300-2019 - page 11

11
Kinh tế -
ThứSáu27-12-2019
Những quy định cản đường
doanh nghiệp
CHÂNLUẬN
B
áo cáo “Dòng chảy pháp
luật kinh doanh 2019”
do Phòng Thương mại
và Công nghiệp Việt Nam
(VCCI) công bố ngày 26-12
có rất nhiều chủ đề liên quan
đến môi trường kinh doanh.
Nổi bật nhất vẫn là đề cập đến
sự can thiệp của Nhà nước
vào việc phân bổ nguồn lực,
cơ hội kinh doanh của doanh
nghiệp (DN).
Gà, heo ở diện tích
rộng hơn chỗ người ở
Luật Quy hoạch đã đưa
ra một nguyên tắc “cấm các
cơ quan nhà nước ban hành
các quy hoạch về đầu tư phát
triển hàng hóa, dịch vụ, sản
phẩm cụ thể; ấn định khối
lượng, số lượng hàng hóa,
dịch vụ, sản phẩm được sản
xuất, tiêu thụ”.
Luật Quy hoạch cũng đã
hạn chế các loại quy hoạch
mà các cơ quan nhà nước
được phép ban hành.
Tuy vậy, báo cáo “Dòng
chảy pháp luật kinh doanh”
cho hay: “Trong quá trình
soạn thảo các văn bản quy
phạm pháp luật trong năm
2019, một số trường hợp vẫn
vi phạm các nguyên tắc này”.
ÔngĐậuAnhTuấn, Trưởng
ban Pháp chế VCCI, cho
biết: Năm 2019, trong quá
trình xây dựng nghị định
hướng dẫn Luật Chăn nuôi,
Bộ NN&PTNT quy định về
mật độ chăn nuôi cho các
vùng trên cả nước ở phần
phụ lục. Bản chất quy định
này được hiểu là sẽ giới hạn
số lượng bao nhiêu con heo,
bao nhiêu con gà được nuôi
tại mỗi đơn vị hành chính.
“Quy hoạch chăn nuôi trước
đây chỉ mang tính tham khảo,
định hướng thì quy định này
mang tính bắt buộc thông qua
việc cấp phép cho các trang
trại phải phù hợp với mật độ
chăn nuôi” - ông Tuấn nói và
cho rằng đây là “sự can thiệp
quá mức của Nhà nước vào
thị trường”.
Đặc biệt, Đồng Nai là địa
phương than phiền về quy
định này bởi tỉnh sẽ không
được phép mở thêm trang
trại mới, trong khi tiềm năng
phát triển kinh tế chăn nuôi
vẫn còn rất lớn do ở đây rất
thuận lợi về giao thông.
Các tỉnh đồng bằng sông
Hồng cũng chỉ được phép
nuôi tối đa 1.020 con heo
(hoặc 458 con trâu hoặc 507
con bò thịt hoặc 250 con bò
sữa/km
2
) và phải không được
nuôi con nào khác.
“Thậm chí mức này rất
thấp nếu so sánh với mật độ
dân số Hà Nội năm 2019 là
2.398 người/km
2
, mật độ dân
số quận Hoàn Kiếm là 33.662
người/km
2
” - báo cáo nêu.
Trên đây chỉ là một trường
hợp tiêu biểu trong việc Nhà
nước can thiệp quá sâu. Báo
cáo của VCCI cho thấy Nhà
nước vẫn chuộng sử dụng các
biện pháp hành chính hơn là
giải pháp thị trường.
Doanh nghiệp
tiến thoái lưỡng nan
Báo cáo cũng chỉ ra rằng
Luật Đầu tư đã bảo hộ mạnh
mẽ quyền tự do kinh doanh
của DN bằng phụ lục 4 về
ngành nghề kinh doanh có
điều kiện. Song trong quá
trình soạn thảo các văn bản
quy phạm pháp luật, việc cài
cắm thêm các loại giấy phép
con vẫn diễn ra.
Chẳng hạn, dịch vụ đào
tạo và cấp chứng chỉ nghiệp
vụ điều hành du lịch tuy
không thuộc ngành nghề kinh
doanh có điều kiện nhưng Bộ
VH-TT&DL lại ra Thông tư
06/2017, trong đó có quy định
về các tiêu chí để xin phép
cung cấp dịch vụ tổ chức thi,
cấp chứng chỉ nghiệp vụ điều
hành du lịch. Cụ thể là phải
có chuyên ngành đào tạo;
Luật sư Trương Thanh Đức cho biết để bảo
vệđượcquyềntựdokinhdoanh,cầnchophép
người dân và DN khởi kiện hủy bỏ quy định vi
hiến, trái luật; để loại bỏđiềukiệnvới người đại
diệntheophápluật,cầnbỏquyđịnhvềngườiđại
diện theopháp luật như lâunay là người đứng
đầuDN, mà thay bằng cơ chế đại diện pháp lý.
“Việc này sẽ tránh được quy định về việc
chủ tịch, giámđốc làngười đại diện theopháp
luật buộc phải có trình độ, bằng cấp, chứng
chỉ” - ông Đức giải thích.
TSNguyễnĐìnhCung, thành viênTổ tư vấn
kinh tế củaThủ tướng, cũng nhấnmạnh phải
có cơ chế hạn chế các bộ ban hành thông tư
để bảo đảm hệ thống pháp luật minh bạch,
dễ tiên đoán. Cho dù là khó khăn cũng phải
xây dựng cơ chế chỉ rõ trường hợp nào thì bộ
được ban hành thông tư.
“Chúng tôi đã kiến nghị Thủ tướng thành
lập tổ đặc nhiệm, giao ít nhất một Phó Thủ
tướng phụ trách, nếuThủ tướng chỉ đạo trực
tiếp thì càng tốt. Tổ đặc nhiệm sẽ rà soát và
đề xuất sửa đổi đồng bộ các luật, chứ không
giao về các bộ tự làm nữa. Lý do lập tổ đặc
nhiệm là nếu để mỗi bộ tự chủ trì sửa luật
của mình thì sẽ bị chi phối bởi lợi ích cục bộ,
góc nhìn của ngành. Lợi ích lớn mà quản lý
lại cục bộ thì rất khó cải cách” - TS Cung nói.
Có chuyên gia vốn là công chức nhà nước kể mình từng được
giao phụ trách soạn thảo nghị định. Có một luật với ba vấn đề
giao Chính phủ quy định. Và vị chuyên gia lúc ấy đã cho cả ba
vấn đề vào dự thảo. Một lãnh đạo có kinh nghiệm vỗ vai bảo:
“Sao chú không làmmỗi vấn đề một nghị định? Mỗi năm chú
làmmột nghị định và đến khi xong nghị định thứ ba thì chú
quay lại sửa…nghị định thứ nhất?”.
Cả hội trường cười ồ!
Không chỉ vậy, các bước lập quy đối với các văn bản dưới luật
cũng được bật mí thêm. Theo đó, khi một nghị định hay thông tư
được dự thảo, bao giờ những lãnh đạo phụ trách cũng làm trưởng
ban soạn thảo…nhưng người trực tiếp soạn thảo có khi chỉ là
những chuyên viênmới ra trường được ít năm.
Những điều đó cho thấy đôi khi việc ban hành các văn bản quy
phạmpháp luật không hẳn xuất phát từ nhu cầu của xã hội, doanh
nghiệpmà có khi là từ nhu cầu quản lý của Nhà nước.
Trước thực trạng về chồng chéo pháp luật, thẩm quyền,
thủ tục…do “dòng chảy pháp luật kinh doanh” còn nhiều tắc
nghẽn, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, đã phải kết thúc bài phát
biểu của mình bằng tiêu đề bài hát: “Chảy đi sông ơi!”. Nhiều
chuyên gia khác thì đề nghị người dân, doanh nghiệp kiện
những cơ quan “nghiện quản lý” khi ban hành những quy định
vô lý, trái luật. Có chuyên gia đề nghị hạn chế quyền của bộ
trưởng ra thông tư…
Tấtcảđềuchỉmongmuốnthúcđẩycôngcuộccảicáchphápluật
kinhdoanhmàChínhphủđãkhơimàotừđầunhiệmkỳđiđếnkếtquả
mỹmãn.Mộtcáchcôngbằng,cắtgiảmvàđơngiảnhóađiềukiệnkinh
doanh,banhànhnhữngquyđịnhtiếnbộhaytrìnhnhữngdựluậtthúc
đẩythịtrườngđãđạtđượcnhữngthànhtựu.Cóđiềulàđểkếtquảcải
cáchlantỏamạnhmẽthìtìnhtrạngbanhànhcácquyđịnhgâythêm
khókhănchoviệckinhdoanhcầnphảiđượcngănchặn.
Thủ tướng mới đây khi gặp cộng đồng doanh nghiệp đã nói:
“Sự lớn mạnh của doanh nghiệp không thể thiếu vai trò của
Nhà nước, ngược lại sự yếu kém của doanh nghiệp chắc chắn có
phần trách nhiệm của Nhà nước”. Có thể hiểu rằng chỉ khi nào
các cơ quan nhà nước đặt sự lớn mạnh của doanh nghiệp, cũng
là của nền kinh tế, lên trên hết thì khi đó “dòng chảy pháp luật
kinh doanh” mới đưa đất nước vững vàng ra biển lớn được.
CHÂN LUẬN
đề án tổ chức thi, quy trình,
cơ sở vật chất, hội đồng thi;
lý lịch…
Trưởng ban Pháp chếVCCI
ĐậuAnhTuấn cho hay: Trong
các đợt cắt giảm, đơn giản
hóa điều kiện đầu tư kinh
doanh, Chính phủ đã chỉ đạo
rất quyết liệt việc phải bãi bỏ
hoặc cụ thể hóa các điều kiện
kinh doanh chung chung, định
tính. Đó là “DN phải có trang
thiết bị phù hợp”, “người thực
hiện phải có trình độ chuyên
môn, nắm vững kiến thức...”,
“có đội ngũ nhân sự đáp ứng
được yêu cầu”… đều phải bị
loại bỏ.
Thế nhưng tình hình vẫn
không chấm dứt. Chẳng hạn,
Nghị định 10/2010 về hoạt
động thông tin tín dụng yêu
cầu DN phải có “phương án
kinh doanh khả thi”. “Đây
là quy định rất chung chung
và không có cơ sở nào để cơ
quan nhà nước có thể đánh
giá phương án kinh doanh của
DN là khả thi hay không khả
thi” - ông Tuấn nói. Ông lý lẽ:
“DN đã bỏ tiền kinh doanh
thì họ là người nắm rõ nhất
tính khả thi của phương án
đầu tư kinh doanh, cơ quan
nhà nước không cần thiết phải
đánh giá lại”.
Các cơ quan nhà nước còn
quy định trình độ của người
đứngđầuDN(thường là người
đại diện theo pháp luật hoặc
giám đốc, tổng giám đốc, chủ
tịchHĐQT). Chẳng hạn, Luật
Kế toán quy định người đứng
đầu DN kinh doanh dịch vụ
kế toán phải là kế toán viên
hành nghề. Thế là các DN
tiến thoái lưỡng nan.
“Nếu tiếp tục kinh doanh
dịch vụ kế toán thì phải phế
truất giám đốc DN và đưa
người phụ trách mảng dịch
vụ kế toán lên làm giám
đốc. Còn nếu không thì DN
buộc phải từ bỏ lĩnh vực kinh
doanh dịch vụ kế toán và sa
thải toàn bộ nhân sự thuộc
mảng này. Những quy định
như thế này đã gây nhiều vấn
đề vướng mắc, làm khó cho
các DN kinh doanh đa ngành
từ nhiều năm nay” - ông Tuấn
nhận xét.•
“Chúng tôi đã kiến nghịThủ tướng thành lập tổ đặc nhiệm. Tổ đặc nhiệm sẽ rà soát và
đề xuất sửa đổi đồng bộ các luật” - TS NguyễnĐình Cung.
ÔngĐậuAnh Tuấn
(bên trái)
: “Có nhiều quy định làmkhó cho các doanh nghiệp”.
TSNguyễnĐình Cung: “Lợi ích lớnmà quản lý lại cục bộ thì rất khó cải cách”. Ảnh: CHÂN LUẬN
Nhà nước vẫn
chuộng sử dụng
các biện pháp hành
chính hơn là giải
pháp thị trường.
Kiến nghị thành lập tổ đặc nhiệm
Ngăn chặn các quyđịnhgây khódoanhnghiệp
Sổ tay
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook