005-2020 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 6-1-2020
Ngày 15-1 tới, TAND huyện Bình Chánh, TP.HCM sẽ đưa
vụ án chứa mại dâm ra xét xử sơ thẩm lần thứ ba. Trước đó tòa
này từng hai lần xét xử sơ thẩm nhưng cả hai lần đều kiến nghị
hủy án của mình.
Vụ án xảy ra từ hơn bốn năm trước ở xã Phong Phú, huyện
Bình Chánh.
Hai bị cáo Nguyễn Thị Thúy Vân (SN 1980) và Nguyễn Thị
DiễmTrinh (SN 1984) bị truy tố, xét xử về tội chứa mại dâm
thuộc trường hợp phạm tội nhiều lần, có khung hình phạt đến
15 năm tù. Thời điểm bị bắt, Vân và Trinh vừa vào khách sạn
làm công việc quản lý và thu ngân được 20 ngày, chưa nhận
đồng lương nào.
Theo hai bị cáo, khi vào làm, chủ
khách sạn có giải thích cho Vân
rằng massage thường là kích dục,
còn massage VIP là có bán dâm.
Hằng ngày, người chủ đến kiểm
tra sổ sách, nhận tiền và biết tiền là
thu từ việc tổ chức bán dâm. Cả hai
chỉ làm thuê, không hưởng lợi, chủ
Xử lầnbavụ chứamại dâmnghi lọt tội chủkhách sạn
VKSNDTP.HCMđã ra cáo trạng lần thứ ba và phân công VKSNDhuyện Bình Chánh cử kiểm sát viên
giữ quyền công tố và kiểm sát xét xử.
Hiện bị cáoNguyễn Thị Thúy Vân
được tại ngoại sau 44 tháng bị
tạmgiam. Ảnh: PL
Cáo trạng mới: Chủ khách sạn
vẫn vô can
Theo cáo trạng, từ tháng 1 đến tháng 10-2015,Vân vàTrinh
đã tổ chức 143 lượt mua bán dâm tại khách sạn, thu lợi bất
chính 21,3 triệu đồng.
Cáo trạng lần ba vẫn xác định chủ khách sạn vô can trong
vụ án chứamại dâmcủa nhân viên trong khách sạn củamình.
Tuy nhiên, ngoài lời khai của Vân và Trinh thì không có tài
liệu, chứng cứ chứng minh có vai trò đồng phạm. Từ đó, cơ
quan điều tra tiếp tục xác minh, khi nào có đủ chứng cứ sẽ
xem xét tiến hành xử lý theo quy định.
Tổng cộng, bị cáo Vân đã bị tạm giam 44 tháng, trong
khi tòa từng tuyên phạt 42 tháng (Vân đã được tại ngoại từ
tháng 6-2019). Bị cáo Trinh do có con nhỏ dưới ba tuổi nên
được tại ngoại từ khi bị khởi tố đến nay.
Mang đoạn
chat trong
công ty ra tòa
Nguyên đơn chụp ảnh, lưu vào CD và lập vi bằng
các đoạn chat trênmạng nội bộ của công ty để làm
chứng cứ nhưng bị tòa bác.
HOÀNGYẾN
T
AND TP.HCM vừa xử sơ thẩm
vụ tranh chấp đơn phương chấm
dứt hợp đồng lao động có liên
quan đến chứng cứ điện tử. Nguyên
đơn là ôngK. (ngụ tại TânBình) kiện
Công tyTNHHV. (trụ sở tại quậnPhú
Nhuận). BanđầuvụkiệnđượcTAND
quận PhúNhuận thụ lý nhưng sau đó
phải chuyển lên Tòa TPdo người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là một
công ty tại Singapore.
Lập vi bằng
các chứng cứ chat
Ông K. kiện cho rằng Công ty V.
đơn phương chấm dứt hợp đồng
lao động trái pháp luật nên yêu cầu
được nhận lại làm việc cũng như trả
lương và bồi thường các khoản hơn
410 triệu đồng.
Ngược lại, Công ty V. cho là ông
K. đã tự ý chấm dứt hợp đồng lao
động mà không báo trước. Tuy
nhiên, bị đơn không phản tố là do
ông K. làm việc không đạt yêu cầu,
việc ông nghỉ làm là phù hợp với ý
muốn của công ty. Đồng thời ông
K. cũng đã bàn giao đầy đủ tài sản,
tài liệu của công ty.
Đáng chú ý là trong quá trình giải
Khi nào chứng cứ điện tử có giá trị?
Tôi đồng tình với nhận định của HĐXX trong vụ án này về việc đánh giá
chứng cứ điện tử. Bởi luật thừa nhận các loại chứng cứ điện tử như thư điện
tử (mail), điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác như chat…
Nhưng Luật Giao dịch điện tử cũng quy định chặt chẽ chứng cứ dạng này
chỉ có giá trị như bản gốc khi đáp ứng được các điều kiện là có thể truy
cập được khi cần thiết.
Cụ thể, chứng cứ chat, email được xem là toàn vẹn khi nội dung đó chưa
bị thay đổi, trừ những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình gửi,
lưu trữ hoặc hiển thị. Nội dung của chứng cứ có thể truy cập và sử dụng
được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết. Các chứng cứ này chỉ có giá trị
khi nó đáng tin cậy, tức là nó được lưu trữ và có thể được truy cập để tham
chiếu khi cần thiết. Nội dung của các chứng cứ dạng email, chat được lưu
trong chính khuôn dạngmà nó được khởi tạo, gửi, nhận hoặc trong khuôn
dạng cho phép thể hiện chính xác nội dung...
Luật sư
NGUYỄN NGỌC TÚY LINH
,
Đoàn Luật sư TP.HCM
Đáng chú ý, trong quá
trình giải quyết vụ án,
ông K. cung cấp cho tòa
một đĩa CD chứng minh
yêu cầu khởi kiện.
quyết vụ án, ông K. cung cấp cho
tòa một đĩa CD chứng minh cho yêu
cầu khởi kiện. Trước đó ông K. cũng
đã nhờ văn phòng thừa phát lại lập
vi bằng với các chứng cứ ông đã
chụp lại từ màn hình điện thoại và
máy tính khi chat với ông N. (người
nước ngoài, là quản lý điều hành)
và ông B. (người nước ngoài, đại
diện theo pháp luật công ty) qua
ứng dụng WhatsApp cung cấp cho
tòa án. WhatsApp là một ứng dụng
nhắn tin nhóm của công ty nhưng
các bản chat gốc không còn.
Tại tòa, luật sư bảo vệ cho công
ty phân tích về tin nhắn trao đổi qua
lại giữa đại diện công ty ngày 10-7-
2017. Ông K. nói rằng các trao đổi
qua lại trên điện thoại bằng ứng dụng
WhatsApp, trong đó điện thoại ông
K. được sử dụng trực tiếp. Tuy nhiên,
tài liệu được ông K. lập vi bằng và
cung cấp bản dịch chỉ đơn giản là
màn hình chụp các đoạn trao đổi qua
lại, không rõ nguồn gốc truy xuất và
không rõ thông tin các bên tham gia
trao đổi. Theo luật sư, chứng cứ này
không đủ căn cứ để xem xét.
Về chứng cứ chat, ông N. (được
xác định là người làm chứng) trình
bày: Ngày 10-9-2017, ông K. nói
với ông rằng sẽ bàn giao công việc
và tài liệu ngày hôm sau, nhắn thông
qua ứng dụng nhắn tin WhatsApp.
Những chứng cứ này còn lưu trữ
trong điện thoại và laptop của ông
B. nhưng vì thời gian đã lâu, các tin
nhắn đã trôi đi, tìm lại rất khó khăn.
Viện bảo tham khảo,
tòa bác
Tại tòa, đại diện VKS cho rằng
các bên cung cấp chứng cứ gồm
hình ảnh chụp lại các email trao
đổi giữa người đại diện theo pháp
luật của công ty, người quản lý và
ông K. Việc thu thập các email này
chưa tuân thủ đúng trình tự thu thập
chứng cứ theo BLTTDS, nên không
được xem là chứng cứ mà chỉ dùng
để tham khảo.
HĐXX xét các bên cung cấp
chứng cứ (kể cả đã lập vi bằng) là
hình ảnh mà các bên cho rằng chụp
lại các email, các đoạn chat trao đổi
giữa người đại diện theo pháp luật
của công ty, người quản lý điều hành
và ông K.
Tuy nhiên, chứng cứ này không
có giá trị theo quy định. Bởi chứng
cứ này muốn có giá trị thì phải là
chứng cứ gốc, có thể được lưu trữ và
có thể truy cập được. Trong trường
hợp chứng cứ được in ra thành văn
bản và có dữ liệu gốc được lưu trữ
trong CD, USB kèm đường dẫn để
truy cập khi cần thiết. Nếu là email
cá nhân thì thông điệp dữ liệu phải
được bảo toàn nguyên vẹn trong
hộp thư.
Theo HĐXX, căn cứ theo Điều
95 BLTTDS về chứng cứ, các điều
của Luật Giao dịch điện tử và Luật
Công nghệ thông tin thì có cơ sở để
xác định các hình ảnh ông K. nộp
không được công nhận là chứng cứ.
Từ đó HĐXX cho rằng không có
cơ sở chấp nhận yêu cầu khởi kiện
của ông K. đòi Công ty V. nhận lại
làm việc, trả lương và bồi thường
hơn 410 triệu đồng. Công ty không
có yêu cầu phản tố đối với việc ông
K. đơn phương chấm dứt hợp đồng
lao động trái pháp luật nên HĐXX
không xem xét.•
khách sạn chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động. Hai bị cáo cho
rằng họ đã cảnh báo tới chủ khách sạn nhưng ông này nói sẽ
“chịu trách nhiệm”.
Xử sơ thẩm lần thứ nhất, TAND huyện Bình Chánh tuyên
án Vân và Trinh mỗi người năm năm tù về tội chứa mại dâm.
Tuy nhiên, tòa kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét lại bản án
theo thủ tục phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm để truy cứu trách
nhiệm hình sự đối với hai chủ khách sạn nhằm tránh bỏ lọt tội
phạm. Theo tòa, hai người này đã tạo điều kiện về địa điểm,
vật chất, tinh thần để Trinh và Vân tổ chức chứa mại dâm.
VKSND TP.HCM cũng kháng nghị hủy án, đề nghị HĐXX
hủy án sơ thẩm để điều tra lại nhằm truy cứu trách nhiệm hình
sự chủ khách sạn với vai trò chủ mưu. Tại phiên tòa phúc
thẩm, đại diện VKS đã rút kháng nghị tăng hình phạt của VKS
huyện Bình Chánh. Cuối cùng tòa đã chấp nhận hủy án, thống
nhất quan điểm với TAND huyện Bình Chánh.
Lần xét xử sơ thẩm thứ hai, TAND huyện Bình Chánh kết
tội Vân và Trinh chứa mại dâm với mức án 3,5 năm tù. Tòa
nhận định hai bị cáo đóng vai trò hạn chế, làm công ăn lương,
giúp sức theo chỉ đạo của chủ khách sạn. Lần này tòa lại kiến
nghị cấp trên truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hai chủ
khách sạn nhằm tránh bỏ lọt tội phạm.
Sau khi tuyên hủy án lần thứ hai, TAND TP.HCM đã
chuyển hồ sơ cho VKSND cùng cấp để chuyển CQĐT điều tra
theo thẩm quyền, do cơ quan tố tụng huyện Bình Chánh đã trả
hồ sơ điều tra bổ sung nhiều lần nhưng chưa làm rõ được vai
trò của chủ khách sạn.
VKSND TP.HCM đã ra cáo trạng lần thứ ba và phân công
VKSND huyện Bình Chánh cử kiểm sát viên giữ quyền công
tố và kiểm sát xét xử.
PHƯƠNG LOAN
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook