281-2019 - page 11

11
Kinh tế -
ThứNăm5-12-2019
PHƯƠNGMINH
T
hương vụ lớn giữa Tập
đoànMasan và Tập đoàn
Vingroup đánh dấu sự
hợp tác giữa hai tỉ phú USD
của Việt Nam, một ông trùm
về bán lẻ và người kia là gã
khổng lồ trong ngành hàng
tiêu dùng. Nhiều chuyên gia
nhận định cái bắt tay này đã
tạo nên một đế chế bán lẻ
Việt đủ khả năng đối chọi
với bất kỳ đại gia ngoại nào.
Thương vụ “bom tấn”
Tại một cuộc hội thảo vào
cuối tháng 11 vừa qua, ông
Nguyễn Anh Nguyên, Phó
Tổng giám đốc Tập đoàn
Masan, nhận định các doanh
nghiệp (DN) Việt đang chịu
sự tấn công từ các làn sóng
bán lẻ trực tuyến thế giới như
Alibaba hay Amazon vào thị
trường Việt. Masan nhìn thấy
viễn cảnh trong vài ba năm
nữa, DN Việt vẫn có thể sản
xuất, xây dựng được thương
hiệunhưngkhông thểbánhàng
tại các siêu thị ngoại. Để có
thể tồn tại chỉ có cách bắt tay
với đối tác lớn nội địa để làm
đối trọng với đối thủ ngoại lắm
tiền nhiều của.
Những tính toán của ông
Nguyên đã thành hiện thực khi
Masan vừa chính thức bắt tay
với Vingroup để hình thành
nên một đế chế bán lẻ mới có
đủ khả năng làm thay đổi thị
trường bán lẻViệt Nam. Theo
đó, Vingroup sẽ chuyển giao
toàn bộ việc điều hành Công
ty VinCommerce gồm chuỗi
siêu thị VinMart, chuỗi cửa
hàngVinMart+, VinEco sang
cho Masan sau năm năm xây
dựng. Masan Group sẽ nắm
quyền kiểm soát hoạt động,
Vingroup là cổ đông.
Ông Nguyễn Việt Quang,
Phó Chủ tịch kiêm Tổng
giámđốc Tập đoànVingroup,
nhấn mạnh ngay từ ban đầu,
Vingroup chỉ chọn DN Việt
nhằm giữ thị trường bán lẻ
cho người Việt, đảm bảo sân
chơi công bằng cho các nhà
sản xuất trong nước. Yếu tố
quan trọng thứ hai là DN
được chọn phải có năng lực
và nền tảng tốt để tiếp quản và
phát triển VinCommerce và
VinEco lên một tầm cao mới.
“Chúng tôi đã thực hiện
được sứ mệnh xây dựng hệ
thống bán lẻ quy mô số một
thị trường, đối trọng sòng
phẳng với DN nước ngoài.
Thông qua kênh phân phối
củamình đã hỗ trợ được nhiều
nhà sản xuất nội cùng phát
triển. Giờ đây Vingroup có
thể tự tin bàn giao lại hai hệ
thống này cho một DN Việt
xứng tầm, có năng lực cốt
lõi phù hợp để tiếp tục phát
triển hệ thống này một cách
vững mạnh hơn nữa. Sau sáp
nhập, Việt Nam sẽ có thêm
một DN tầm cỡ khu vực trong
lĩnh vực bán lẻ và tiêu dùng,
góp phần thêm sức mạnh và
vị thế cho nền kinh tế” - ông
Quang nhấn mạnh.
Đại diệnVingroup cũng cho
rằng thương vụ này giúp tập
đoàn có thể giải phóng nguồn
lực cho hệ thống từ lãnh đạo
đến quản trị để tập trung hết
sức cho mảng công nghệ và
công nghiệp.
“Vẽ lại” thị trường
bán lẻ
Nhiều ý kiến cho rằng
sau thương vụ khủng này,
thị trường bán lẻ Việt Nam
sẽ phát triển tích cực. Bởi
công ty mới được thành lập
sau sáp nhập có quy mô hơn
2.600 siêu thị và cửa hàng
VinMart và VinMart + tại 50
tỉnh, thành; hàng triệu khách
hàng cùng hệ thống 14 nông
trường công nghệ caoVinEco.
Bên cạnh đó lại được cộng
hưởng lợi thế từ hơn 20 năm
kinh nghiệm trong lĩnh vực
sản xuất tiêu dùng từ Masan
nên sẽ phát triển mạnh mẽ.
Đặc biệtVingroupvàMasan
có thể thực hiện được sứ
mệnh là một đế chế bán lẻ
hùng mạnh vì Masan hiện
đang chiếm 66% thị phần
nước mắm, 67% thị phần
nước tương và 71% thị phần
tương ớt. Chưa kể hai đơn vị
này đang có cùng một đối tác
Hàn Quốc là tập đoàn SK rót
vốn đầu tư, với Vingroup là
Hấp dẫn nhưng rất khốc liệt
Trong năm 2019, thị trường bán lẻ Việt đã nhìn thấy
những cuộc đột phá lẫn cú rơi rụng của những DN Việt lẫn
ngoại. Rúng động nhất là sự kiện chuỗi siêu thị Auchan,
một tên tuổi lớn và lâu đời của nước Pháp nhưng lại không
thể cạnh tranh và đầu hàng trên thị trường Việt Nam. Sau
đó Saigon Co.op đã mua lại hệ thống bán lẻ này. Trước đó
hệ thống bán lẻ Fivimart và Shop&Go quyết định bánmình
cho Vingroup vì thua lỗ nặng nề.
Công ty chứng khoán MBS nhận định rằng ngành bán lẻ
tại Việt Nam là một cơ hội đầu tư hấp dẫn cho nhà đầu tư
nước ngoài cả về đầu tư tài chínhhoặc đầu tưđể kinhdoanh.
Nguyên nhân, Việt Namđược hưởng lợi bởi những yếu tố lợi
thế từ cơ cấudân số vàng, sự tăng trưởngnhanh của tầng lớp
trung lưu, tỉ lệ đô thị hóa cao... Những lợi thế này giúp cho
ngành bán lẻ có tốc độ tăng trưởng tiêu thụ hơn 10%/năm.
Tuy nhiên, MBS cũng cho rằng bán lẻ là cuộc chơi đầy hấp
lực nhưng tính rủi ro luôn thường trực.
Sau sáp nhập, thị
trường sẽ có một tập
đoàn hàng tiêu dùng
và bán lẻ hàng đầu
và thị trường bán
lẻ Việt Nam sẽ phát
triển rất tích cực.
Giá vàng rủ nhau tăng mạnh trở lại
Từ vùng đáy ba tháng, giá vàng thế giới tăng vọt trong
ngày hôm qua 4-12. Mức giá cao nhất đối với giá vàng
giao ngay trên thị trường thế giới hiện neo ở mức 1.482
USD/ounce, tăng 20 USD/ounce so với một ngày trước
đó. Giá vàng thế giới quy đổi hiện đạt khoảng 41,4 triệu
đồng/lượng, thấp hơn giá vàng SJC bán lẻ chỉ từ 100.000
đồng đến 150.000 đồng/lượng.
Giá vàng thế giới tăng mạnh sau khi Tổng thống Donald
Trump tuyên bố thỏa thuận thương mại giai đoạn một
Mỹ-Trung có thể lùi đến sau bầu cử Mỹ 2020. Khi những
tia hy vọng về thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung
Quốc đang dần vô vọng, ngay lập tức vàng trở thành tài
sản trú ẩn an toàn với giới đầu tư.
Cùng với đà tăng của giá vàng thế giới, giá vàng trong
nước cũng biến động mạnh, mỗi lượng vàng miếng SJC
tăng từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng/lượng so với
trước đó một ngày. Hiện giá vàng SJC mua vào, bán ra ở
mức 41,30 và 41,53 triệu đồng/lượng.
TL
Samsung gặp khó với dấu giáp lai
khi khuyến mãi
“Có khi Samsung thực hiện các văn bản thủ tục hành
chính nộp lên cơ quan nhà nước nhưng không được
đồng ý vì văn bản không có dấu giáp lai. Các thủ tục
hành chính quá nhiều và tốn rất nhiều thời gian”. Đây là
thông tin do luật sư Nguyễn Xuân Thủy, Công ty Luật
LNT&Partner cung cấp tại hội thảo đóng góp ý kiến sửa
đổi Luật Doanh nghiệp (DN) và Luật Đầu tư tổ chức sáng
4-12 tại TP.HCM. Hội thảo do Bộ KH&ĐT phối hợp với
Ủy ban Kinh tế Quốc hội tổ chức.
Ông Thủy dẫn chứng khi tổ chức hoạt động khuyến
mãi, Samsung phải làm văn bản thông báo đến Sở Công
Thương của 63 tỉnh, thành. “Lấy ví dụ Samsung làm 100
chương trình và nộp cho 63 tỉnh, thành thì có một khối
lượng văn bản rất lớn, mà mỗi văn bản này đều đòi hỏi
phải đóng dấu giáp lai. Một văn bản đóng dấu thì đơn giản
nhưng lên đến cả ngàn cái thì tốn rất nhiều thời gian và
công sức. Nói như vậy để thấy DN lớn đang khổ sở với
những chuyện nhỏ này như thế nào. Có lẽ ban dự thảo nên
xem xét vấn đề dấu giáp lai này ra sao cho hợp lý hơn” -
ông Thủy nói.
Ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu
quản lý kinh tế trung ương, thành viên ban soạn thảo luật,
cho biết về vấn đề con dấu đang nỗ lực hỗ trợ cho DN
theo hướng thuận tiện hơn. Bên cạnh đó, sửa đổi dự thảo
luật tiếp tục tinh thần Luật DN về quyền tự do kinh doanh
như đơn giản hóa thủ tục, giảm chi phí kinh doanh cho
DN, nâng cao quản trị DN.
PM
1 tỉ USD và Masan là 470
triệu USD.
Chuyên gia kinh tế Lý
Trường Chiến cho rằng chiến
trường bán lẻ rất khốc liệt vì
đòi hỏi số lượng cửa hàng lớn
để có lợi thế thương mại. Từ
đó tạo ra quy mô lớn, tăng
khả năng thương lượng với
nhà cung cấp cũng như biên
lợi nhuận gộp.
“Am hiểu tập quán kinh
doanh, chưa kể các bên
Vingroup và Masan đều có
lợi thế về tài chính, mối quan
hệ, nguồn hàng, hệ thống sản
xuất, uy tín thương hiệu…
Với những cộng hưởng này,
cả hai bên đủ sức tạo ra sức
mạnh đủ năng lực cạnh tranh
đối thủ ngoại để thống trị
thị trường bán lẻ Việt Nam.
Ngoài ra, tôi còn nhìn thấy lợi
ích khác, đó là các DN Việt
sẽ hưởng lợi rất lớn khi sẽ
có kệ hàng ổn định và vững
chắc trong hệ thống siêu thị
này mà không lo bị đánh
bật ra khỏi các kệ hàng của
siêu thị nước ngoài” - ông
Chiến nói.
Ông Nguyễn Anh Nguyên
cũng nhấn mạnh không đủ
lực về hệ thống phân phối sẽ
mất lợi thế. Cuộc chơi trên thị
trường phân phối có thể khốc
liệt hơn và nếu không kiểm
soát được kênh phân phối
đồng nghĩa với mất lợi thế
ngay trên sân nhà trước đối
thủ ngoại. Điều đó rất nguy
hiểm. Bài học thời sự nóng
hổi chính là việc nhiều DN
may Việt Nam đã bị Big C
“đuổi khéo” ra khỏi hệ thống
phân phối của họ.
Không chỉ vậy, ông Phạm
Trung Lâm, Tổng giám đốc
Công ty cổ phần Masan
MEATLife (MML, thành
viên của Tập đoàn Masan),
một đơn vị sản xuất thịt mát,
nói sau vụ sáp nhập: “Chỉ sau
một đêm, hệ thống phân phối
của chúng tôi đã lớn lên rất
nhiều”. Điều này có nghĩa
VinMart có thể là mảnh ghép
quan trọng cho tham vọng trở
thành đế chế trong lĩnh vực
hàng tiêu dùng, bán lẻ của
tập đoàn này.
Bên cạnh đó, sở hữu một
hệ thống lớn như VinMart
sẽ giúp Masan tối ưu được
kênh phân phối, giảm tỉ lệ chi
phí trung gian tới tay người
tiêu dùng. Trước mắt, với bệ
đỡ hệ thống phân phối mới,
Masan đang kỳ vọng thắng
lớn với mảng thịt mát, qua
đó thâu tóm thị trường thịt
10 tỉ USD.•
Trước thời điểmchuyển giao, Vingroup sở hữu hơn 100 siêu thị và hơn 1.900 cửa hàng tiện lợi
VinMart, VinMart+. Ảnh: TL
Xuất hiện đế chế bán lẻ mới
của tỉ phú Việt
Hai ông lớn là Vingroup vàMasan về cùngmột nhà sẽ tạo sức mạnh rất lớn trên thị trường bán lẻ Việt Nam.
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook