044-2020 - page 2

2
Thời sự -
ThứHai 2-3-2020
Hôm 27-2, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
TedrosAdhanom Ghebreyesus từng lên tiếng cảnh báo không
quốc gia nào sẽ an toàn trước tốc độ lây lan chóng mặt của dịch
bệnh COVID-19. Do đó, mọi nước đều phải hết sức cảnh giác,
nâng cao công tác phòng ngừa dịch. “Không có quốc gia nào có
thể tuyên bố miễn nhiễm trước dịch COVID-19 vì đó là một sai
lầm chết người” - đài
ABC
dẫn lời ông Tedros khẳng định.
Trước tình hình dịch ngày càng nghiêm trọng ở một số quốc gia
như Iran hay Hàn Quốc, câu hỏi cần được đặt ra là Việt Nam có
thể rút ra bài học gì từ thất bại của những nước bị COVID-19 nhấn
chìm?
Minh bạch thông tin là tối quan trọng
Iran hiện là quốc gia có số lượng bệnh nhân COVID-19 tử vong
cao thứ hai thế giới sau Trung Quốc đại lục với hơn 40 trường
hợp. Tuy nhiên, khi đặt số ca tử vong của Iran cạnh hơn 60 quốc
gia và vùng lãnh thổ khác cũng đang có dịch thì nước cộng hòa
Hồi giáo này lại cho tỉ lệ tử vong khá cao, lên đến gần 9%, đài
CNN
lưu ý. Trước đó, tỉ lệ tử vong trung bình doWHO công bố
chỉ xấp xỉ 2%.
Với số liệu bất thường trên, một số chuyên gia y tế cho rằng
việc thống kê số trường hợp nhiễm bệnh ở Iran có thể đã không
phản ánh đúng tình hình trong nước, vô tình tạo ra chênh lệch quá
lớn về tỉ lệ tử vong giữa nước này so với các khu vực còn lại. Điều
này có thể là do giới chức y tế Iran, vô tình hay hữu ý, đã bỏ qua
những trường hợp lây nhiễm nhẹ hoặc không tính vào người đã
bắt đầu có triệu chứng của bệnh nhưng chưa được xét nghiệm.
CNN
nhấn mạnh việc cung cấp số liệu chính xác là rất cần thiết
để chính phủ vạch ra đối sách chống dịch thích hợp, kịp thời và
chính xác. Trong khi số liệu quá thấp sẽ dẫn đến sai sót trong công
tác phòng ngừa, số liệu quá cao sẽ gây hoang mang dư luận và tạo
bất ổn xã hội. “Việc che giấu hay làm sai lệch số liệu vì lý do
nào đó chỉ có tác dụng tạm thời, còn hậu quả về sau có thể
không thể đảo ngược được. Chúng ta đang bàn về mạng người,
tiền bạc ở đây chứ không phải là những con số vô hồn trên
giấy” -
CNN
cảnh báo.
Luôn luôn đề cao cảnh giác
Thống kê mới nhất của Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát
dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) ghi nhận số ca lây nhiễm của
nước này tới mốc 4.000 người với 20 ca tử vong. Việc một
quốc gia với nền y học hàng đầu thế giới như Hàn Quốc
thất thủ trước dịch bệnh quá nhanh gây chấn động trong giới
chuyên gia.
Theo tờ
The New York Times
, một trong những sai lầm lớn
nhất của Seoul là đã quá chủ quan và dự đoán sai về tình hình
dịch, để khi COVID-19 bùng phát lại không kịp trở tay. Chính
giới Hàn Quốc hiện không tiếc lời chỉ trích Tổng thống Moon
Bài học đắt giá từ các nước vỡ trậnCOVID-19
Học hỏi từ sai lầm của những nước đã bùng phát dịch là cách để Việt Nam tự chuẩn bị cho cuộc chiến chống virus COVID-19 đang bước vào giai đoạn then chốt.
Tỉ phú Bill Gates: COVID-19 là dịch
bệnh xuất hiện “một lần mỗi thế kỷ”
Hôm29-2, tỉ phú người Mỹ Bill Gates đã kêu gọi các nước
phát triển hỗ trợ các nước thu nhập trung bình và thấp cải
thiện hệ thống chăm sóc y tế nhằm làmchậm tốc độ lây lan
của virus COVID-19. Ông cũng cho rằngvirus COVID-19đang
gây ra dịch bệnh xuất hiện “một lần mỗi thế kỷ”.
Đếnnay, quỹ từ thiệnBill andMelindaGates Foundationđã
cam kết chi 100 triệu USD cho các nỗ lực đối phó COVID-19
trên toàn thế giới.
Tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn
biến phức tạp khi có thêmhàng
loạt nước bùng phát ổ dịchmới.
Các dự đoán về thời điểmxuất
hiện đỉnh dịch gây tranh luận
trong giới khoa học.
Thế giới ứng phó nguy cơ đại
toàn cầu COVID-19
VĨCƯỜNG
T
ính đến 20 giờ ngày 1-3,
tờ
South China Morning
Post
dẫn nguồn Ủy ban
Y tế quốc gia Trung Quốc
(TQ) ghi nhận toàn thế giới
có hơn 3.000 ca tử vong vì
COVID-19, số ca nhiễmvượt
quá 87.000 người. Dù vậy,
ủy ban này cũng cho biết
có gần 43.000 bệnh nhân đã
được xuất viện sau khi điều
trị thành công.
Đến nay đã có 124 ca tử
vong được ghi nhận ngoài
lãnh thổ TQ đại lục, gồm 54
ca ở Iran, 20 ca ở Hàn Quốc,
12 ca ở Nhật Bản (tính cả du
thuyềnDiamond Princess neo
ở cảng Yokohama), hai ca ở
đặc khu Hong Kong, 29 ca ở
Ý, một ca ở Đài Loan, hai ca
ở Pháp, một ca ở Philippines,
một ca ở Mỹ, một ca ở Thái
Lan và một ca ở Úc.
Phát biểu trong họp báo
ngày 28-2 (giờ địa phương),
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế
Thế giới (WHO) Adhanom
Ghebreyesus cho biết đã nâng
mức cảnh báo rủi ro toàn cầu
của dịch COVID-19 từ mức
cao lên mức rất cao. Ông
Ghebreyesus cũng bày tỏ sự
lo ngại trước tốc độ lây lan của
virus và số lượng ca nhiễm
tăng nhanh ở nhiều nước, theo
hãng tin
Reuters
.
Việc dự đoán thời
điểm đạt đỉnh của
COVID-19 là không
hề dễ dàng và đang
gây nhiều tranh cãi,
một phần nguyên
nhân là do quá
nhiều ẩn số chưa thể
làm sáng tỏ.
Châu Á tiếp tục
diễn biến phức tạp
Chỉ trong thời gian ngắn,
số ca nhiễm COVID-19 tại
Hàn Quốc đã tăng lên chóng
mặt, khiến nước này trở thành
quốc gia có số người nhiễm
COVID-19 cao thứ hai trên
thế giới chỉ sau TQ. Hai ngày
gần đây, Hàn Quốc xác nhận
thêmhơn 1.000 ca nhiễmmới,
nâng tổng số ca nhiễm bệnh
trên toàn quốc lên gần 4.000
trường hợp. Đây là mức tăng
lớn nhất của nước này tính đến
nay. Hơn 90% số trường hợp
nhiễmmới từ TPDaegu - tâm
dịch của Hàn Quốc và tỉnh kế
cận Bắc Gyeongsang.
Về phíaNhật Bản, nước này
trong ngày 1-3 ghi nhận ca tử
vong thứ sáu làmột bệnh nhân
nam 70 tuổi ở TP Hokkaido.
Ngườinàyđượcnhậpviệnngày
17-1 và xét nghiệmdương tính
ngày 25-2. Đến nay, Nhật Bản
ghi nhận hơn 250 ca nhiễm
COVID-19, phần lớn tập trung
ởHokkaido. Hiện chính quyền
Hokkaido đã ban bố tình trạng
khẩn cấp và kêu gọi người dân
tránh ra ngoài và tụ tập đông
người. Các trường học trên
khắp Nhật Bản đã tạm đóng
cửa trong 1-2 tuần tới nhằm
cản đà lây lan của dịch bệnh.
Cùngngày,giớichứcytếThái
Lan cho biết nước này vừa ghi
nhậnmộttrườnghợptửvongdo
COVID-19. Bệnh nhân là nam
giới, 35 tuổi, đồng thời bị sốt
xuất huyết. Hiện chưa có thêm
thông tin chi tiết về lịch sửdịch
tễ và nơi cư trú của bệnh nhân
này. Đến nay, Thái Lan đã ghi
nhậnhơn40 trườnghợpdương
tính với virus.
COVID-19 lan rộng
ở châu Âu
Ý, tâm dịch COVID-19 tại
châuÂu, tiếp tụcchật vật chống
đỡvớiCOVID-19khi sốngười
lâynhiễmđã lênđếnhơn1.000
người với 29 ca tử vong. Dù
hiện tại dịch vẫn tập trung tại
hai điểm nóng là Lombardy
và Veneto ở miền Bắc nước
Ý nhưng một số ca nhiễm đã
xuất hiện ở miền Nam nước
này. Hơn 12 thành phố tại các
vùng Lombardy và Veneto đã
bị phong tỏa, khoảng 50.000
người dân không được phép
đi khỏi địa phương. Nhưng bất
chấp thực tế,COVID-19vẫnđã
lây lan tới bảy khu vực khác,
trong đó có Sicily.
Một sốquốc gia chỉ cóvài ca
nhiễmCOVID-19vàođầu tuần
nàytiếptụcchứngkiếnsốngười
nhiễm gia tăng. Ví dụ, tổng số
ca nhiễm COVID-19 tại Đức
đã vượt mốc 100 người, gấp
gần năm lần so với tuần trước.
Trong khi đó, Pháp ngày 1-3
ghi nhận 104 ca nhiễm virus
COVID-19. Trong số này, hai
người đã tử vong, 12 người
bình phục và 90 người vẫn
đang được điều trị trong bệnh
viện. Tám người đang trong
tình trạng nguy kịch.
Giới chứcPhápchohaysốca
nhiễm COVID-19 tăng nhanh
so với lần công bố trước đó là
do Pháp phát hiện một ổ dịch
ở khu vực l’Oise với 36 người
nhiễm. Dù vậy, chính quyền
Pariskhẳngđịnhđiềuquantrọng
trướcmắt vẫn làphải ngănvirus
bùng phát, giảm sự lây lan và
bảo vệ các khu vực có ít hoặc
không có ca nhiễm bệnh.
MộtsốquốcgiaĐôngÂunhư
Belarus, Estonia và Lithuania
cũng đã có trường hợp nhiễm
COVID-19 đầu tiên, những
người nàyđều liênquan tới các
điểm nóng ngoài châu Á như
Hàn Quốc hoặc Ý. Điều khiến
giới chuyêngia lo lắng là chính
sách thịthựckhốiSchengencủa
châuÂu có thể khiến diễn biến
của dịch bệnh thêm phức tạp,
tuy nhiên Liên minh châu Âu
(EU) vẫn chưa có động thái sẽ
siếtchặtcácquyđịnhnhậpcảnh.
COVID-19
chực bùng phát ở Mỹ
Hôm 1-3, truyền thông Mỹ
đưa tin đã có ca tử vong được
ghi nhận tại hạt King, khu vực
gần TP Seattle thuộc bang
Washington. Trong cuộc họp
báo sau vụ việc, Tổng thống
Donald Trump cho biết bệnh
nhân tử vong là một phụ nữ
trong độ tuổi 50, thuộc nhóm
“rủi ro cao về sức khỏe”.
Hiện Washington đã công
bố các biện phápmở rộng lệnh
cấmnhậpcảnhđốivớiIran,một
trong những nước đang bị ảnh
hưởng nặng nề nhất của dịch
Một nhómbác
sĩ ở Bệnh viện
Daegu Fatima,
TP Daegu (Hàn
Quốc) đang kiểm
traảnh chụpphổi
một bệnh nhân
nhiễmCOVID-19
ngày 29-2.
Ảnh: AFP
1 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,...16
Powered by FlippingBook