005-2020 - page 8

8
Đô thị -
ThứHai 6-1-2020
Tái diễn xây dựng trái
phép trên đất vàng
ở Hải Phòng
Nhiều khu đất nông nghiệp giao khoán được quây kín cổng cao tường
để thực hiện xây dựng trái phép bên trong.
Dải đất nông nghiệp giao khoánmặt đường Bắc Sơn - NamHải đã được quây tôn để xây dựng.
Ảnh: ĐỖHOÀNG
Các hoạt động quây
tôn, dựng công trình
trên đất nông nghiệp
tại đây chính quyền
không lập biên bản
vi phạm vì không
xác định được chủ do
các ô đất này được
mua đi bán lại.
Trước đó, từ giữa năm 2019, sau khi đường Bắc Sơn - Nam
Hải hình thành, các khu đất nông nghiệp, đất quân sự giao
trái thẩm quyền trở thành đất mặt đường, hàng loạt công
trình trái phép đã mọc lên như nấm sau mưa.
Tháng 10-2019, lãnh đạoTP đi kiểm tra đã chỉ rõ tình trạng
này xảy ra là do chính quyền địa phương đã buông lỏng,
thậmchí hậu thuẫn cho sai phạm. Theo chỉ đạo của UBNDTP,
quận, phường có ra quân đập phá được một số công trình vi
phạm nhưng chỉ thời gian ngắn sau đó tình trạng xây dựng
trái phép lại tái diễn.
ĐỖHOÀNG
T
ình trạng xây dựng trái
phép tại khuvựcđườngBắc
Sơn - Nam Hải (phường
Thành Tô, quận Hải An, Hải
Phòng) chưa được giải quyết
triệt để thì gần đây tại khu
vực này lại tiếp tục có hàng
loạt công trình xây dựng trái
phép khác đang hình thành.
Ngoài quây tôn,
trong xây dựng
Mảnh đất nông nghiệp giao
khoán mặt tiền đường Bắc
Sơn - NamHải nằmngay trước
trụ sở UBND phường Thành
Tô, đã ngang nhiên mọc lên
vài căn nhà cấp bốn kiểu dã
chiến, tường gạch, mái tôn.
Cụ thể, tại góc mặt tiền
khu đất trồng chuối này, bên
trong hàng rào tôn che kín có
một căn nhà dã chiến đã hình
thành, phía sau là tường bao
trụ cổng. Ở góc con đường
dẫn vào trụ sở UBND phường
có hai căn nhà cấp bốn khác
cũng đã hình thành bên trong
tường vây tôn.
Cách đó không xa, một khu
đất nông nghiệp giao khoán
khác cũng được quây kín tôn
ngoài mặt tiền, bên trong là
một căn nhà cấp bốn rộng mấy
chục mét vuông cũng đã xây
xong tường.
Ngoài ra, cả đoạn đường
dài cả cây số còn có không ít
điểm quây tôn để xây dựng.
Tại nút giao giữa đường Bắc
Sơn - Nam Hải với đường Lê
Hồng Phong, NgôGia Tự, một
dải đất nông nghiệp giao khoán
nằm ngay mặt đường cũng đã
được bao kín bằng tường gạch
và rào tôn. Dải đất đấu lưng
vào khu dân cư, mặt tiền dài
khoảng 150 m chỗ xây tường,
chỗ đặt container án ngữ, chỗ
bưng tôn kín mít, phía trong
có tường bao phân thành các
lô riêng biệt.
Dải đất trên được phân thành
5-6 lô, mỗi lô cómặt tiền 20-30
m. Trong đó có hai lô đất đã
dựng nhà tôn, trồng cây cảnh
hoành tráng, mặt tiền đặt một
chiếc container 40 feet. Các
lô còn lại đã được quây kín
mặt tiền, thậm chí đã tập kết
rất nhiều gạch cát bên trong
phục vụ xây dựng.
Tiếp tục khai thác du lịch
đường sông tại bến Bạch Đằng
Thông tin từ Văn phòng UBND TP.HCM cho hay
UBND TP đã chấp thuận chủ trương tiếp tục tổ chức
khai thác du lịch đường sông nội đô kết hợp phục vụ
ẩm thực trên sông tại khu bến Bạch Đằng, quận 1.
Cụ thể, tại cầu bến số 2 (ga tàu cao tốc Bạch Đằng),
Công ty TNHH Công nghệ xanh DP quản lý, khai thác
tuyến vận tải hành khách kết hợp du lịch đường thủy từ
bến Bạch Đằng đi Cần Giờ, Vũng Tàu; đồng thời khai
thác các tàu nhà hàng, tàu du lịch, canô chở khách du
lịch.
Tại cầu bến số 4 (bến Nguyễn Kiệu), Công ty TNHH
Thương mại Hào Huy neo đậu tàu nhà hàng Elisa khai
thác du lịch, ẩm thực từ 16 giờ ngày thứ Sáu đến 5 giờ
sáng thứ Hai hằng tuần và vào các dịp lễ, tết năm 2020.
Theo kế hoạch hoạt động khai thác của tàu vào
những ngày lễ, tết trong năm 2020 gồm: Tết Âm lịch
(sáu ngày, từ 16 giờ ngày 24-1 đến 16 giờ ngày 29-1);
lễ giỗ tổ Hùng Vương (hai ngày, từ 16 giờ ngày 1-4
đến 0 giờ ngày 3-4); lễ kỷ niệm ngày giải phóng miền
Nam 30-4 và Quốc tế Lao động 1-5 (ba ngày, từ 16 giờ
ngày 29-4 đến 0 giờ ngày 2-5) và lễ Quốc khánh 2-9
(hai ngày, từ 16 giờ ngày 1-9 đến 0 giờ ngày 3-9).
Theo UBND TP, để đảm bảo trật tự an toàn giao
thông trên đường Tôn Đức Thắng (quận 1), TP cho
phép phương tiện giao thông đường bộ sử dụng các
đường ra vào kết nối từ đường Tôn Đức Thắng vào bến
ga tàu thủy Bạch Đằng (cầu bến số 1) và ga tàu cao tốc
Bạch Đằng (cầu bến số 2) để dừng, đỗ, đón trả hành
khách. Tuy nhiên, không mở thêm các vị trí kết nối
giao thông tại khu vực bến Bạch Đằng.
HUY VŨ
Sắp cưỡng chế Tràm Chim resort
UBND xã Tân Quý Tây (huyện Bình Chánh,
TP.HCM) vừa thông tin tới Trung tâm Báo chí
TP.HCM, ngày 7 và 8-1 sẽ thực hiện cưỡng chế
công trình vi phạm trật tự xây dựng Gia Trang -
Chàm Chim resort (tại xã Tân Quý Tây, huyện Bình
Chánh).
Theo UBND xã Tân Quý Tây, việc áp dụng biện
pháp cưỡng chế này nhằm buộc chủ công trình là
bà Trần Thị Minh Trang phải khôi phục tình trạng
đất trước khi vi phạm đối với diện tích 7.275 m
2
. Bà
Trang đã không tự khắc phục dù đã nhiều lần vận
động.
UBND huyện Bình Chánh cũng cho hay bà Trang
đã sử dụng đất không đúng mục đích theo giấy
chứng nhận đã được huyện này cấp. Đồng thời bà
Trang đã sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích
kinh doanh, dịch vụ thương mại, hồ bơi không phù
hợp với quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây
dựng đã được phê duyệt.
Vì vậy, UBND huyện này đã ra quyết định cưỡng
chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối
với tổ hợp Gia Trang quán - Tràm Chim resort vì
vi phạm trật tự xây dựng. Quyết định này được chủ
tịch UBND huyện Bình Chánh ký ngày 13-12. Hơn
một tháng sau khi UBND huyện có văn bản tống đạt
quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
đến chủ Gia Trang quán - Tràm Chim resort nhưng
chủ đầu tư chưa thực hiện.
Công trình Gia Trang quán - Tràm Chim resort
được xây dựng từ năm 2015 với nhiều hạng mục
như cổng chào, mái che, phòng phục vụ lưu trú,
phòng massage, karaoke... với kết cấu chính là cột
bê tông, gỗ, sắt, mái ngói, bạt kéo, sân gạch, xi
măng. Tổng cộng có 65 phòng khách sạn, 16 phòng
karaoke, 13 phòng xông hơi... đã được xây dựng.
PHAN CƯỜNG
TP chấp thuận chủ trương tiếp tục khai thác du lịch
đường sông ở bến BạchĐằng. Ảnh: HUY VŨ
Theo ông T., một người dân
khu vực: Dải đất nông nghiệp
ở góc đường Bắc Sơn - Nam
Hải được quây tôn để chờ thời
điểm thích hợp sẽ xây dựng
trái phép như một “quy trình”.
Việc xây dựng trái phép diễn
ra khá phổ biến ở đây, sau khi
dựng rào quây kín, bên trong
sẽ tiến hành xây dựng công
trình, nhà cửa…
Không kiểm soát
do mỏng lực lượng?
Ông Đoàn Văn Đông, Phó
Chủ tịchUBNDphườngThành
Tô, chobiết dải đất nôngnghiệp
có nguồn gốc đất nông nghiệp
giao khoán ở góc đường Bắc
Sơn - Nam Hải và đường Lê
Hồng Phong, được mua đi bán
lại qua nhiều chủ. Tại đây, từ
tháng 10-2019, người ta đã
đặt một container, dựng hàng
rào tôn quây kín thành từng
ô thửa. Tới đầu tháng 12, tại
hai ô đất mỗi ô rộng vài trăm
mét vuông này đã xây dựng
nhà tôn.
Tuy nhiên, theo ông Đông,
các hoạt động quây tôn, dựng
công trình trên dải đất nông
nghiệp này phường không lập
biên bản vi phạmđể xử lý. Các
căn lán được xây dựng trên đất
nông nghiệp này chưa bị xem
xét tháo dỡ. Phường cũng chưa
báo cáo quận về dải đất nông
nghiệp bị quây tôn, dựng lán
này. Nguyên nhân là do không
xác định được chủ vi phạm
do các ô đất này được mua đi
bán lại (!?).
Ông Đông cũng thừa nhận
tại đường Bắc Sơn - NamHải,
một số vị trí khác cũng xuất
hiện công trình xây dựng trái
phép. Tại khu đất quân sự giao
cho quân nhân làm nhà ở có
hai công trình xây dựng cơi nới
ra mặt đường, mặc dù không
được phép xây dựng nhưng “vì
dân sinh” nên phường không
xử lý (!?).
Cũng theo ông Đông, khu
vườn chuối mặt đường Bắc
Sơn - Nam Hải đối diện trụ
sở phường là đất nông nghiệp
giao khoán đã kiểm kê nhưng
vẫn xuất hiện các công trình
xây dựng trái phép. Phường
đã lập biên bản nhưng không
bị cưỡng chế, công trình vẫn
tiếp tục hoàn thành (!?).
Trao đổi với PV, ông Đinh
MinhTâm,TrưởngphòngQuản
lý đô thị quận Hải An, thừa
nhận tình trạng xây dựng trái
phép tại đường Bắc Sơn - Nam
Hải gần đây lại tái diễn. Trả lời
câu hỏi vì sao TP đã giao cho
quận, phường giải quyết triệt
để mà vẫn tái diễn tình trạng
xây dựng trái phép, ông Tâm
cho rằng do lực lượng chức
năng của quận mỏng.•
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook