300-2019 - page 13

13
Đời sống xã hội -
ThứSáu27-12-2019
HOÀNG LAN
N
hững ngày cuối năm
2019, theo chân đoàn
công tác Đơn vị điều
phối ghép các bộ phận cơ
thể người Bệnh viện (BV)
Chợ Rẫy và Ngân hàng Mắt
TP.HCM, chúng tôi đến thăm
những gia đình có người thân
đã hiến tạng. Đoàn cũng đã
trao kỷ niệm chương Vì sức
khỏe nhân dân của Bộ Y tế
cho những người đã dành
các bộ phận cơ thể giúp hồi
sinh những cuộc đời khác.
Di nguyện cuối đời
Trong ngôi nhà mới khang
trang ở ấp 3, xã Bảo Hòa,
huyện Xuân Lộc, Đồng Nai,
anh Trần Bá Trình (45 tuổi)
đi tới lui soạn trà nước mời
khách. Giữa nhà là bàn thờ
đơn sơ nhưng tươm tất của
chị NguyễnThị Thảo, vợ anh.
Cách đây sáu tháng, trước khi
ra đi ở tuổi 42 vì căn bệnh ung
thư quái ác, chị đã hiến đôi
mắt của mình cho hai người
được thấy ánh sáng.
Giữa những di vật của vợ,
anh Trình lục tìm tấm thẻ
đăng ký hiến tạng còn rất
mới. Tấm thẻ này được chị
Thảo làm khi vừa phát hiện
dấu hiệu của căn bệnh. Lúc
ấy không ai nghĩ đó là tiền
căn của căn bệnh ung thư trực
tràng vào đầu năm 2017. “Cứ
như linh tính mách bảo cô ấy
không còn sống được bao lâu
trên cõi đời này” - giọng anh
Trình nghèn nghẹn.
Khi còn sống, chị Thảo vẫn
thường đi chùa làm công quả
và vận động phát quà cho
người nghèo. Mỗi lần gặp
những người mù chị rất hay
mủi lòng. Cầm trên tay tấm
thẻ đăng ký hiến tạng khoe
với chồng, chị Thảo chia sẻ
sẽ hiến tất cả tạng cho những
người cần đến. Tuy nhiên,
sau khi biết chỉ hiến được đôi
mắt vì mắc bệnh ung thư, chị
cũng hơi buồn.
“Thảo dặn đi dặn lại tôi phải
lưu số của bệnh viện để khi
Thảo mất thì kịp gọi cho họ
đến lấy đôi mắt” - anh Trình
kể. Quyết định hiến tạng của
chị Thảo dù còn mới mẻ với
anh nhưng thấy quyết tâmcủa
vợ nên anh không đắn đo suy
nghĩ nhiều. Điều anh lo lắng
là các con còn quá nhỏ, chưa
hiểu được di nguyện của mẹ.
Trước khi ra đi, chị Thảo
ngày ngày nhỏ to tâm sự với
các con, con gái lớn 17 tuổi,
hai con trai 14 tuổi và bốn
tuổi. Từ đó các con cũng dần
hiểu được tâmnguyện củamẹ
nên rất bình tĩnh khi mẹ cho
đi đôi mắt.
Con gái anh chị còn quay
video cảnh bác sĩ đến lấy đôi
mắt chia sẻ cho các bạn và
thầy cô giáo ở lớp. “Nghe con
về kể bạn bè, thầy cô khi biết
chuyện rất ủng hộ việc làm
của mẹ cháu” - anh Trình nói.
“Mắt của em
sáng lắm!”
Trước đây vợ chồng anh
Trình sống ở TP Biên Hòa
(Đồng Nai), dọn về nhà mới
được hai năm thì chị Thảo
mất. Ở nơi mới, anh chị ra
sức trồng mấy trăm gốc thanh
long để cải thiện cuộc sống và
lo cho các con ăn học.
Những ngày cuối đời, dù
xanh xao, mệt mỏi, bụng
Anh Trần
Bá Trình
đặt kỷ
niệm
chương
của Bộ Y
tế lên bàn
thờ của
vợ, chị
Nguyễn
Thị Thảo.
Ảnh:
HOÀNG
LAN
Gần 900 người được hồi sinh
nhờ ghép tạng
BV Chợ Rẫy đã ghép thận thành công cho 862 trường
hợp. Trong đó nhận thận từ người cho sống là 811 trường
hợp, 51 ca ghép nhận từ người cho chết não hoặc ngừng
tim, đặc biệt có những ca ghép tạng xuyênViệt ngoạnmục.
Chỉ riêng BV Chợ Rẫy đã tiếp nhận 34 người hiến tạng chết
não, 13 người hiến tạng ngừng tim.
ThS
LÊMINHHIỂN
,
TrưởngphòngCông tác xãhội
BVChợRẫy, TP.HCM
Tiêu điểm
6 người nhập viện khẩn cấp
sau khi ăn cá nóc
Ngày 26-12, UBND xã Bình Thuận (huyện Bình Sơn,
Quảng Ngãi) xác nhận trên địa bàn vừa xảy ra vụ ngộ độc
do ăn phải cá nóc.
Theo thông tin ban đầu, tối 25-12, gia đình ông Đồng
Trinh Hoa (ngụ thôn Tuyết Diêm 2, xã Bình Thuận) tổ
chức ăn uống. Ngoài ông Hoa còn có năm người khác là
Nguyễn Giờ, Nguyễn Minh Tòng, Lê Quang Thọ, Lê Văn
Đô (ngụ thôn Tuyết Diêm 1), Nguyễn Thị Suốt (ngụ thôn
Tuyết Diêm 2).
Sau khi ăn cá nóc, những người này bị ngộ độc thức ăn
và được chuyển đến BV đa khoa Trung ương Quảng Nam
cấp cứu. Trong đó, ông Hoa và ông Thọ đang trong tình
trạng hôn mê sâu, nguy kịch.
Được biết cá nóc những người này ăn trong tối 25-12 là do
một ngư dân mang về sau chuyến đi biển. Đây không phải là
lần đầu tiên địa phương có người ngộ độc do ăn cá nóc.
Cá nóc là một trong những loài cá có độc tố. Trong đó,
những loài có độc tố là cá nóc chấm cam, cá nóc vằn mắt,
cá nóc tro, cá nóc đuôi vằn đen, cá nóc dẹt, cá nóc răng
mỏ chim, cá nóc vằn…
Những năm gần đây, các cơ quan chức năng thường
xuyên cảnh báo người dân không nên sử dụng cá nóc
khi không nắm rõ cách chế biến loại cá độc hại này. Tuy
nhiên, tình trạng ngộ độc thức ăn do ăn phải cá nóc vẫn
diễn ra.
THANH NHẬT
2 trẻ nhập viện vì bỏng nước sôi và
nước lẩu
Ngày 26-12, BV Sản Nhi Quảng Ninh cho biết những
ngày qua nơi đây đã tiếp nhận liên tiếp hai trường hợp trẻ
nhỏ bị bỏng do nước sôi và nước lẩu.
Trường hợp đầu tiên là bé NBM (hai tuổi, thị xã Quảng
Yên, Quảng Ninh) bị ngã vào nồi nước sôi. Bệnh nhi nhập
viện trong tình trạng bỏng vùng mặt, cổ, ngực, cánh tay,
cẳng tay phải diện tích 15%. Trước đó bé M. đã được sơ
cứu tại Trung tâm Y tế huyện Hoành Bồ.
Trường hợp thứ hai là bé DKD (22 tháng tuổi, tại huyện
Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh). Bé D. nhập viện trong tình
trạng bị bỏng nước sôi vùng lưng, mông, đùi, cẳng chân
hai bên.
BS Đỗ Hoàng Việt, Khoa ngoại và chuyên khoa BV Sản
Nhi Quảng Ninh, cho biết hai bệnh nhi bị bỏng 15%-20%,
cấp độ II-III, nguy cơ tổn thương nặng ở vùng mặt và cổ,
cánh tay và vùng thân trước. Hiện các bé đã tạm ổn định
nhưng vẫn rất đau đớn, khả năng điều trị kéo dài.
Qua đây các bác sĩ khuyến cáo bỏng nước sôi hay bỏng
nước lẩu đang sôi thường gây tổn thương rất nặng. Vì thế
trong bữa ăn, nhất là có canh nóng hoặc nồi lẩu, người lớn
cần đặc biệt cảnh giác, trông chừng trẻ bởi các bé rất hiếu
động, có thể gây tai nạn.
Khi trẻ không may gặp tai nạn bỏng nước sôi, cần
nhanh chóng bộc lộ vị trí bị bỏng, đưa vết bỏng vào dưới
vòi nước hoặc vào chậu nước mát sạch để giảm nhiệt độ.
Việc sơ cứu ban đầu như vậy sẽ giúp giảm đau, phù nề,
viêm nhiễm và giảm độ sâu của vết thương, hạn chế tổn
thương lan rộng. Sau đó cần nhanh chóng đưa nạn nhân
đến cơ sở y tế.
“Tuyệt đối không dùng nước đá lạnh để làm mát vì
có thể gây tổn thương da. Không áp dụng các biện pháp
truyền miệng như phun rượu, bôi kem đánh răng, lòng
trắng trứng lên vết bỏng để tránh làm gia tăng tổn thương”
- BS Việt khuyến cáo.
HÀ PHƯỢNG
13.000
là số lá đơn đăng ký hiến tạng
sau mất hiện có ở BV Chợ Rẫy,
con số này đang không ngừng
tăng lên từng ngày.
Món quà cuối cùng của người mẹ
ung thư
Đau như chết đi sống lại vì căn bệnh ung thư hành hạ, người mẹ bị ung thư dặn lòng không được kết thúc
cuộc đời bằng thuốc độc bởi người tự tử sẽ không thể cho được đôi mắt.
sưng phù sau khi truyền hóa
chất, chị Thảo vẫn cố ra vườn
chămbón từng gốc thanh long.
Chòm xóm nhìn vào ai cũng
thương mến sự chịu thương
chịu khó của hai vợ chồng.
Nhà ở sát vách, chị Cao Thị
Hồng Ánh (45 tuổi) thường
xuyên qua lại với chị Thảo.
Lo lúc tang gia bối rối lỡ gia
đình quên mất di nguyện của
mình, chị Thảo cũng gửi gắm
điều ấy với chị Ánh.
“Những ngày cuối đời, bỏ
qua sự đau đớnThảo chỉ chăm
chămhiến được đôi mắt. Thảo
đưa tôi cái thẻ, dặn: “Lúc nào
em mất, nếu gia đình rối quá
không nhớ thì chị phải nhớ
gọi BV xuống kịp thời. Cơ
thể em không còn gì để cho
nữa ngoại trừ giác mạc. Mắt
của em sáng lắmnhe chị, nhất
định chị không được quên
điều đó!”” - chị Ánh kể, đôi
mắt đỏ hoe ngước nhìn lên vì
nước mắt cứ chực rơi.
Trong những ngày tháng
cuối chống chọi với bệnh tật,
chị Thảo từng chia sẻmuốn tự
giải thoát thật sớm khỏi đau
đớn bằng một liều thuốc độc.
Thế nhưng nghĩ tới niềm vui
của những người phải sống
trong bóng tối triền miên khi
thấy được ánh sáng, chị đã
quyết tâm chiến đấu với căn
bệnh đến hơi thở cuối cùng.
“Thảonói nếu tự tử sẽ không
hiến được giác mạc nên phải
ráng. Với tôi đó là cả một sự
cố gắng phi thường. Trước đây
tôi chỉ thấy việc hiến tạng qua
báo mạng, truyền hình nhưng
sau khi chứng kiến người thật,
việc thật, tôi đã có động lực
để làm điều tương tự” - chị
Ánh trải lòng.•
Nghĩ tới niềm vui
của những người
phải sống trong
bóng tối triền miên
khi thấy được ánh
sáng, chị đã quyết
tâm chiến đấu với
căn bệnh đến hơi
thở cuối cùng.
Bệnh nhi
đang được
các bác sĩ
chămsóc,
điều trị tại
BV SảnNhi
Quảng
Ninh. (Ảnh
bệnh viện
cung cấp)
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook