300-2019 - page 10

10
Bất động sản -
ThứSáu27-12-2019
2018, hàng chục khách hàng
đã ký hợp đồng đặt cọc nền
đất KDC Bưng Ông Thoàn
2. Công ty TNHH Dịch vụ
Đầu tư Môi giới BĐS Thủ
Đức do ông Lê Minh Nhựt
làm tổng giám đốc thực hiện
giao dịch với danh nghĩa “bên
làm chứng” ký và đóng dấu,
còn “bên nhận cọc” đứng cá
nhân chủ sử dụng khu đất
chính là bà Phúc.
38 khách hàng đã mua tổng
cộng 45 nền đất và đóng tiền
thanh toán theo đúng tiến độ
trong hợp đồng (hầu hết đã
thanh toán được ba đợt). Có
người đóng gần 1 tỉ đồng, cá
biệt có khách hàng đã nộp hơn
4 tỉ đồng cho bà Phúc. Tổng
số tiền những khách hàng này
đã đóng tính đến nay lên đến
khoảng 54 tỉ đồng.
Theo thỏa thuận, khách
hàng sẽ được giao đất nền sau
tám tháng kể từ ngày ký hợp
đồng đặt cọc. Thế nhưng đến
thời điểm thực hiện cam kết,
bà Phúc lại không làm theo
thỏa thuận.
Ông Ninh Viết Sơn, một
trong các khách hàngmua đất,
đồng. Tuy nhiên, với những
người đã có hợp đồng thanh
lý thì hơn một năm rưỡi nay
bà Phúc mới chỉ chi trả được
khoảng 20%-25% giá trị hợp
đồng đặt cọc, việc hoàn tiền
thực hiện rất nhỏ giọt.
Đất đã sang tên
cho nhiều người?
Theo ghi nhận của chúng
tôi, khu đất dự án KDC Bưng
Ông Thoàn 2, phường Phú
Hữu, quận 9 thuộc phần các
thửa đất 876, 515, 1344, tờ
bản đồ số 9 do bà Phạm Thị
Liên (ngụ quận 3, TP.HCM)
đứng tên. Tổng diện tích khu
đất hơn 7.000 m
2
.
Cuối năm 2017, bà Liên đã
làm hợp đồng ủy quyền cho
bà Phúc để làm thủ tục chuyển
đổi mục đích sử dụng đất, ký
kết hợp đồng, nhận tiền cọc,
làm việc với cơ quan thuế,
xin làm cơ sở hạ tầng.
Tuy nhiên, sau khi tự ý
phân lô bán nền cho hàng
chục khách hàng, bà Phúc
không thực hiện sang tên
cho người mua như cam kết
trong hợp đồng mà lại tiếp
tục chuyển nhượng thửa đất
trên cho ông NCT (ngụ quận
Tân Phú, TP.HCM) vào ngày
21-11-2018. Tiếp đó, ngày
3-10-2019, khu đất này lại
tiếp tục được chuyển nhượng
cho ông TMN (ngụ quận Tân
Bình, TP.HCM).
Theo thông tin từ UBND
quận 9, chính quyền chưa
phê duyệt dự án nào có tên
là KDC Bưng Ông Thoàn 2.
Phòng Quản lý đô thị quận 9
cũng chobiếtmột phầnkhuđất
trên thuộc quy hoạch đường
Bưng Ông Thoàn lộ giới 30
m và phần còn lại thuộc quy
hoạch đất nhóm nhà ở xây
dựng thấp tầng.
Để tránh nguy cơ có thêm
người dân bị thiệt hại, mới
đây UBND phường Phú Hữu
đã gắn bảng thông báo cụ thể
về tình trạng pháp lý của khu
đất này.•
cho biết: “Sau nhiều lần hẹn
gặp bà Phúc để yêu cầu trả
lại số tiền đã nộp mà không
được, tôi cùng nhiều khách
hàng tự tìm hiểu và được biết
dự án KDCBưng Ông Thoàn
2 hoàn toàn không có thật.
Hiện chưa có hồ sơ pháp lý
nào là dự án này được phân
lô bán nền mà chỉ có bản đồ
phân lô do chính bà Phúc tự
vẽ, đóng dấu Công ty TNHH
Dịch vụ xây dựng Thiên Ân
Phát do chính bà làm giám
đốc đại diện pháp luật. Đã
gần hai nămkể từ ngày chúng
tôi ký hợp đồng đặt cọc, đến
nay khu đất này vẫn chỉ là bãi
đất hoang, cỏ mọc um tùm”.
Ông Sơn cho biết thêm
trong các khách hàng ký đơn
khiếu nại có một số người
đã thỏa thuận hủy giao dịch,
làm hợp đồng thanh lý với
bà Phúc, còn lại khoảng 20
người chưa ký thanh lý hợp
THÙY LINH
M
ớiđây,hàngchụckhách
hàngmua đất tại dự án
Khu dân cư (KDC)
Bưng Ông Thoàn 2 (phường
Phú Hữu, quận 9) đã kéo đến
trụ sởCông tyTNHHDịch vụ
xây dựng Thiên Ân Phát căng
băng rôn để đòi quyền lợi.
Nhữngkháchhàngnàyđồng
thời đã gửi đơn khiếu nại lên
các cơ quan chức năng. Nội
dung khiếu nại cho rằng bà
Huỳnh Thị Hạnh Phúc (ngụ
khu phố 9, phường Trường
Thọ, quận 9, TP.HCM) có
dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt
tài sản khi cùng công ty môi
giới bất động sản (BĐS) lập
ra dự án ma, bán đất nền thu
tiền cọc của khách hàng.
Ngay khi nhận được nội
dung đơn khiếu nại, kêu cứu
đòi lại khối tài sản lên đến
gần 60 tỉ đồng của hàng chục
khách hàng có nguy cơ mất
trắng cùng dự án KDC Bưng
Ông Thoàn 2, Đại tá Lương
Ngọc Dùng, Phó Chánh thanh
tra Bộ Công an, đã có văn
bản đề nghị Cơ quan Cảnh
sát điều tra Công an TP.HCM
xem xét, giải quyết theo quy
định của pháp luật.
Đóng tiền tỉ vẫn
không nhận được đất
Cụ thể, trong khoảng thời
gian từ cuối năm2017 đến đầu
Hàng chục khách hàng đã đặt cọc,
thậm chí trả nhiều tỉ đồng để mua
đất nền tại dự ánma Bưng Ông
Thoàn 2 đứng ngồi không yên vì lo
bị mất trắng.
Dự ánma bán đất trái phép,
thu tiền rầm rộ
Trao đổi với PV báo
Pháp Luật TP.HCM
, bà HuỳnhThị Hạnh
Phúc cho biết trong số các nền đất đã bán bà đã thực hiện
thanh lý xong 23 nền với số tiền là 32 tỉ đồng. 30 hợp đồng
còn lại tổng giá trị là 23 tỉ đồng bà chỉ mới thực hiện thanh
lý được một phần hoặc chưa thanh lý. “Đến ngày 30-12 tới
đây, chúng tôi sẽ gặp mặt các khách hàng để thỏa thuận
về phương thức giải quyết các vấn đề liên quan tới hợp
đồng” - bà Phúc nói.
ViệtNamchưa có thị trườngđất nôngnghiệp thực sự
Ngày 26-12, tạp chí điện tử
Bất Động Sản Việt Nam
(BĐS VN) đã tổ chức buổi hội thảo “Kiến tạo thị trường
BĐS nông nghiệp: Thực trạng và kiến nghị chính sách”.
Nội dung hội thảo xoay quanh các vấn đề như làm rõ
khái niệm, đặc điểm, những nhân tố tác động BĐS nông
nghiệp, cơ hội, nhu cầu phát triển của thị trường BĐS
nông nghiệp tại VN nói chung và các địa bàn trọng điểm
nói riêng.
Nhận định về tình hình hiện nay, ông Đỗ Viết Chiến -
Tổng Thư ký Hiệp hội BĐS VN cho rằng khái niệm về
thị trường BĐS nông nghiệp tại VN vẫn chưa thực sự rõ
ràng, thiếu tính nhất quán; nguồn lực tài sản đất đai, hạ
tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp tại VN chưa được vận
hành theo cơ chế thị trường.
Đồng tình, TS Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó Chủ tịch Ủy
ban Giám sát tài chính quốc gia, cho rằng quy hoạch đất
nông nghiệp và các khu vực khác của VN tương đối lỏng
lẻo là do ba nguyên nhân chính.
Thứ nhất là quá trình đô thị hóa cần rất nhiều đất cho
công nghiệp, thương mại dịch vụ, đất làm nhà ở. Từ đó
phát sinh nhu cầu về nhà ở rất lớn, hiện tượng đầu cơ đất
đai rất phổ biến.
Ngoài ra, nhà ở trên đất nông nghiệp mọc lên tự phát
và chính quyền cũng tìm cách hợp thức hóa. Nguồn hàng
trên thị trường không minh bạch, không rõ ràng.
Thứ hai, mua bán không thông qua môi giới, tư vấn để
điều tra về hiện trạng đất. Các giao dịch phi chính thức,
trao tay, giao dịch ngầm làm thị trường ngày càng không
minh bạch.
Thứ ba là không có bảo hiểm về quyền sử dụng đất nông
nghiệp. Khi mua bán một mảnh đất rất rắc rối về quyền sử
dụng từ cha mẹ, con cái cho đến dòng họ, hàng xóm.
“Phân tích như vậy để thấy rằng thị trường BĐS nông
nghiệp của VN có nhiều yếu tố không minh bạch, không
rõ ràng và chưa có tính ổn định lâu dài, sự vững chắc về
pháp lý. Người mua e ngại vì có thể phải đối diện với rủi
ro pháp lý bất cứ lúc nào” - TS Nghĩa phân tích.
Theo ông Nghĩa, ở VN chỉ có thế chấp nhà chứ không
thế chấp ruộng. Điều đó chứng tỏ ngân hàng không coi
ruộng là tài sản thực sự. Chính xác là chưa có thị trường
chuyển nhượng đất nông nghiệp thực sự. Nghĩa là thị
trường này chưa có sự thanh khoản nên ngân hàng không
muốn nhận là tài sản thế chấp.
AN HIỀN
Một khu đất nông nghiệp ở quận Bình Thạnh, TP.HCM.
Ảnh: HOÀNGGIANG
Khách hàng căng băng rôn trước Công ty ThiênÂn Phát. Ảnh: THÙY LINH
Bảng cảnh báo của địa phương tại dự ánma. Ảnh: THÙY LINH
UBND quận 9
khẳng định chưa
phê quyệt dự án nào
có tên là KDCBưng
Ông Thoàn 2.
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook