281-2019 - page 8

8
Đô thị -
ThứNăm5-12-2019
Dân lại kêu cứu vì tường
chắn khổng lồ trái phép
Nhiều nhà dân xung quanh tường chắn khổng lồ xây dựng trái phép ở TP
Nha Trang (KhánhHòa) bị ảnh hưởng trầm trọng.
TẤNLỘC
N
gày 4-12, người dân sinh
sống xung quanh bức
tường chắn khổng lồ xây
dựng trái phép tại dự án khu
biệt thự nghỉ dưỡng Đồi Xanh
(còn gọi là dự án Marina Hill
của Công ty TNHH Đồi Xanh
Nha Trang) ở xã Vĩnh Ngọc,
TP Nha Trang (Khánh Hòa)
lại kêu cứu.
Chỉ tháo dỡ
một phần tường
Theo nhiều người dân, chủ
đầu tư dự án Marina Hill tháo
dỡ tường chắn chỉ mang tính
đối phó, không triệt để khiến
hàng loạt căn nhà xung quanh
dự án bị ảnh hưởng trầm trọng.
Cụ thể, chủ đầu tư chỉ cho tháo
dỡ một phần tường chắn rồi
dừng lại.
Trong khi đó, chủ đầu tư cho
xe múc đất tạo khoảng hở giữa
tường chắn và nhà dân. Do đó,
khi có mưa, nước trên dự án đổ
thẳng vào nhà dân hoặc chảy
xuống khu vực giáp với nhà
dân. Nhiều căn nhà bị thấm
nước, sụt chân tường, bong
tróc, có nguy cơ đổ sập bất
cứ lúc nào.
Ghi nhận thực tế cho thấy dù
đã tháo dỡ tường chắn nhưng
bờ đất của dự án vẫn cao hơn
mặt sàn nhà dân rất nhiều.
Trong khi đó, dự án chưa làm
bờ mương ngăn nước, chưa có
hệ thống thoát nước quanh khu
vực giáp ranh với nhà dân. Do
đó, nước mưa tràn vào nhiều
căn nhà khiến các căn nhà này
bị nước thấm, sụt chân tường.
“Chủ đầu tư chỉ tháo dỡ một
phần rồi để đó, không làm kè,
không làmhệ thống thoát nước.
Khi có mưa lớn, đất đá lại đổ
hết xuống nhà dân” - bà Trần
Thị Xá, có nhà cạnh tường
chắn, bức xúc.
Trong khi đó, trả lời báo chí,
bà Lê Thị Tú Anh, Chủ tịch
HĐQT Công ty TNHH Đồi
XanhNhaTrang, cho rằng công
ty đã chấp hành tháo dỡ bức
tường 12 m theo đúng yêu cầu
của UBND tỉnh, đồng thời gia
cố bằng taluy giật cấp.
Theo bà TúAnh, chủ đầu tư
đã gửi hồ sơ đề nghị UBND
tỉnh, Sở Xây dựng tỉnh Khánh
Hòa phê duyệt điều chỉnh quy
hoạch tỉ lệ 1/500 của dự án
để xây dựng tường chắn mới,
làm hệ thống thoát nước. Tuy
nhiên, đến nay chưa có phản
hồi từ các cơ quan này.
Đang xét duyệt
điều chỉnh thiết kế?
Trao đổi với PV, một lãnh
đạo Sở Xây dựng tỉnh Khánh
Hòa cho biết qua kiểm tra sở
này ghi nhận Công ty TNHH
Đồi Xanh Nha Trang đã cơ bản
tháo dỡ tường chắn xây dựng
trái phép theo phương án, thiết
kế do tỉnh phê duyệt. Sau khi
tháo dỡ tường chắn cao 12 m
nằm sát nhà dân, chủ đầu tư
đã trình phương án điều chỉnh
thiết kế cho phù hợp với mặt
bằng mới của dự án.
Hiện nay Sở Xây dựng đang
xét duyệt điều chỉnh thiết kế.
Vị lãnh đạo Sở Xây dựng cũng
xác nhận hiện khu vực tiếp
giáp giữa tường chắn đã tháo
dỡ với các nhà dân chưa có hệ
thống thoát nước, khi trời mưa
đã ảnh hưởng đến các nhà dân.
Trước đó, tháng 1-2019,
UBND tỉnh Khánh Hòa ban
hành quyết định cưỡng chế,
buộc Công tyTNHHĐồi Xanh
NhaTrang tháo dỡ toàn bộ công
trình xây dựng sai nội dung
giấy phép được cấp tại dự án
Marina Hill. Mãi đến đầu tháng
7-2019, bức tường có nguy cơ
sập đổ lên nhà dân, chủ đầu tư
mới bắt đầu tháo dỡ.
Trước khi ban hành quyết
định cưỡng chế, Sở Xây dựng
cũng nhiều lần yêu cầu chủ
đầu tư phải lập, trình phương
án để thẩm định và tiến hành
phá dỡ tường chắn. Tuy nhiên,
chủ đầu tư không chấp hành và
cho rằng tường chắn trên chắc
chắn, an toàn 100%. Mặt khác,
chủ đầu tư đổ lỗi do Sở Xây
dựng cấp giấy phép xây dựng
sai với thiết kế.
Bức tường khủng ởNha Trang ngay sát nhà dân. Ảnh: TẤN LỘC
Xây cao gấp 4 lần so với giấy phép
Tháng 10-2017, Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa cấp giấy phép
xây dựng cho Công ty TNHH Đồi Xanh Nha Trang thi công dự
án khu biệt thự nghỉ dưỡng Đồi Xanh. Trong đó, tường chắn
bao quanh dự án được xây cao 4 m, có kết cấu bằng đá chẻ,
cách nhà dân ít nhất 7 m.
Tháng 4-2018, chủ đầu tư bắt đầu xây dựng tường chắn với
việc xây cao gấp bốn lần so với giấy phép, tức cao đến 16 m,
tự thay đổi kết cấu bằng bê tông, gạch; nhiều đoạn cách nhà
dân chưa được… 20 cm.
Tháng 9-2018, khi tường thành khổng lồ sắp hoàn thành, Sở
Xây dựng mới xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ đầu tư
do thi công sai giấy phép, buộc dừng thi công, đồng thời yêu
cầu bổ sung hồ sơ, điều chỉnh thiết kế.
Từ tháng 1-2019, nhiều đoạn của tường chắn dự án Marina
Hill ngày càngbung ra, vỡđổ xuống khu vực nhà dân và cónguy
cơ đổ sập bất cứ lúc nào. UBND xã Vĩnh Ngọc buộc sơ tán khẩn
cấp 17 hộ gia đình có nhà gần tường chắn, đến ở tạmnơi khác.
“Chủ đầu tư chỉ
tháo dỡ một phần
rồi để đó, không làm
kè, không làm hệ
thống thoát nước.
Khi có mưa lớn, đất
đá lại đổ hết xuống
nhà dân”.
Trần Thị Xá
Có 2.186 tỉ, cao tốc Trung Lương -
Mỹ Thuận đang tăng tốc
Chiều 4-12, tại buổi họp báo về dự án cao tốc
Trung Lương - Mỹ Thuận, ông Phạm Anh Tuấn,
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang, cho biết tỉnh
đã nhận được nguồn vốn ngân sách 2.186 tỉ đồng từ
ngân sách hỗ trợ cho dự án cao tốc Trung Lương -
Mỹ Thuận.
Theo ông Tuấn, tỉnh đã phân bổ ngay số vốn trên
cho doanh nghiệp dự án (DNDA), hoàn trả lại kinh
phí mà DNDA đã ứng trước đây.
Ông Nguyễn Tấn Đông, Tổng giám đốc Công ty
cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận, cho hay
mặc dù nguồn vốn Chính phủ chưa bố trí cho dự án
nhưng tất cả nhà thầu tổ chức thi công kết quả tiến
độ đạt 27% (tăng 17% trong thời gian sáu tháng so
với một thập niên trước chỉ đạt 10%), sản lượng đạt
hơn 1.700 tỉ đồng.
Cũng theo phía Công ty cổ phần BOT Trung
Lương - Mỹ Thuận, việc nguồn vốn ngân sách nhà
nước được cấp về trong thời gian này như tiếp thêm
lửa, thêm động lực để nhà đầu tư và các nhà thầu
cùng cơ quan nhà nước có thẩm quyền tăng tốc
dự án về đích thông tuyến vào tháng 12-2020. Thế
nhưng để hoàn thành dự án đưa vào sử dụng ngày
30-4-2021 như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ
phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn vay tín dụng từ các
ngân hàng.
Ông Trần Văn Thế, Phó Tổng giám đốc Công ty
cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận, thông tin
theo phương án tài chính được duyệt các tổ chức tín
dụng sẽ tham gia tài trợ vốn 6.668 tỉ đồng cho dự
án. Tuy nhiên, thời gian qua mặc dù các ngân hàng
hợp vốn đã có báo cáo thẩm định chung nhưng đến
nay các ngân hàng tài trợ vốn cho dự án vẫn đang
xem xét và cân nhắc một số nội dung trong quy trình
thẩm định. Vì thế vẫn chưa xác định được thời gian
ký kết hợp đồng tín dụng để làm cơ sở giải ngân
nguồn vốn này.
ĐÔNG HÀ
Đã lấy mẫu kiểm tra ô nhiễm
quanh nhà máy thép Hòa Phát
Ngày 4-12, trao đổi với PV
Pháp Luật TP.HCM
,
bà Trần Thị Hà Vũ, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ
môi trường (Sở TN&MT tỉnh Quảng Ngãi), xác nhận:
Đơn vị đã phối hợp với địa phương khảo sát và thấy
đúng là có hiện tượng cây chết xung quanh Nhà máy
thép Hòa Phát Dung Quất (thuộc Công ty cổ phần
Thép Hòa Phát, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi).
“Huyện Bình Sơn cũng phối hợp với Trung tâm
Quan trắc Dung Quất để lấy mẫu kiểm tra nhưng
chưa có kết quả. Việc này chúng tôi cũng đã báo cáo
Bộ TN&MT và tổng cục” - bà Vũ nói.
Cùng ngày, ông Hồ Đức Thọ, Phó Giám đốc Công
ty cổ phần Thép Hòa Phát (Tập đoàn Hòa Phát), có
buổi tiếp xúc với báo chí xung quanh nhiều thông tin
bất an về việc Nhà máy thép Hòa Phát Dung Quất
gây ô nhiễm môi trường.
Báo chí đặt câu hỏi có hay không việc khí thải từ
nhà máy khiến nhiều cây cối tại xã Bình Thuận héo
úa và chết. Ông Thọ cho rằng: “Nếu do khí thải từ
nhà máy ra làm cây cối chết thì khu vực nhà máy
chắc cũng không có gì sống nổi. Còn nguyên nhân
vì sao cây chết thì nhà máy cũng không biết”.
Theo ông Thọ, khi nhận phản ánh về cây cối chết,
đơn vị đã mời ngành TN&MT địa phương và cảnh
sát môi trường của tỉnh Quảng Ngãi xuống kiểm tra
để trả lời cho người dân.
Có thông tin cho rằng Hòa Phát chôn ống ngầm xả
thải ra biển, theo ông Thọ, công an địa phương và Ban
quản lý Khu kinh tế Dung Quất cũng đã về kiểm tra
nhưng không phát hiện ống ngầm nào như đồn đại.
Bà Trần Thị Hà Vũ cho biết thêm đơn vị cũng
thường xuyên phối hợp với Tổng cục Môi trường
kiểm tra Nhà máy thép Hòa Phát Dung Quất. Qua
một số đợt kiểm tra, mới nhất là tháng 10-2019 thì
đoàn kiểm tra không phát hiện dấu hiệu bất thường
trong các thông số về môi trường.
Được biết Cục Bảo vệ môi trường miền Trung -
Tây Nguyên (Tổng cục Môi trường) đang làm việc
với huyện Bình Sơn để xác minh thông tin ô nhiễm
từ Nhà máy thép Hòa Phát Dung Quất.
TẤN VIỆT
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook