300-2019 - page 9

9
Tiêu điểm
Năm 2020 nhiều thách thức
Báo cáo của Ban chỉ huy PCTT&TKCN, dự báo trong những
tháng đầu năm 2020, hiện tượng ENSO ở trạng thái trung tính
nhưng nghiêng về pha nóng. Tại tỉnh Thừa Thiên-Huế, lượng
mưa tháng 12-2019 thấp hơn nhiều so với trung bình nhiều
năm (TBNN).
Dự báo từ tháng 1 đến tháng 3-2020 lượng mưa thấp hơn
TBNN khoảng 30%, lượngmưa phân bố không đều giữa đồng
bằng và vùng núi. Trong tháng 3 lượngmưa lại thấp hơnTBNN
và nắng nóng xuất hiện cục bộ, qua tháng 4 nắng nóng xuất
hiện trên diện rộng, tổng lượngmưa thấp hơnTBNN 10%-25%.
Hiện tại, mực nước các hồ thủy lợi trên địa bàn tỉnh đạt
khoảng 60%-100% dung tích thiết kế, riêng hồ Phú Bài 2 đạt
30,5%. Với thực trạng nguồn nước hiện tại thì khả năng sẽ xảy
ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trong cuối vụ đông
xuân năm 2019-2020 và vụ hè thu năm 2020.
Mặn đến
sớm,
người
dân
huyện
Chợ
Lách lo
trữ nước
tưới. Ảnh:
ĐÔNG
Những ngày qua, mặn đã xâm nhập sâu vào các nhánh
sông trên địa bàn huyện Chợ Lách (Bến Tre) và hiện 10/11
xã, thị trấn của huyện bị ảnh hưởng mặn với các mức độ
khác nhau.
Vào đầu tháng 12, tại xã Hưng Khánh Trung B, mặn bất
ngờ xuất hiện trên sông Cổ Chiên tại vàm Cái Hàn với độ
mặn 0,9‰, sau đó tăng dần qua từng ngày. Một số thời
điểm độ mặn lên đến 8‰, không thể sử dụng cho việc tưới
tiêu. Hiện hơn 1.600 hộ nông dân nơi đây đang tiến hành
các biện pháp ứng phó với hạn mặn để bảo vệ cây giống và
cây ăn trái. Đặc biệt là hơn hai triệu sản phẩm hoa kiểng
chuẩn bị phục vụ tết Nguyên đán.
Ngay từ khi có thông tin mặn xâm nhập trên các nhánh
sông, người dân trong xã Hưng Khánh Trung B, Tân
Thiềng, Long Thới, Vĩnh Thành, Phú Sơn… đã tiến hành
ngay việc đóng nắp cống trữ nước ngọt trong mương vườn;
kiểm tra độ mặn trước khi tưới. Không thể sử dụng nước
bị nhiễm mặn, nhiều nhà vườn “chữa cháy” bằng cách thuê
ghe đến lấy nước phía thượng nguồn sông Cổ Chiên với giá
50.000 đồng/m
3
. Ngoài ra, một số hộ cũng mạnh dạn đầu tư
mua máy lọc nước mặn, trị giá khoảng 80 triệu đồng/cái với
công suất lọc 250-400 lít/giờ.
Ông Đinh Văn Nhỏ (người dân ở ấp Lân Tây, xã Phú
Sơn, huyện Chợ Lách) cho biết năm nay là năm thứ hai đợt
mặn quay lại huyện Chợ Lách. “Hiện tôi cũng như nhiều
người trồng cây giống, hoa kiểng rất cần nguồn nước ngọt
để tưới cây. Nếu mặn kéo dài sẽ thiếu nước tưới, chúng tôi
đang tìm cách trữ nước để phục vụ mùa sản xuất sắp tới” -
ông Nhỏ lo lắng.
Theo ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch UBND xã Phú
Sơn, nước mặn đã xâm nhập trên địa bàn xã, ảnh hưởng đến
hàng ngàn hộ sản xuất cây giống, hoa kiểng trên địa bàn,
đặc biệt người dân lo lắng cho mùa kiểng tết năm nay thiếu
nước ngọt tưới.
Ông Bùi Thanh Liêm, Trưởng phòng NN&PTNT huyện
Chợ Lách, cũng cho biết xâm nhập mặn năm nay đến sớm
và diễn ra khá gay gắt. Khả năng sẽ kéo dài, tác động bất
lợi đến sản xuất nông nghiệp của huyện. Do đó, huyện đã
thực hiện các biện pháp ứng phó như tuyên truyền nhanh
cho người dân diễn biến xâm nhập mặn hằng ngày trên các
nhánh sông, các kênh nội đồng. Đồng thời vận động người
dân trữ nước ngọt, dùng các biện pháp kỹ thuật tưới tiết
kiệm nước, đậy gốc, bón phân tăng cường kali, canxi...
Toàn huyện Chợ Lách có hơn 13.000 hộ sản xuất cây
giống và hoa kiểng. Mỗi năm địa phương này sản xuất
trên 11 triệu sản phẩm hoa kiểng đa chủng loại phục vụ thị
trường tết Nguyên đán.
ĐÔNG HÀ
Vươngquốc hoakiểng tết bị nướcmặnbủavây
Huếhạnhánbất thườnggiữamùamưa
ThừaThiên-Huế đang trải qua những ngày nắng, khô hạn bất thường giữamùamưa.
NGUYỄNDO
T
hừa Thiên-Huế chuẩn bị
khép lại năm 2019 với
nhiều thiệt hại về nông
nghiệp do hạn hán kéo dài.
Cụ thể, vụ đông xuân thiệt
hại 60 ha lúa, đến vụ hè thu
lại tiếp tục bị thiệt hại hơn
2.000 ha vì thiếu nước.
Nhà nông lao đao
Những năm trước, mùa này
xứ Huế xuất hiện những cơn
mưa kéo dài cả tháng nhưng
năm nay, người Huế cảm nhận
thời tiết thay đổi dị thường.
Việc xuất hiện những đợt
nắng kéo dài khiến người
dân nơi đây như đang ngồi
trên đống lửa vì thiếu nước
phục vụ sản xuất. Bên cạnh
đó, việc không xuất hiện đợt
lũ nào trong mùa đông cũng
khiến chuột sinh sôi, phá hoại
mùa màng.
“Năm rồi cũng gặp khó
khăn vì hạn hán, đến lạc là
loại cây chịu hạn nhất cũng
chết cháy thì cây lúa làm sao
sống nổi” - ông Nguyễn Văn
Phú (xã Quảng Thọ, huyện
Quảng Điền) lo lắng.
Theo Đài Khí tượng thủy
văn Thừa Thiên-Huế, từ đầu
năm đến nay, lượng mưa đạt
thấp phổ biến 60%-70% so
với trung bình cả năm. Đặc
biệt, mùa mưa năm nay mới
có bốn trận mưa lớn trên diện
rộng. Nhiệt độ trung bình cả
năm cao hơn trung bình nhiều
năm từ 0,8 độ C đến 2 độ C.
Năm 2019 lượng mưa thấp
hơn trung bình nhiều năm, chỉ
đạt 60%-70%, các hồ chứa
lớn trên địa bàn tỉnh gặp
khó khăn do lưu lượng về hồ
thấp, không đủ nước để tích.
Những ngày đầu tháng 12,
Những ngày này tại Thừa Thiên-Huế vẫn xuất hiện nắng gắt. Ảnh: N.DO
Những năm trước,
mùa này Huế xuất
hiện những cơn mưa
kéo dài cả tháng
nhưng năm nay
người Huế cảm nhận
thời tiết thay đổi
dị thường.
mực nước các thủy điện và
hồ thủy lợi biến động không
nhiều, tổng dung tích hữu ích
của các hồ thủy lợi và thủy
điện chỉ đạt 49,63%.
Do đ ó , B a n c h ỉ h u y
PCTT&TKCN Thừa Thiên-
Huế cho biết trong vụ đông
xuân 2019-2020 có khả năng
thiếu hụt nước vào cuối vụ
và có khả năng kéo dài đến
vụ hè thu 2020. Mức độ thiếu
hụt nước có khả năng gay gắt
hơn năm 2019.
Lo chống hạn giữa
mùa mưa
Trước thực trạng thiếu nước
tại các hồ chứa, sáng 26-12,
tỉnh Thừa Thiên-Huế đã chủ
trì hội nghị triển khai các giải
pháp chống hạn, tổ chức sản
xuất vụ đông xuân.
Hội nghị đã nhấn mạnh
việc nhiều diện tích trồng
trọt đang đứng trước nguy
cơ thiếu nước và giải pháp
duy nhất được đặt ra đối với
những diện tích này là “bỏ
hoang hoặc chuyển đổi cây
trồng” để giảm thiệt hại.
Ông Hồ Vang, Phó Giám
đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thừa
Thiên-Huế, cho rằng các địa
phương cần chủ động chuyển
đổi cây trồng hoặc bỏ hoang,
tránh gây thiệt hại cho người
dân. Đồng thời tiến hành nạo
vét các ao hồ, kênh rạch vùng
cát để lấy nước ngọt cho vùng
ruộng ven phá và vùng biển.
Sử dụng tiết kiệm nước, tưới
luân phiên, có khung lịch
thời vụ hợp lý, cơ cấu giống
ngắn ngày.
“Theo dự báo, vào tháng 6
và 7-2020 nguồn nước trên
sông Bồ sẽ bị thiếu hụt, vì
vậy những hộ chăn nuôi các
lồng trên sông cần chủ động
giảm mật độ nuôi, thu hoạch
sớm để tránh thiệt hại.
Bên cạnh đó, so với mọi
năm, hiện nay một số khu
vực có diện tích đất đủ điều
kiện, thuận lợi để làmmàu thì
các hộ dân cần sớm gieo sạ
các giống lúa ngắn ngày…”
- ông Vang nói.
ÔngNguyễnĐìnhĐức, Chủ
tịch huyện Quảng Điền, cho
biết dự báo trong thời gian
tới, huyện Quảng Điền có
100 ha bị hạn và phải chuyển
đổi. Trong đó, dự kiến 60 ha
chuyển sang trồng sen; 25
ha trồng khoai lang tím, cây
nén... Ngoài ra, huyện tiến
hành nạo vét các hồ chứa,
tuyến sông, hói nội đồng, lòng
hồ, khơi thông dòng chảy để
đảm bảo nguồn nước cho vụ
đông xuân.
Phát biểu tại buổi làm việc,
Chủ tịch UBND tỉnh Phan
Ngọc Thọ nhấn mạnh: Trong
tình hình thời tiết khắc nghiệt,
phức tạp, các địa phương cần
chủ động triển khai các giải
pháp theo phương châm “bốn
tại chỗ”. Căn cứ vào điều kiện
thổ nhưỡng, tập quán canh tác
để có giải pháp cụ thể, lâu
dài như tái cơ cấu cây trồng;
chuyển đổi mô hình sản xuất
từ đơn giản, nhỏ lẻ sang bài
bản, quy mô; áp dụng khoa
học kỹ thuật vào sản xuất.
Đối với các vấn đề chung
của nền nông nghiệp, chủ tịch
UBND tỉnh yêu cầu các đơn
vị phải chủ động xử lý dứt
điểm tình trạng chuột phá
hoại mùa màng. Đồng thời
tuyên truyền, khuyến cáo
người dân không đốt rơm,
rạ làm ảnh hưởng đến môi
trường sống.•
Vụđôngxuân2019-2020,toàn
tỉnh đưa vào gieo cấy 28.667
ha lúa và 3.591 ha rau các loại.
Trong đó, dự kiến sẽ có 2.192 ha
bịthiếunước,chuyểnđổi491ha.
Diện tích lúa hè thu năm 2020
dự kiến sẽ có khoảng 3.000 ha
không chủ động được nguồn
nước ở vùng cát ven biển, vùng
gò đồi, vùng núi Nam Đông,
A Lưới và các vùng cuối kênh.
Các diện tích này địa phương
cần chủ động bỏ hoang hoặc
chuyển đổi cây trồng.
Ông
HỒ SỸ NGUYÊN
,
Giám đốc Sở NN&PTNT
Thừa Thiên-Huế
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook