296-2019 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 23-12-2019
Luật & đời
Một nữ thượng úy
công an sắp hầu tòa
Nữ thượng úy này đã ra giá 1 tỉ đồng để “đạo diễn” gài bẫy
ma túy hòng đưa người vô tội vào tù.
PHÚCBÌNH
T
heo dự kiến, ngày
27-12tớiđâyTAND
quậnNamTừLiêm
(Hà Nội) sẽ mở lại
phiên sơ thẩm xét xử
Nguyễn Thị Vân (37
tuổi, trú quận Tây Hồ)
và Nguyễn Thị Vững
(cựu thượng úy, công
tác tại Cục Cảnh sát
phòng, chống buôn
lậu, Bộ Công an) về
hai tội tàng trữ trái
phép chất ma túy và
vu khống.
Đây là vụ án từnggây
chú ý đặc biệt trong dư
luận. Đầu tiên, Nguyễn
Thị Vững tham gia vụ
án với tư cách người
làm chứng nhưng qua
quá trình đấu tranh của
cơ quan tố tụng, hành
vi của bị cáo này đã được làm rõ.
“Chỉ cần có hàng trong xe
là chết”
Theo hồ sơ, Vân và ông Nguyễn
Văn Thiện (44 tuổi) có quan hệ
tình cảm nhưng thường xảy ra mâu
thuẫn, tranh chấp tài sản. Vốn quen
nhau từ trước, Vân tâm sự với Vững
về việc muốn làm cho ông Thiện
phải đi tù.
Vân hỏi Vững mua ma túy rồi bỏ
vào ô tô để hãm hại ông Thiện có
được không, Vững nói được. “Chỉ
cần có hàng trong xe là chết…, cũng
có trường hợp chỉ cần 2 g thôi vẫn
chết bình thường…” - Vững nói.
Hai bên thống nhất Vân sẽ đưa
cho Vững 1 tỉ đồng để Vững báo
tin cho lực lượng công an bắt giữ
ông Thiện.
Thực hiện âm mưu, Vân viết
thông tin, đặc điểm chiếc ô tô của
ông Thiện vào một mảnh phong bì
và đưa choVững. Sáng 28-10-2016,
Vững gọi điện thoại bảo Vân sẽ cho
người mangmột thứ tới (Vân hiểu đó
là ma túy) để bỏ vào xe ông Thiện.
Tiếp đó Vững cho người gọi điện
thoại với lý do hỏi mua đất để khiến
ông Thiện ra khỏi nhà. Đồng thời
cựu thượng úy công an báo cho một
tiểu đoàn trưởng thuộc Trung đoàn
Cảnh sát cơ động Hà Nội về việc ô
tô của ông Thiện có ma túy.
Vị tiểu đoàn trưởng này thông báo
cho cấp dưới nhưng vì lý do khách
quan nên không phát hiện ra chiếc
xe của ông Thiện.
Tuy nhiên, đến tối, một tổ công
tác cảnh sát cơ động đang làmnhiệm
vụ thì phát hiện chiếc xe của ông
Thiện. Tổ công tác yêu cầu dừng xe
“Chỉ cần có hàng trong xe
là chết… Cũng có trường
hợp chỉ cần 2 g thôi vẫn
chết bình thường…” -
Vững nói.
Điều tra viên yêu cầu đưa 100 triệu đồng?
Đối với người đàn ông mang ma túy đến để Vân bỏ vào ô tô của ông
Thiện, bị cáo nói đây là người của Vững và không nhìn rõ mặt. Tuy nhiên,
Vững không thừa nhận. CQĐT chưa thể xác định được nhân thân, lai lịch
của người này nên đã tách hồ sơ để làm rõ sau.
Trong quá trình điều tra, Vân còn tố bị điều tra viên Công an quận Nam
Từ Liêm tên Trần Tuấn Anh yêu cầu đưa 100 triệu đồng để cho ông Thiện
tại ngoại. Vân đã đưa 70 triệu đồng.
Ngoài ra, ôngTuấn Anh còn có hành vi vi phạm tố tụng; một giámđịnh
viêncủaViệnKhoahọchình sựBộCôngancó thiếu sót trongviệcgiámđịnh.
VKSNDTP Hà Nội đã tách tài liệu liên quan đến các vấn đề trên chuyển
đến CQĐT VKSND Tối cao để giải quyết theo thẩm quyền.
một chiếc đưa công khai cho Vân
và bảo Vân đi nói chuyện với Vững
về vụ gài bẫy, một chiếc bí mật bỏ
vào túi xách của Vân.
Sau đó ông Thiện làm đơn tố cáo
tới CQĐT VKSND Tối cao, đồng
thời giao nộp nhiều file ghi âm giữa
ông và Vân, giữa Vân và Vững thể
hiện việc hai người này đã bàn bạc
kế hoạch gài bẫy ông. Kết luận
giám định cho thấy các đoạn ghi
âm không bị cắt ghép, chỉnh sửa,
đúng là giọng nói của hai nữ bị cáo.
Trong bản cáo trạng không trích
dẫn nội dung cụ thể của các đoạn
ghi âm nhưng kết luận điều tra trước
đó đã diễn giải nội dung này khá
chi tiết. Nhiều câu thoại của Vững
nói với Vân khiến người đọc không
khỏi rùng mình.
Chẳng hạn Vững nói: “…với
từng ấy lượng hàng như thế thì bắt
là chết. Chắc chắn luôn, bởi vì chị
nói thật với em, chỉ cần 2 g, trong
kia bọn chị bắt vẫn chết, mà bây giờ
hàng nó có trong xe…”.•
Bị cáoNguyễn Thị Vững
(trái)
và bị cáoNguyễn Thị Vân . Ảnh: PB
kiểm tra và phát hiện ma túy. Lúc
này ông Thiện chỉ kịp ú ớ: “Sao
các anh bỏ ma túy vào xe của tôi?”.
Hành trình vạch mặt
hai nữ bị cáo
Suốt quá trình điều tra, ông Thiện
nhất quyết không thừa nhận số ma
túy trên xe là của mình. Sau sáu
ngày bị tạm giữ, cơ quan tố tụng đã
trả tự do cho ông vì không đủ tài
liệu chứng minh hành vi phạm tội.
Nghi ngờ ma túy là do người tình
bỏ vào xe, ông Thiện tìm cách tra
hỏi thì Vân thú nhận đã cùng Vững
lên kế hoạch hãm hại mình. Ông
này mua hai chiếc máy ghi âm,
Đôi điềuvề án tử của
ôngNguyễnBắcSon
Với quá nhiều chuyện động trời như thế, dư luận đặc biệt
quan tâm đến vụ án MobiFone mua 95% cổ phần AVG là quá
phải.
Diễn biến của phiên tòa sơ thẩm tại TAND TP Hà Nội
trong tuần qua cho thấy hai cựu bộ trưởng Nguyễn Bắc Son
và Trương Minh Tuấn bị cáo buộc phạm hai tội. Ngoài tội
nhận hối lộ thì còn có tội vi phạm các quy định về quản lý
đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo đó, trong thời gian làm lãnh đạo Bộ TT&TT - là cơ
quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại MobiFone, hai bị
cáo này cùng các bị cáo khác đã mau mắn giúp AVG thu lợi
khủng trái phép. Tuy AVG “bết bát, kinh doanh không hiệu
quả, thua lỗ kéo dài, nợ vay lớn” (theo xác định trong cáo
trạng của VKSND Tối cao) nhưng MobiFone vẫn chịu mua
cổ phần với giá rất cao. Từ sai phạm của các bị cáo, vốn của
Nhà nước tại MobiFone có nguy cơ bị thiệt hại nhiều ngàn tỉ
đồng.
Chưa rõ HĐXX sẽ phán quyết sao nhưng sự chênh lệch
khá lớn trong các mức án tù mà VKS TP Hà Nội đề nghị
đang gây ra không ít thắc mắc. Được bàn tán nhiều nhất là
tội nhận hối lộ, nếu bị cáo Tuấn chỉ bị kêu 8-9 năm thì với
bị cáo Son là không còn mạng sống. Ở tội đưa hối lộ, dù chi
đến gần 5,6 triệu USD để cùng lôi bốn người khác vào vòng
lao lý nhưng cựu chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ chỉ bị kêu 3-4
năm.
Phải nói ngay là với bất kỳ tội nào chứ không riêng gì tội
nhận hối lộ thì việc tự nguyện khắc phục hậu quả luôn là một
trong những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Tuy cùng nhận hối lộ 1 tỉ đồng trở lên, tức thuộc khoản 4
Điều 354 BLHS hiện hành có mức hình phạt được quy định
là tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng nếu bị cáo
Son nhận 3 triệu USD thì bị cáo Tuấn chỉ nhận 200.000
USD. Chưa hết, gia đình bị cáo Tuấn đã sớm nộp cho cơ
quan điều tra số tiền đó. Ngược lại, phải đến sau khi bị VKS
TP Hà Nội kêu án tử thì gia đình bị cáo Son mới thông qua
luật sư cho biết sẽ nộp 99% mà hiện chưa rõ họ sẽ thực hiện
như thế nào. Chính từ các khác biệt cốt lõi này và có đồng
thời xem xét thêm nhiều tình tiết giảm nhẹ khác của từng
người mà VKS TP Hà Nội đã đề nghị hai mức án thấp, cao
khác nhau.
Thêm một lưu ý nữa cũng có liên quan đến việc nộp lại
tiền nhận hối lộ để áp dụng cho những trường hợp phạm tội
tựa như bị cáo Son. Đó là điểm c khoản 3 Điều 40 BLHS cho
phép không thi hành án tử hình đối với người bị kết án tử
hình về tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp
lại ít nhất 3/4 tài sản nhận hối lộ. Cùng với đó là người bị
kết án đã hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc
phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
Như vậy, bây giờ hay cả sau này thì việc cựu bộ trưởng
Son có bị tòa tuyên án tử hoặc có bị thi hành án tử hay
không sẽ tùy thuộc rất lớn vào thiện chí khắc phục hậu quả
của chính bị cáo.
Tương tự, tội đưa hối lộ cũng dùng con số 1 tỉ đồng để
quy định mức phạt ở khung cao nhất. Theo Điều 364 BLHS,
phạm tội đưa hối lộ 1 tỉ đồng trở lên thì bị phạt từ tù 12 năm
đến 20 năm. Trong trường hợp tuy không bị ép buộc nhưng
đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác thì người đưa
hối lộ có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại
một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
Đối chiếu quy định này về việc đã tự thú và đã thanh toán
hơn 8.400 tỉ đồng nhanh đến không ngờ, mọi người dễ thấy
bị cáo Phạm Nhật Vũ đã được VKS TP Hà Nội đề nghị mức
phạt tù nhẹ đáng kể. Riêng về việc miễn trách nhiệm hình sự
hay trả lại một phần hoặc toàn bộ số tiền lớn đưa hối lộ, do
điều luật dùng từ “có thể” để cho ra sự tùy nghi thực hiện
nên không thể cho là VKS TP Hà Nội đã áp dụng không đầy
đủ điều luật. Thôi thì cứ chờ TAND TP Hà Nội ra phán quyết
cụ thể cũng dựa trên sự tùy nghi rất không hay ho vậy!
“Nhận hối lộ là nỗi nhục, là sự xấu hổ. Tôi xin lỗi người
dân…”. Lời cay đắng nói trước tòa này của cựu bộ trưởng
Tuấn có thể không được nhiều người đời chấp nhận nhưng
việc ông hoàn trả toàn bộ tiền nhận hối lộ chắc chắn được
các HĐXX ghi nhận để có cơ sở lượng hình.
Ắt là bị cáo Son sớm muộn cũng sẽ cố gắng thực hiện
nghĩa vụ này để dư luận kịp thấy ở cựu bộ trưởng thứ hai
trong đại án chút ray rứt thật sự sót lại chứ chẳng lẽ không
còn gì.
THU TÂM
(Tiếp theo trang 1)
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook