296-2019 - page 9

9
CaotốcBiênHòa-VũngTàuđược
chia làm hai thành phần: Thành
phầnmột từ Biên Hòa (Đồng Nai)
đến thị xã Phú Mỹ có tổng chiều
dài tuyến 46,8 km. Điểmđầu giao
với tuyến tránh QL1A đoạn qua
TP Biên Hòa, cách ngã tư Vũng
Tàu 6,5 kmvề phía bắc; điểmcuối
kết nối nhánhđường vào cảngCái
Mép - Thị Vải. Chiều dài đoạn qua
tỉnhĐồng Nai 34,2 kmvà 12,6 km
chạyquaBR-VT(gồm3,8kmđường
cao tốc và 8,8 kmtuyếnnhánhnối
vào cảng Cái Mép -Thị Vải).Thành
phần hai từ thị xã Phú Mỹ đến TP
Vũng Tàu (31 km).
Cầu Phước An nối thị xã PhúMỹ
với huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng
Naibằngđườngxuyênquacáccảng
biển hiện hữu để gặp cao tốc Bến
Lức-LongThànhtừmiềnTâyđilên.
DựánđườngLongSơn-CáiMép
là con đường sẽ nối thị xã PhúMỹ
vềVũngTàu, khôngquaQL51như
hiện nay. Trong năm 2019, dự án
được bố trí 100 tỉ đồng vốn ngân
sách tỉnh để bắt đầu triển khai.
QLDA đang triển khai các thủ tục
tiếp theo nhằm hoàn thiện phê duyệt
chủ trương đầu tư dự án.
Đối với dự án đường Long Sơn -
Cái Mép, ngày 29-7-2019, để chuẩn
bị khởi công dự án, Ban QLDA đã
có văn bản gửi Sở NN&PTNT, TP
Vũng Tàu, thị xã Phú Mỹ kiến nghị
hỗ trợ tuyên truyền và vận động các
hộ dân di dời lồng bè, công trình nuôi
trồng thủy sản ra khỏi phạm vi thi
công cầu sông Rạng thuộc dự án.
Ngày 7-8, UBND tỉnh đã tổ chức
cuộc họp thống nhất phương án xử
lý nền đất yếu cho dự án. Ban QLDA
đang hoàn thiện hồ sơ thiết kế theo
phương án được thống nhất, trình
Sở GTVT, Sở Xây dựng thẩm định
hạng mục cầu sông Rạng. Trong
tháng 10-2019 đã hoàn tất công tác
kiểm kê, xét pháp lý đoạn đường
qua xã Tân Hòa, thị xã Phú Mỹ.
Hiện nay thị xã Phú Mỹ đang hoàn
thiện phương án bồi thường, dự kiến
hoàn tất trong tháng 12-2019. Ngoài
ra, phía đường đi qua TP Vũng Tàu
sẽ phải thu hồi đất của 46 hộ và hai
tổ chức. TP Vũng Tàu đang xem
xét ban hành thông báo thu hồi đất
cho các hộ.
Còn đối với đường cao tốc Biên
hòa - Vũng Tàu, ngày 7-12 vừa qua,
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng
đã có ý kiến giao Bộ GTVT chủ trì,
phối hợp với tỉnh BR-VT, tỉnh Đồng
Nai cùng các bộ, ngành căn cứ quy
định của pháp luật về đầu tư theo
hình thức đối tác công-tư (PPP),
pháp luật về đầu tư công, pháp luật
về ngân sách nhà nước để đề xuất
hình thức đầu tư, báo cáo Thủ tướng
trong tháng 12-2019.
Kết nối với miền Tây,
Đông Nam bộ
Kỳ vọng ở những tuyến đường
huyết mạch đã, đang và sẽ triển khai
sắp tới, lãnh đạo tỉnh BR-VT trong
nhiều kỳ họp đã nhấn mạnh việc đầu
tư, xây dựng và đưa vào sử dụng các
tuyến đường này sẽ tạo ra sự liên kết,
kết nối vùng BR-VT với các tỉnh
miền Tây và Đông Nam bộ, trong
đó có LongAn, Đồng Nai, TP.HCM,
Bình Dương. Đồng thời sẽ góp phần
rất lớn xóa bỏ tình trạng kẹt xe trên
QL51, tăng tốc phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội, du lịch, dịch vụ của tỉnh
BR-VT trong nhiều năm tiếp theo.
Ông Nguyễn Công Danh, Ban
QLDA giao thông khu vực cảng
Cái Mép - Thị Vải, cho biết dự án
QL56 - tuyến tránh TP Bà Rịa cũng
đã hoàn thiện và chuẩn bị đưa vào
sử dụng đoạn từ phường Kim Dinh
(phía sát núi) đến nút giao xã Hòa
Long, TP Bà Rịa đi về huyện Châu
Đức. Đoạn còn lại qua xã Tân Hải,
thị xã Phú Mỹ để sau kết nối với
cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu hiện
nay còn vướng một số hộ chưa bàn
TRÙNGKHÁNH
M
ới đây, tại kỳ họp HĐND tỉnh
Bà Rịa-Vũng Tàu (BR-VT),
ông Nguyễn Hồng Lĩnh, Bí
thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh
này, cho biết: Trong năm 2020 tỉnh
sẽ xúc tiến khởi công các công trình
giao thông có vai trò, ý nghĩa đặc
biệt quan trọng đối với sự phát triển
của tỉnh.
Xây mới hàng loạt
tuyến đường lớn
Cụ thể là các công trình cầu Phước
An, đường Long Sơn - Cái Mép,
đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu
(đoạn từ cao tốc Long Thành - Dầu
Giây về đến thị xã PhúMỹ, có nhánh
rẽ vào cảng Cái Mép).
Cầu PhướcAn là cây cầu rất quan
trọng với tỉnh BR-VT. Do đó tỉnh
liên tục có những cuộc họp tháo gỡ
vướng và tìm nguồn vốn sớm triển
khai xây dựng. Hiện theo khảo sát
thực tế của PV, tuyến đường này ở
phía tỉnh BR-VT đã thi công tới gần
sát vị trí xây dựng cầu Phước An.
Ngoài ra, HĐND tỉnh BR-VT đã
ra Nghị quyết 11/2019 thông qua
báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự
án cầu Phước An. UBND tỉnh cũng
đã có tờ trình gửi Thủ tướng Chính
phủ thẩm định, phê duyệt chủ trương
báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự
án cầu Phước An. Ngày 8-11, tỉnh
đã ký văn bản chấp thuận vị trí xây
dựng cầu PhướcAn. Hiện Ban quản
lý dự án giao thông khu vực cảng Cái
Mép - Thị Vải (Ban QLDA) đang
phối hợp với các đơn vị liên quan
của tỉnh Đồng Nai để hoàn tất ký kết.
Ngày 13-11, Bộ KH&ĐT cũng
đã có văn bản về việc phân bổ kế
hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà
nước năm 2020, trong đó bố trí 242
tỉ đồng cho tỉnh BR-VT. Trong đó
bao gồm các dự án hồ chứa nước
sông Ray, đường 991B, cầu Phước
An, xây dựng mới đê Hải Đăng
.
Ban
Đường bên phía Bà Rịa-Vũng Tàu đã thi công xong đến sát khu vực chuẩn bị xây cầu Phước An. Ảnh: TK
Những tuyến đường sẽ đưa
Vũng Tàu “cất cánh” năm 2020
Các công trình cầu Phước An, đường Long Sơn-Cái Mép, đường cao tốc BiênHòa - Vũng Tàu
sẽ được xúc tiến triển khai trong năm2020.
giao mặt bằng thi công. Dự kiến đến
cuối năm 2019 hoàn thiện phương
án bồi thường.
Ngoài ra còn có các dự án đường
kết nối đã và đang thi công như đường
liên cảng Cái Mép - Thị Vải (giai
đoạn một), đường Phước Hòa - Cái
Mép, đường 991B từ QL51 đến hạ
lưu cảng Cái Mép, đường sau cảng
Mỹ Xuân - Thị Vải, đường trục chính
BR-VT…•
“Khôngđể thiếuđiện trongbất kỳhoàn cảnhnào”
Kỳ vọng ở những tuyến
đường huyết mạch đã,
đang và sẽ triển khai
sắp tới sẽ tạo ra sự liên
kết, kết nối vùng BR-VT
với các tỉnh miền Tây và
Đông Nam bộ.
“Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phải đảm bảo an
ninh năng lượng, đáp ứng đủ điện cho phát triển kinh tế-xã
hội và tiêu dùng của nhân dân. Không để thiếu điện trong
bất cứ hoàn cảnh nào…”. Đó là yêu cầu của Phó Thủ tướng
Trịnh Đình Dũng tại lễ mít tinh kỷ niệm 65 năm ngày
truyền thống ngành điện lực Việt Nam và đón nhận huân
chương Lao động hạng Nhất lần thứ ba.
Phó Thủ tướng cũng đánh giá cao những gì ngành điện
đạt được trong suốt những năm qua. Đặc biệt đến nay 100%
số xã và 99,25% số hộ dân nông thôn có điện, cao hơn
nhiều so với các nước trong khu vực.
Nhưng nhu cầu tiêu thụ điện của Việt Nam đang tăng
trưởng rất nhanh, khoảng 11%/năm trong các năm 2011-
2015 và hiện nay là khoảng 10%/năm. Vì vậy, yêu cầu phát
triển nguồn điện là rất lớn.
“Tổng công suất nguồn điện hiện gần 55.000 MW
(54.850 MW). Đến năm 2025 dự kiến trên 100.000 MW,
gấp gần hai lần hiện nay…” - Phó Thủ tướng dẫn chứng.
Theo đó, Phó Thủ tướng đề nghị ngành điện cần tập trung
tháo gỡ khó khăn để sớm đưa các dự án trọng điểm, chậm
tiến độ hoàn thành đi vào hoạt động, đồng thời đẩy nhanh
tiến độ các dự án đã hoàn thành thủ tục để thực hiện đầu tư
xây dựng.
Bên cạnh đó cần thị trường hóa giá điện nhằm đạt mục
tiêu khuyến khích đầu tư cho phát triển ngành điện. “Đặc
biệt tiếp tục rà soát, sắp xếp, đổi mới mô hình quản lý và
hoạt động theo hướng tinh gọn bộ máy, đơn giản, minh
bạch hóa thủ tục, tạo sự chủ động và nâng cao năng lực điều
hành, quản trị doanh nghiệp…” - Phó Thủ tướng yêu cầu.
Về phát triển nguồn điện mới, Phó Thủ tướng đề nghị
phải đầu tư có chiều sâu, sử dụng công nghệ hiện đại. “Đa
dạng hóa các loại hình phát điện, ưu tiên phát triển các
nguồn năng lượng sạch và năng lượng tái tạo với tỉ trọng
hợp lý…” - Phó Thủ tướng nói.
Với khó khăn trước mắt về nguy cơ thiếu điện do hồ chứa
nước ở một số nhà máy đang xuống thấp, “Tôi đề nghị
ngành điện lực khẩn trương rà soát, xây dựng kế hoạch huy
động, cung ứng điện phù hợp để vừa đảm bảo đủ điện cho
sản xuất, sinh hoạt, đồng thời tiết kiệm nước, chủ động ứng
phó với nguy cơ hạn hán, nhất là ở khu vực Bắc bộ và miền
Trung…” - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Tại buổi lễ, EVN cho biết thời gian tới đơn vị sẽ đầu tư
phát triển nguồn và lưới điện theo quy hoạch được duyệt
đảm bảo chất lượng, tiến độ và hiệu quả. Cụ thể, đến năm
2025, tổng công suất nguồn điện của EVN và các đơn vị
do EVN nắm giữ cổ phần sẽ đạt trên 35.000 MW (toàn hệ
thống là 98.000 MW).
Bên cạnh đó đầu tư phát triển hệ thống điện đồng bộ và
hợp lý từ sản xuất, truyền tải, phân phối, kinh doanh điện
năng. Tiếp cận công nghệ tiên tiến để đảm bảo an toàn, tin
cậy, bảo vệ môi trường.
TRÀ PHƯƠNG
Bản đồ đường cao tốc BiênHòa -
Vũng Tàu. Ảnh: TL
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook