296-2019 - page 13

13
Đời sống xã hội -
ThứHai 23-12-2019
Bảo tồn, quy hoạch toàn diện
di tích Bạch Đằng Giang
ĐỖHOÀNG
N
gày 22-12, ông Lê Văn
Quý, Giám đốc Sở
VH-TTTPHải Phòng,
cho biết sở này sẽ triển khai
việc bảo tồn bãi cọc tại cánh
đồng Cao Quỳ (xã Liên Khê,
huyện Thủy Nguyên), đồng
thời hoàn thành hồ sơ công
nhận di tích Bạch Đằng là
di tích cấp TP, tiến tới đề
nghị công nhận di tích cấp
quốc gia.
Công viên di tích
Theo ông Quý, trên thực
địa cánh đồng Cao Quỳ, Sở
VH-TT phối hợp với UBND
huyệnThủyNguyên thực hiện
khoanh vùng, bảo vệ khu vực
bãi cọc đã khai quật khảo cổ,
đồng thời có biện pháp bảo
tồn các cọc gỗ di tích.
Sở VH-TT cũng sẽ xem
xét đề nghị Bộ VH-TT&DL
tiếp tục cho khai quật khảo
cổ mở rộng ra các khu vực
khác để xác định quy mô bãi
cọc Bạch Đằng tại khu vực.
“Tuy nhiên, việc này cũng
cần cân nhắc vì khai quật
lên phải có biện pháp bảo vệ
di tích. Chứ các cọc gỗ này
nằm trong lòng đất, khai quật
lên mà không có phương án
bảo tồn sẽ hỏng mất” - ông
Quý nói.
Ông Quý cho hay sau khi
có chỉ đạo của UBNDTP, Sở
VH-TT sẽ chủ trì để thực hiện
khảo sát toàn bộ khu vực di
tích Bạch Đằng tại địa phận
huyện Thủy Nguyên. Vùng
khảo sát sẽ kéo dài từ di tích
Bạch Đằng Giang tới khu vực
Liên Khê. Trên cơ sở khảo
sát xác định quy mô di tích
Bạch Đằng, SởVH-TT sẽ lập
quy hoạch di tích theo hướng
công viên di tích.
Trước đó, tại hội nghị công
bố kết quả khai quật khảo
cổ bãi cọc Cao Quỳ sáng
21-12, ông Lê Văn Thành,
Bí thư Thành ủy Hải Phòng,
nhận định vùng cửa sông
Bạch Đằng là nơi diễn ra
ba trận quyết chiến chống
ngoại xâm lừng lẫy của dân
tộc. Năm 938, Đức vương
Ngô Quyền đánh quân Nam
Hán. Năm 981, Lê Hoàn
đánh quân Tống. Năm 1288,
Trần Hưng Đạo đánh quân
Nguyên Mông lần 3.
Cả ba trận chiến trên sông
Bạch Đằng đều gắn với trận
địa cọc gỗ, lợi dụng thủy
triều tấn công quân địch.
Trong nhiều năm qua, việc
tìm kiếm các bãi cọc là niềm
khát khao của lãnh đạo và
người dân TP. Người dân đã
nhiều lần phát hiện cọc gỗ,
tới nay sau khi khai quật khảo
cổ bãi cọc càng rõ nét hơn về
di tích trận chiến Bạch Đằng
lần 3 - 1288.
“Việc phát hiện có ý nghĩa
Trên cơ sở khảo
sát xác định quy
mô di tích Bạch
Đằng, Sở VH-TT
sẽ lập quy hoạch
di tích theo hướng
công viên di tích.
rất lớn nhưng bảo tồn, phát
huy giá trị của di tích còn có
ý nghĩa hơn nhiều. Đây là
trách nhiệm của lãnh đạo và
người dân Hải Phòng” - ông
Thành nói.
Thay đổi nhận thức về
trận chiến Bạch Đằng
TS Vũ Minh Giang, Chủ
tịch Hội Di sản văn hóa Việt
Nam, cho rằng việc phát hiện
bãi cọc Cao Quỳ có thể làm
thay đổi nhận thức về chiến
thắngBạchĐằng lần 3 - 1288.
Theo ông, trước đây trận
chiến Bạch Đằng được mô
tả trừu tượng với dấu mốc
là bãi cọc phát hiện ở bờ
tả sông Bạch Đằng (thị xã
Quảng Yên, Quảng Ninh).
Bãi cọc Cao Quỳ nằm rất
gần cửa Bạch Đằng (huyện
Thủy Nguyên), có thể bãi
cọc này còn lớn hơn bãi cọc
ở Quảng Yên. Qua đó chưa
rõ trận địa chính trận Bạch
Đằng nằmở phía QuảngNinh
hay Hải Phòng.
“TrậnBạchĐằng năm1288
được coi như một trận quyết
chiến chiến lược để tiêu diệt
hoàn toàn ý chí xâm lược của
quân Nguyên Mông. Từ phát
hiện bãi cọc Cao Quỳ, xem
ra phải sắp xếp, hình dung,
nhận thức lại nhiều vấn đề
về trận chiến Bạch Đằng
lịch sử” - TS Giang cho hay.
“Từ những năm 1960 của
thế kỷ trước, có nhiều nhà
khoa học đã công bố về
các bãi cọc ở khu vực Thủy
Nguyên rồi. Tại sông Giá,
sông Thải trước đây phát
hiện ra rất nhiều cọc. Bãi
cọc Cao Quỳ cho thấy những
công bố trước đây là có cơ
sở. Tôi tin rằng với kết quả
này, chúng ta có đủ cơ sở đề
nghị Bộ VH-TT&DL công
nhận di tích Bạch Đằng cho
cả hai bênQuảngNinh và Hải
Phòng. Đặc biệt vùng Thủy
Nguyên là trung tâm chuẩn
bị, trung tâm chiến trường”
- TS Nguyễn Quang Ngọc,
Phó Chủ tịch Hội Khoa học
lịch sử Việt Nam, nêu.•
Với diện tích chỉ hơn 15 m
2
, mô hình Người đưa đò 4.0
được thiết kế và trưng bày trong Trường ĐH Sư phạm kỹ
thuật TP.HCM đã trở thành điểm check in thú vị cho nhiều
bạn trẻ cũng như khách tham quan.
Đó là ý tưởng và mô hình vừa được hơn 20 thầy trò
ngành kiến trúc (thuộc khoa Xây dựng Trường ĐH Sư
phạm kỹ thuật TP.HCM) sáng chế thành công sau bảy
ngày làm việc miệt mài.
Điểm đặc biệt gây thu hút nhất của mô hình này là
được tạo nên từ những vật dụng tái chế như ống hút, chai
nhựa, dây kẽm, hộp giấy, xốp, ván gỗ... do thầy trò đi
thu gom lại từ các bãi rác, sọt rác hay công trình trong
trường.
Được biết công trình có chủ đề về Người đưa đò 4.0
được thiết kế dưới hình thức thực tế ảo với nhiều hạng
mục như mô hình người lái đò, tòa nhà Landmark thu nhỏ,
bến thuyền, thuyền, cây cối, dòng sông, chiếc xe đạp biểu
tượng 2020…
Là người trực tiếp hướng dẫn, thầy Bùi Ngọc Hiển,
giảng viên bộ môn kiến trúc (khoa Xây dựng), cho biết ý
tưởng xuất phát từ chủ trương của nhà trường hằng năm
về định hướng đào tạo theo ứng dụng kiến thức vào thực
tế, phát huy khả năng sáng tạo của thầy trò trong mọi hoạt
động. Đây cũng là hình ảnh nhân hóa về những người
thầy trong thời công nghiệp 4.0. Theo thầy Hiển, mô hình
không chỉ phục vụ mục đích trưng bày nhân dịp mùa
Giáng sinh và năm mới 2020 mà còn mang thông điệp
giáo dục đến sinh viên và mọi người giá trị nhân văn về
ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan xung quanh
luôn xanh, sạch, đẹp.
“Từ quá trình thực hiện mô hình, các em sẽ hiểu rằng
nhìn xung quanh ta không có gì vứt đi hết, quan trọng là
chúng ta biến chúng thành cái gì thôi. Và khi chính thầy
trò cùng đi thu lượm rác, thông điệp đó sẽ càng lan tỏa
đến mọi người hơn” - thầy Hiển nói.
Nói về quá trình làm mô hình này, em Trương
Khánh An, sinh viên năm nhất, ngành kiến trúc (khoa
Xây dựng), cho hay ban đầu em tham gia vì muốn
trải nghiệm công việc để thử sức mình nhưng khi làm
xong thấy rất vui vì không ngờ có thể hoàn thiện được
như vậy.
“Những ngày qua là thời gian tụi em được xem rác của
người khác là kho báu của mình, từ ly nhựa, ống hút... đều
trở thành vật liệu cho mô hình. Em cũng hiểu thêm nhiều
kiến thức đã học về kiến trúc như ánh sáng, phối ảnh,
góc... để phục vụ công việc sau này. Đến khi xong, thấy
Việc phát hiện bãi cọc BạchĐằng có ý nghĩa rất lớn nhưng bảo tồn, phát huy giá trị của di tích
còn có ý nghĩa hơn nhiều.
Các chuyên gia nghiên cứu lịch sử đều cho rằng bãi cọcmới phát hiện ởHải Phòng sẽ làmthay đổi và
mở ra hướng nghiên cứumới về trận chiến BạchĐằng năm1288. Ảnh: Đ.HOÀNG
Ngày 1-10, trong lúc đào vườn tại cánh
đồng Cao Quỳ, ông NguyễnTuânTriệu (thôn
3, làng Mai Động, xã Liên Khê, huyện Thủy
Nguyên, Hải Phòng) phát hiện hai cọc gỗ
dài hơn 3 m, đường kính hơn 30 cm.
Người dân cho rằng đây có thể là cọc
gỗ liên quan đến các trận đánh trên sông
Bạch Đằng nên báo cơ quan chức năng. Bộ
VH-TT&DL sau đó có quyết định cho khai
quật, khảo cổ tại nơi phát hiện các cọc gỗ.
Sau hai tháng, đoàn khảo cổ đã khai quật
được 27 cọc gỗ tại ba hố. Kết quả giám định
cho kết quả niên đại các cọc gỗ là từ năm
1.270 đến 1.430 sau Công nguyên. Viện
Khảo cổ học nhận định bãi cọc tại cánh
đồng Cao Quỳ thuộc trận chiến Bạch Đằng
lần thứ 3 - 1288.
Sông Bạch Đằng chảy giữa thị xã Quảng
Yên (Quảng Ninh) và huyện Thủy Nguyên
(Hải Phòng) là dòng sông lịch sử gắn liền với
ba chiến công vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
Cho đến trước khi bãi cọc ở Cao Quỳ, xã
Liên Khê được phát hiện và khai quật, mới
chỉ có ba bãi cọc được tìm thấy ởYên Giang,
Đồng Vạn Muối và Đồng Má Ngựa ở thị xã
Quảng Yên.
Người dân phát hiện di tích lúc đào vườn
Thầy trò “hô biến” rác thải thànhmôhình côngnghệ 4.0
Các emsinh viên phấn khởi chụp ảnh kỷ niệmcùngmô hình
sau khi hoàn thiện. Ảnh: PHẠMANH
mọi người đến chụp ảnh nhiều làm em hạnh phúc lắm.
Chỉ mong qua những gì tụi em làm, mọi người sẽ cùng
nhau bảo vệ môi trường hơn” - Khánh An chia sẻ.
PHẠMANH
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook