076-2020 - page 16

16
Quốc tế -
Thứ Tư8-4-2020
Góc nhìn
2 nước cờ kế tiếp của Trung Quốc
chống COVID-19
Nền kinh tế Trung Quốc thời kỳ “hậu đại dịch COVID-19” sẽ đối diện với không ít khó khăn,
không chỉ vì sức ỳ từ doanh nghiệp trong nước mà khó khăn chung của thế giới.
HỒNGVĂN
H
ôm qua (7-4), truyền
thông quốc tế dẫn số
liệu từ các cơ quan
chống dịch Trung Quốc (TQ)
đồng loạt đưa tin lần đầu tiên
kể từ cuối tháng 1-2020, các
cơ quan y tế TQ không ghi
nhận ca tử vong nào vì dịch
bệnh COVID-19.
“Tôi đã thông tin về số liệu
liên quan dịch COVID-19 tại
TQ, trongđóbaogồmcảnhững
ca nhiễm đến từ nước ngoài.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý
hơn cả mà tôi nghĩ cần phải
nhấnmạnh đó là: Lần đầu tiên
kể từ hôm 25-1, khi Ủy ban
Y tế Quốc gia (TQ) bắt đầu
công bố và cập nhật số liệu
mỗi ngày (về dịch bệnh), đất
nước này ghi nhận không có
ca tử vong mới” - phóng viên
báo
The Guardian
(Anh) viết
vào sáng 7-4 (giờ Việt Nam).
Tập trung đối phó
dịch từ bên ngoài
Thực tế, theo hãng thông
tấn
Tân Hoa Xã
, TQ đại lục
kể từ tháng 3 đã ghi nhận số
ca nhiễm giảm đáng kể. Tuy
nhiên, nước này đối mặt với
làn sóng dịch bệnh lần thứ
hai - tương tự nhiều quốc
gia khác như Singapore, Úc,
Nhật Bản - đến từ các bệnh
nhân nhập cảnh về TQ từ
nước ngoài. Theo báo cáo của
các cơ quan y tế TQ, có đến
1.000 bệnh nhân COVID-19
về TQ trong những ngày gần
đây. Có những ngày, như thứ
Hai (ngày 6-4), 100% các ca
nhiễmmới đều là “nhậpkhẩu”.
TQ đánh giá việc áp dụng
các biện pháp hạn chế nhập
cảnh thời gian qua đã mang
lại hiệu quả trong việc ngăn
chặn “nhập khẩu” dịch bệnh.
Cụ thể, nước này đóng cửa đất
nước với người nước ngoài;
các chuyến bay quốc tế bị
cắt giảm từ hàng chục ngàn
xuống mức 3.000 chuyến/
ngày trong tháng 4 này. TQ
cũng bắt đầu xét nghiệm tất
cả hành khách nhập cảnh.
Hãng tin
France 24
(Pháp)
dẫn nguồn tin từ các quan chức
y tế TQ cho haymối quan tâm
hàng đầu của chính quyền
Bắc Kinh hiện nay chính là
quản lý chặt tình trạng các
bệnh nhân COVID-19 về
từ nước ngoài (nhưng chưa
xuất hiện các triệu chứng như
sốt, ho khan, khó thở, hay lo
lắng, bối rối…). Ví dụ như
hôm 6-4, TQ phát hiện tám
hành khách nhập cảnh nhiễm
COVID-19 nhưng không có
triệu chứng. Cũng tính đến
thời điểm này, TQ đang theo
dõi tất cả 1.033 bệnh nhân
COVID-19 dạng này.
Giám đốc Trung tâmKiểm
soát và phòng ngừa dịch bệnh
Mỹ (CDC) Robert Redfield
cho biết ít nhất 25% bệnh
nhân nhiễmCOVID-19 không
có biểu hiện bệnh. Thực tế,
nhiều bệnh nhân có thể khỏi
bệnh mà không cần chữa trị
(và họ cũng không biết bản
thân từng nhiễm virus). Các
bệnh nhân không triệu chứng
vẫn có thể lây virus cho những
người xung quanh.
Ngoài ra, hiện có khoảng
1,4 triệu sinh viên TQ đang
mắc kẹt ở nước ngoài, trong
đó có 400.000 người đang học
tập tại Mỹ, theo báo
The New
YorkTimes
.Trongkhi tìnhhình
dịch bệnh tại Mỹ và phương
Tây nói chung đang diễn biến
xấu đi, làn sóng người TQ
Các nhân viên phun xịt khử trùngmột khu vựcmua sắmnhỏ ở TP VũHán trước khi cho phép
hoạt động kinh doanh quay trở lại. Ảnh: TÂNHOA XÃ
Cuộc chiến chống dịch COVID-19 không phải là cuộc
chiến đơn lẻ của Trung Quốc (TQ) dù rằng đại dịch xuất
phát từ đất nước này.
Hiện nay đã có hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ có
dịch, trong đó các nước phương Tây lớn như châu Âu, Mỹ
đang bị tàn phá nặng nề. Đáng nói, đây đều là những thị
trường xuất khẩu hàng đầu của TQ. Điều này phần nào lý
giải hàng chục ngàn doanh nghiệp xuất khẩu của TQ phải
đóng cửa, thậm chí sẽ phá sản thời gian tới.
Từ cuộc chiến thương mại với Mỹ đến đại dịch lần này,
có thể thấy nền kinh tế TQ dễ bị tổn thương khi các thị
trường xuất khẩu quay lưng lại với họ. Đây là mặt trái
của nền kinh tế thị trường mà không riêng gì TQ, ngay cả
phương Tây cũng nan giải. Việc TQ cố gắng mở rộng thị
trường sang châu Phi hay nhiều quốc gia ở Trung Đông
(châu Á) không thể giúp nước này thoát khỏi sự ràng buộc
rất to lớn với Mỹ và châu Âu.
Cho đến khi TQ tuyên bố chiến thắng đại dịch vào tháng
3, phần còn lại của thế giới mới bắt đầu bước vào một cuộc
chiến thật sự. Đến nay, Mỹ lẫn châu Âu vẫn chưa bước tới
đỉnh dịch và dẫu có qua giai đoạn căng thẳng nhất thì vẫn
chưa có cơ sở để khẳng định COVID-19 sẽ không quay trở
lại sau đó. Ngay cả tại TQ, giới quan sát lo ngại làn sóng
thứ hai, thứ ba hoàn toàn có thể bùng phát nếu Bắc Kinh để
lọt một sai lầm dù là nhỏ nhất.
Như vậy, thế giới sẽ còn chưa hoạt động trở lại, giống
như biểu tượng Trái đất đóng cửa đăng trên trang bìa của
tạp chí
Nhà Kinh Tế Học
(The Economist)
số ra ngày
21-3. Nền kinh tế TQ vì thế sẽ còn u ám.
Trong thế giới phẳng, những thảm họa như đại dịch sẽ
đi theo từng bước chân của các công dân toàn cầu, của
những container hàng hóa từ các doanh nghiệp xuyên
quốc gia… theo đúng nghĩa đen của nó.
Vì vậy, việc dập dịch cục bộ - tức chỉ một vài quốc gia
nỗ lực - chỉ mang tính tức thời. Dập đại dịch COVID-19
cần một sự thống nhất trên toàn thế giới, trong đó những
liên minh do nước lớn như Mỹ, TQ, EU lập ra sẽ mang tính
nòng cốt. Nó huy động được nguồn lực, hành động một
cách đồng bộ. Vì lẽ đó, TQ phải tăng cường hơn tính chính
nghĩa trong hành động, cùng dàn xếp mâu thuẫn với Mỹ và
các nước khác để tập trung chống dịch phạm vi toàn cầu.
Tiếc thay, uy tín của chính quyền Chủ tịch Tập Cận
Bình thời gian qua bị suy giảm mạnh không chỉ vì các
chính sách kinh tế nội địa hay thương mại quốc tế đầy
tranh cãi mà vì các động thái bị dư luận quốc tế chỉ trích
là “lợi dụng thời cơ” thực thi hành động phi pháp, như ở
biển Đông.
Vậy nên việc TQ cần tăng cường vai trò và hành động
chính danh phù hợp các nguyên tắc chung của thế giới,
không chỉ ở các điểm nóng về dịch bệnh và còn ở vấn đề tôn
trọng chủ quyền hợp pháp của các quốc gia khác, sẽ mang
đến giá trị to lớn: Thế giới tập trung chống dịch hiệu quả,
ông Tập an tâm “ngủ ngon” thời kỳ “hậu COVID-19”.
ÁNH NGỌC
KhốngchếCOVID-19:Thếgiớichưayên,ôngTậpmấtngủ
Kiểm soát đường không, đường bộ
và đường biển
Tại cuộc họp hôm 6-4 của Ban chỉ đạo TQ về phòng,
chống dịch COVID-19 do Thủ tướng Lý Khắc Cường chủ
trì, Bắc Kinh nhấn mạnh ngoài đường hàng không, TQ
cũng chú trọng vào ngăn chặn dịch tràn vào đại lục
thông qua các tuyến đường bộ, cảng biển ở cấp độ địa
phương, theo
Tân Hoa Xã
.
Biện pháp đưa ra là tăng cường các cơ quan kiểm soát
y tế địa phương, các cơ sở xét nghiệm tại các điểm giao
thông ở khu vực biên giới. Dù vậy, các hoạt động luân
chuyểnhànghóagiữaTQvàcácnướcvẫnsẽđượcđảmbảo.
Sốcatửvongvìdịchtronghai
tuần qua ở TQ giảm rất mạnh
so với giai đoạn trước, chỉ dao
động trong khoảng 1-7 trường
hợp. Cụ thể, hai tuần qua có 55
người tử vong, trong đó có 51
trường hợp tại Vũ Hán.
(Theo báo
THE GUARDIAN)
Tiêu điểm
Dù tình hình dịch
bệnh chưa thực sự
lắng xuống nhưng
lãnh đạo TQ vẫn
duy trì quan điểm
phải đạt được các
mục tiêu kinh tế
trong năm 2020.
quay trở về đất nước là điều
tất yếu mà TQ phải tính toán
nếu không muốn tái diễn đại
dịch lần thứ hai.
Nới lỏng phong tỏa,
phục hồi kinh tế
Các quan chức Vũ Hán
(TQ) cho biết thành phố này
chuẩn bị mở cửa trở lại, cho
phép các phương tiện giao
thông di chuyển ra khỏi phạm
vi thành phố kể từ hôm nay
(8-4). Trước đó, ngày 23-1,
thành phố này bị phong tỏa
để ngăn dịch lan mạnh. Các
thành phố khác tại TQ chịu
thiệt hại ít hơn từ đại dịch cũng
đã bắt đầu hoạt động trở lại.
Với đặc thù thể chế và văn
hóa chính trị, TQ yêu cầu
nhiều nhà máy hoạt động
trở lại, đặt ra các chỉ tiêu về
tiêu thụ điện, nước. Mục đích
chính của chính quyền các cấp
là đưa các cơ sở sản xuất trở
lại hoạt động dù người dân
tại đây vẫn ái ngại đến công
sở, xí nghiệp để làm việc khi
dịch bệnh vẫn còn. Điều này
dẫn đến tình trạng nhiều nhà
máymở điện, mở nước nhưng
không hoạt động.
Theobáo
SCMP
,hơn460.000
doanh nghiệp tại TQ đã đóng
cửa vô thời hạn trong quý
đầu tiên năm 2020. Chỉ tính
riêng lĩnh vực xuất khẩu đã
có 26.000 doanh nghiệp đóng
cửa. Trong khi đó, giai đoạn
này có 3,2 triệu doanh nghiệp
đăng ký thành lập, giảm 29%
so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong hoàn cảnh khó khăn,
lãnh đạo TQ vẫn duy trì quan
điểm phải đạt được các mục
tiêu kinh tế trong năm 2020.
Chuyên gia Ma Jun, Ủy ban
Chính sách tiền tệ thuộc Ngân
hàng Nhân dân TQ, là một
trong số nhómquan điểmnhận
định: Bắc Kinh nên hạ mục
tiêu tăng trưởng năm nay, vì
hiện tại còn nhiều điều chưa
chắc chắn về ảnh hưởng của
đại dịch.
Tuy nhiên, nhóm quan
điểm thứ hai, trong đó có Yu
Yongding, chuyên gia kinh tế
Học việnKhoa học xã hội TQ,
thì cho rằng chính phủ vẫn
nên kỳ vọng vào tăng trưởng
năm nay nhưng cần có mục
tiêu thực tế hơn.•
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook