005-2020 - page 10

10
Bạn đọc -
ThứHai 6-1-2020
Ép người khác uống rượu, bia:
Khó xử phạt
BộY tế đang dự thảo nghị định xử phạt người ép người khác uống rượu, bia nhưng liệu quy định ấy có khả thi?
HỮUĐĂNG
T
rênmạng xã hộimấy ngày
nay đang lan truyền một
lá đơn cam kết tự nguyện
ăn nhậu. Trong đơn có nêu
họ tên, số CMND của những
người cùng nhậu và dòng
cam kết: “Chúng tôi đồng ý
ăn nhậu cùng nhau trên tinh
thần tự nguyện, không bị mời
gọi hay ép buộc dưới bất kỳ
hình thức nào…”.
Đó có thể là chuyện đùa
nhưng cũng là lo ngại của
nhiều người khi Luật Phòng,
chống tác hại của rượu, bia có
hiệu lực từ ngày 1-1-2020 có
quy định cấm xúi giục, kích
động, lôi kéo, ép buộc người
khác uống rượu, bia.
Khó xác định được
đâu là mời hay ép
AnhVũ Tuấn Ngọc (TPHà
Nội), một người có thể được
gọi là “dân nhậu” khi thường
xuyên phải đi tiếp khách trong
công ty, lo ngại tính khả thi
của quy định trên.
“Một ví dụ đơn giản về
một sự việc liên quan đến
cuộc sống hằng ngày của
tôi là đi tiếp khách cùng với
sếp. Trong xã hội hiện nay
và đặc biệt là tại các công ty
tư nhân thì bạn có được sếp
để ý hay không phụ thuộc
vào mức độ hiểu sếp và “đỡ
đạn” cho sếp. Có nhiều cách
để thực hiện việc này nhưng
một trong những cách nhanh
nhất là phải biết nhậu cho dù
có muốn hay không.
Thậmchí nhiều công ty hiện
nay, ở nhiều vị trí, tiêu chí ưu
tiên trong tuyển dụng là phải
biết tiếp khách, biết uống bia,
đơn tự nguyện ăn nhậu, cam
kết không tố giác về sau như
lá đơn cam kết đang truyền
trên mạng?” - anh Cường
băn khoăn.
Thực hiện được nhưng
cần quy định cụ thể
Xét về góc độ pháp luật,
luật sư (LS) Từ Tiến Đạt
(Đoàn LS TP.HCM) cho rằng
quy định cấm xúi giục, kích
động, lôi kéo, ép buộc người
khác uống rượu, bia là một
quy định tiến bộ. Đặc biệt là
lôi kéo, ép buộc những người
chưa đủ 18 tuổi vì đây là độ
tuổi chưa phát triển hoàn thiện
về tâm sinh lý, chưa có năng
lực hành vi dân sự đầy đủ nên
rất dễ bị kích động, lôi kéo
vào những thói quen xấu như
uống rượu, bia.
Tuy nhiên, LSĐạt cũng lưu
ý để quy định này được hiểu
đúng, áp dụng đúng thì cần
có những quy định cụ thể thế
nào là xúi giục, thế nào là lôi
kéo, thế nào là ép buộc uống
bia, rượu, từ đó mới có căn
cứ xử lý các hành vi vi phạm.
“Quy định cấm xúi giục,
kích động, lôi kéo, ép buộc
người khác uống rượu, bia
cũng rất khó để xử phạt nếu
không quy định cụ thể. Ví
dụ, trường hợp anh A tham
gia tiệc nhậu, sau đó gây ra
tai nạn hoặc bị ngộ độc mà
nguyên nhân là do bị ông B
ép uống. Như vậy nếu muốn
xử lý thì phải có người làm
chứng hoặc trích xuất camera,
những hình ảnh, video trong
bàn nhậu đó thì mới mong có
căn cứ để xử lý trách nhiệm”
- LS Đạt nói.
LS Lê Văn Bình (Đoàn LS
TP.HCM) cũng đồng tình với
quan điểm nên cấm hành vi
xúi giục, kích động, lôi kéo,
ép buộc người khác uống
rượu, bia. Bởi việc mời nhau
rượu, bia là không xấu, nó thể
hiện tình cảm giữa hai bên.
Tuy nhiên, uống với nhau sao
cho vănminh, lịch sự để tránh
những hậu quả đáng tiếc xảy
ra như ngộ độc, tai nạn…
“Bộ Y tế đang xây dựng
dự thảo nghị định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh
vực y tế, trong đó có nội dung
quy định về xử phạt đối với
những hành vi này. Khi nghị
định có hiệu lực sẽ giúp việc
thực thi Luật Phòng, chống
tác hại của rượu, bia được tốt
hơn” - LSBình cho biết thêm.•
Uống rượu bia có văn hóa, không lôi kéo, ép nhau để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Ảnh: HỮUĐĂNG
rượu (dù không viết ra bằng
văn bản). Sếp gọimình đi nhậu
cùng là để tiếp khách, để “đỡ
đạn”, trong bàn nhậu mời mà
từ chối không uống thì kết quả
sẽ ra sao, công việc sau này
có được thuận lợi không khi
hằng ngày vẫn phải lo cơm,
áo, gạo, tiền?Thực tế có nhiều
trường hợp khôngmuốn cũng
phải uống, không thể từ chối.
Tuy nhiên, nói thật là rất khó
để chứng minh rằng tôi bị
ép uống. Khi cảm thấy bị ép
uống đến mức buộc phải có
lựa chọn khác thì tôi đi tìm
việc khác, ở một môi trường
khác không bia, rượu” - anh
Ngọc chia sẻ.
Anh Nguyễn Quốc Cường
(doanh nhân, TP.HCM) cũng
lo ngại không biết ranh giới
nào để xác định được là mời
rượu hay ép rượu.
“Trong các cuộc nhậu
người ta vẫn hay mời nhau
rượu, bia, nếu không uống
thì cho rằng chơi không nhiệt
tình, thiếu tôn trọng. Chuyện
ép uống cũng có dù không
nhiều nhưng rất khó để xác
định được. Nếu một người
gọi là bị ép uống thì có can
đảm đứng ra làm đơn tố giác
không, có ai chịu làm chứng
cho hay không. Không lẽ trước
khi ăn nhậu, công việc đầu
tiên là mọi người cùng làm
Ép uống rượu, bia có thể bị phạt
đến 3 triệu đồng
Theo đại diệnVụ Pháp chế BộY tế, để Luật Phòng, chống
tác hại của rượu, bia áp dụng có hiệu quả từ ngày bắt đầu
có hiệu lực 1-1-2020, dự thảo nghị định về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực y tế sắp được ban hành.
Dự thảosẽdànhbảyđiềuquyđịnhvềmứcphạt hànhchính
đốivớicáchànhviviphạm.Đơncửmộtsốmứcphạtdựkiếnnhư:
- Phạt tiền từ 500.000 tới 1 triệu đồng đối với người từ 16
tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia và hành vi xúi
giục, kích động, lôi kéo người khác uống rượu, bia.
- Phạt tiền 1-3 triệu đồng đối với hành vi ép buộc người
khác uống rượu, bia.
- Phạt tiền tới 3 triệu đồng nếu bán rượu, bia cho người
dưới 18 tuổi.
- Phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với
hành vi sử dụng người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia
vào việc quảng cáo rượu, bia.
- Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với một
trong các hành vi quảng cáo rượu, bia có độ cồn dưới 5,5 độ
có thông tin, hình ảnh nhằm khuyến khích uống rượu, bia;
thông tin rượu, bia có tác dụng tạo sự trưởng thành, thành
đạt, thân thiện, hấp dẫn về giới tính; hướng đến trẻ em, học
sinh, sinhviên, thanhniên, phụnữmang thai…
HÀPHƯỢNG
Cần có những quy
định cụ thể quy
định thế nào là xúi
giục, thế nào là
lôi kéo, thế nào là
ép buộc uống bia
rượu, từ đó mới có
căn cứ xử lý các
hành vi vi phạm.
Không được dùng thẻ tín dụng để chuyển khoản
Lịch tư vấn pháp luật
miễn phí của báo
Pháp Luật TP.HCM
(Từ ngày 6 đến 11-1)
Sáng: Từ 8 giờ đến 11 giờ; chiều:
Từ 14 giờ đến 16 giờ 30.
Địa điểm: 34HoàngViệt, phường
4, quận Tân Bình, TP.HCM.
Thứ Hai, 6-1:
Sáng
:
Luật sư (LS) LÊDŨNG (dân
sự, hình sự).
Chiều
:
LSTRẦNNGỌCQUÝ (dân
sự, hình sự, kinh tế).
Thứ Ba, 7-1:
Sáng
:
LS NGUYỄN THỊ DIỄM
PHƯỢNG (hình sự, nhà đất, hành
chính, kinh tế).
Thứ Tư, 8-1:
Sáng
:
LS PHẠM QUỐC HƯNG
(dân sự, hình sự, lao động).
Thứ Năm, 9-1:
Sáng
:
LS NGUYỄN BẢO TRÂM
(dân sự, hình sự, tố tụng, kinh tế).
Thứ Sáu, 10-1:
Sáng
:
LS PHÙNGTHỊ HÒA (hình
sự, dân sự, nhà đất).
Thứ Bảy, 11-1:
Sáng
:
LS NGUYỄN VIỆT VƯƠNG
(dân sự, nhà đất, kinh tế).
Lịch tư vấn pháp luật
của Trung tâm Trợ
giúp pháp lý Nhà nước
TP.HCM
(
Từ ngày 6 đến 10-1
)
Sáng: Từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30;
chiều: Từ 13 giờ đến 17 giờ.
• Địa điểm: Trung tâm Trợ giúp
pháp lý Nhà nước, 470 Nguyễn Tri
Phương,phường9,quận10,TP.HCM.
Thứ Hai, 6-1:
Sáng:
TGVVÕTẤNTÂN;LSNGUYỄN
KHẮC HIẾU, LÊ THỊ KIM THANH.
Chiều:
TGV HUỲNHTẤN ĐẠT; LS
NGUYỄN ĐỊNH TƯỜNG.
Thứ Ba, 7-1:
Sáng:
TGV NGUYỄN THANH
GIANG;LSPHẠMBÍNHKHIÊM,TRẦN
VĂN THĂNG.
Chiều:
TGVTRẦNTHỊ HỢI; LS BÙI
THỊ HỒNG VÂN.
Thứ Tư, 8-1:
Sáng:
TGV TRẦN THỊ HỢI; LS
PHẠMCHÍTHẮNG,PHẠMHYTHẮNG.
Chiều:
TGVTRẦNĐỒNGMINHNGỌC
KIM KHÁNH; LS ĐÀO HOÀNG LIÊN.
Thứ Năm, 9-1:
Sáng:
TGVBÙITHỊCÔNGNƯƠNG;
LS HUỲNH KHẮC THUẬN, HUỲNH
THANH THI.
Chiều:
TGV TRẦN ĐỒNG MINH
NGỌC KIM KHÁNH; LS ĐÀO THỊ
BÍCH LIÊN.
Thứ Sáu, 10-1:
Sáng:
GĐ-TGV NGUYỄN MINH
CHÁNH; LS ĐOÀN TRỌNG NGHĨA,
NGUYỄN THẾ THỌ.
Chiều:
TGV NGUYỄN THANH
GIANG; LS BÙI THỚI VINH.
Ngày 25-12-2019, Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam đã ban hành
Thông tư 28/2019 sửa đổi, bổ sung
một số điều của Thông tư 19/2016
về hoạt động thẻ ngân hàng.
Trước đây, điểm b khoản 3 Điều
17 của Thông tư 19/2016 chỉ quy
định thẻ tín dụng được sử dụng để
thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ;
nạp, rút tiền mặt theo thỏa thuận
giữa chủ thẻ với tổ chức phát hành
thẻ.
Nay khoản 6 Điều 1 Thông tư
28/2019 đã bổ sung quy định trên
như sau: Thẻ tín dụng được sử dụng
để thanh toán tiền hàng hóa, dịch
vụ; nạp, rút tiền mặt theo thỏa thuận
giữa chủ thẻ với tổ chức phát hành
thẻ. Không được sử dụng thẻ tín
dụng để chuyển khoản (hoặc ghi có)
vào tài khoản thanh toán, thẻ ghi nợ,
thẻ trả trước.
Cũng theo Thông tư 28/2019, thẻ
trả trước vô danh chỉ được sử dụng
để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ
hợp pháp tại thiết bị chấp nhận thẻ
tại điểm bán trên lãnh thổ Việt Nam.
Không được sử dụng thẻ trả trước
vô danh để thực hiện giao dịch thẻ
trên môi trường Internet, chương
trình ứng dụng trên thiết bị di động
và không được rút tiền mặt.
Theo đó, thẻ trả trước là thẻ cho
phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ
trong phạm vi giá trị tiền được nạp
vào thẻ tương ứng với số tiền đã trả
trước cho tổ chức phát hành thẻ.
Thẻ trả trước vô danh là loại thẻ
trả trước không có các thông tin
định danh chủ thể.
Thông tư 28/2019 có hiệu lực từ
ngày 1-4-2020.
TRÚC PHƯƠNG
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook