển
Đông mà là chuyện
TQ đang tiến đến
gần chúng ta ở
Bắc cực, châu Phi,
đầu tư mạnh vào
hạ tầng chúng ta ở
châu Âu, trên không
gian mạng.”
200.000
người đã được sơ tán khỏi sân bay quốc tế
Ninoy Aquino ở thủ đô Manila, Philippines
hôm 4-12 do ảnh hưởng của bão Kammuri
đổ bộ vào đất liền Philippines với sức gió
lên tới 155 km/giờ, hãng tin
AFP
cho biết.
Khoảng 449 chuyến bay cũng bị hủy. Cảnh
sát biển Philippines đã cho các tàu thuyền
ngừng hoạt động cũng như dừng hoạt động
du lịch biển tại các vùng bị ảnh hưởng. Ban
tổ chức SEA Games 30 cũng tạm hoãn nội
dung lướt ván buồm để bảo đảm an toàn,
trong khi nội dung thi đấu ba môn phối hợp
được tổ chức sớm hơn kế hoạch.
VĨ CƯỜNG
không tuân thủ các quy định,
tiêu chuẩn quốc tế, ví dụ như
các tiêu chuẩn của Tổ chức
Thương mại Thế giới.
Mỹ là tiếng nói hàng đầu
trong NATO và theo bà
Hutchison thì bất cứ nước nào
giao dịch với TQ cũng nên
ủng hộ chủ trương cứng rắn
của Tổng thống Mỹ Donald
Trump về thương mại với
TQ. Cuộc thương chiến giữa
Mỹ và TQ kéo dài đã gần hai
năm. Mỹ cáo buộc TQ ăn
cắp sản phẩm trí tuệ, buộc
các công ty Mỹ phải chuyển
giao công nghệ mới cho làm
ăn tại nước mình.
Thiết lập kế hoạch
tiếp cận TQ
Tại London ngày 3-12, ông
Stoltenberg nhận định “sự lớn
mạnh của TQ có ảnh hưởng
đến an ninh tất cả đồngminh”,
đồng thời đề nghị NATO cần
tìm biện pháp đối phó.
Ông Stoltenberg khẳng định
NATO không muốn xemTQ
là kẻ thù, mà quan trọng là
cố gắng tránh làm gia tăng
căng thẳng. Tuy nhiên, theo
ông Stoltenberg, hiện NATO
chưa có kế hoạch lậpmột “Hội
đồngNATO-TQ” tương tựnhư
“Hội đồng NATO-Nga” được
thành lập năm 2002 nhằm
tăng cường đối thoại và hợp
tác giữa NATO và Nga.
Tại hội nghị này, lần đầu
tiên các lãnh đạo NATO ký
thông qua tuyên bố chung
thừa nhận “các cơ hội và thách
thức” từ sự lớn mạnh của TQ.
NATO cũng thông qua một
chiến lược mới giám sát sự
gia tăng hoạt động quân sự
của TQ và một kế hoạch nội
bộ thiết lập kế hoạch hành
động về việc NATO nên tiếp
cận TQ như thế nào.
Theo ông Stoltenberg,
cách tiếp cận mới của NATO
“không nhằm tạo ra thêm
một kẻ thù mới mà để phân
tích và tìm hiểu cũng như
đối phó các thách thức mà
TQ mang lại theo một cách
cân bằng”. NATO phải hợp
tác cùng nhau xử lý vấn đề
từ năng lực quân sự ngày
càng phát triển của TQ - bao
gồm cả năng lực chế tạo tên
lửa có thể bắn đến châu Âu
và Mỹ. Ông Stoltenberg cho
rằng TQ nên thamgia vào các
cuộc đàm phán kiểm soát vũ
khí vì nước này ngày càng có
thêm nhiều vũ khí hạt nhân
tiên tiến.•
• Iran:
Ngày 4-12, Tổng thống
Iran Hassan bất ngờ khẳng định sẵn
sàng ngồi vào bàn đàm phán với tất
cả các bên đã ký thỏa thuận hạt nhân
năm 2015 nếu Mỹ chịu gỡ bỏ “các
lệnh trừng phạt trái phép”, theo đài
CNN
. Tuyên bố của ông Rouhani được
xem là động thái nhượng bộ sau khi
lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali
Khamenei khẳng định sẽ không bao
giờ bãi bỏ lệnh cấm đàm phán với “kẻ
thù” Washington hồi tháng trước. Phó
Tổng thống Eshaq Jahangiri mới đây
cũng tuyên bố các biện pháp trừng
phạt của Mỹ không ngăn được Iran
xuất khẩu dầu.
Nga
: Đài
RT
ngày 4-12 dẫn nguồn
tin nội bộ cho biết Moscow có thể phải
chi hơn 6 tỉ USD để đóng thêm một tàu
sân bay thế hệ mới. Được biết dự án này
chỉ mới ở giai đoạn phát triển bản thảo
với nhiều thiết kế khác nhau. Bộ Quốc
phòng Nga cũng chưa đưa ra quyết
định cuối cùng. Giới quan sát nhận định
khó khăn về tài chính và kỹ thuật khiến
Moscow khó lòng triển khai dự án này
trong ngắn hạn. Đô đốc Kuznetsov - tàu
sân bay duy nhất thuộc biên chế hải
quân nước này hiện đang được tu sửa do
hỏng hóc kéo dài.
• Sudan:
Ít nhất 23 người thiệt mạng
và 45 người khác bị thương trong vụ
hỏa hoạn xảy ra tại một nhà máy gốm ở
thủ đô Khartoum (
ảnh
) ngày 3-12 (giờ
địa phương), hãng tin
Reuters
cho biết.
Theo nhiều nhân chứng, vụ việc xảy
ra khi một xe bồn chở nhiên liệu phát
nổ trong khi đưa khí đốt vào nhà máy.
Vụ nổ lớn đến nổi thổi bay xe bồn qua
một khu đất gần đó và thiêu rụi nhiều
ô tô đang đỗ trong khu vực. Các công
tác cứu hộ hiện đang được khẩn trương
triển khai.
VĨ CƯỜNG
Thế giới 24 giờ
Các lãnh đạoNATO chụp ảnh chung với Nữ hoàngAnh Elizabeth II
(giữa)
tại cung điện Buckingham
tối 3-12. Ảnh: NATO.INT
Kỳ họp lần này, ngoài Nga, lần đầu tiênNATO bàn cách đối phó các thách thức từ Trung Quốc.
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook