076-2020 - page 7

7
Bạn đọc -
Thứ Tư8-4-2020
TRÚCPHƯƠNG
T
ừ đầu tháng 4, nhiều phường
trên địa bàn TP.HCM đã tổ
chức phát cơm miễn phí tận
nhà, trao tặng các nhu yếu phẩm
như gạo, mì gói… cho người già
neo đơn, lao động nghèo.
Những bữa cơm được
giao tận nhà
Chúng tôi đã đi cùng đoàn cán
bộ của UBND phường 9, quận Phú
Nhuận đến nhà của bà Khâu Thị
Thiệt (72 tuổi, ngụ phường 9, quận
Phú Nhuận, TP.HCM).
Căn nhà chỉ vỏn vẹn hơn chục
mét vuông và nằm sâu trong một
con hẻm trên đường Đỗ Tấn Phong.
Bà Thiệt sống một mình trong
ngôi nhà nhỏ này và mưu sinh bằng
nghề bán vé số. Bà gặp khó khăn khi
phát âm do bị tai biến nên cố lắm
mới nói được từng chữ thật chậm.
Chấp hành chủ trương của Chính
phủvề phòng, chốngdịchCOVID-19
nên từ ngày 1-4 bà Thiệt đã ở nhà,
không đi bán vé số nữa. Nằm trong
danh sách hộ khó khăn trên địa bàn
nên bà Thiệt được cán bộ phường
đem đến tận nhà những đồ dùng
thiết yếu hằng ngày như gạo, mì
gói, gia vị…
Mỗi ngày bà Thiệt nhận được
hai phần cơm miễn phí được giao
đến tận nhà. Người đưa cơm là
các đoàn viên thanh niên hay các
chị trong hội phụ nữ của phường.
Cơm được đưa đến vào buổi trưa
và chiều, đúng giờ để giúp bà có
bữa ăn đúng giờ giấc.
Khi được hỏi về cuộc sống hiện
tại, bà Thiệt cười: “Cơm ngon, tôi
ăn no. Các anh chị không lấy tiền
là vui rồi. Mấy anh chị ở phường
hay mang cơm đến, hỏi thăm các
kiểu. Lúc nào cũng dặn đừng đi ra
ngoài nhiều nên tôi cũng thấy đỡ
buồn phần nào”.
Cùng cảnh ngộ, sống một mình
giữamùa dịch, những ngày đầu tháng
4, bà Nguyễn Thị Sáu (69 tuổi, ngụ
phường 5, quận Gò Vấp) cũng nhận
được các phần cơmmiễn phí từ các
chị trong hội phụ nữ phường.
Thu nhập chính của bà Sáu cũng
từ công việc bán vé số và nhặt ve
chai hằng ngày. Nay bà Sáu cũng
tạm ngưng công việc hằng ngày, ở
nhà để phòng, chống dịch.
Cũng nằm trong danh sách hộ
khó khăn nên bà Sáu cũng được
UBND phường hỗ trợ vật dụng,
thực phẩm hằng ngày để giúp bà
ổn định cuộc sống.
“Dịch bệnh, không đi bán được
nên tôi cũng chật vật, không có đồng
vô đồng ra hằng ngày. May nhờ có
“Cứ ở nhà chống dịch, mai cô
ăn gì conmua!”
Những người khó khăn trongmùa dịch đã được các phường phát cơmmiễn phí, tặng quà…
ChịTrầnThụyTrúcSơn
(trái)
,ChủtịchHộiLiênhiệpPhụnữphường5,quậnGòVấp,
TP.HCM,traotậntayphầncơmtrưachobàSáu.Ảnh:TRÚCPHƯƠNG
Bà Thiệt cẩn thận cất giữ các nhu yếu phẩmđược hỗ trợ. Ảnh: TRÚC PHƯƠNG
mấy anh chị trên phường cho cơm,
thực phẩm, gạo… nên cũng an tâm
ở nhà tránh dịch cho an toàn” - bà
Sáu chia sẻ.
Phải đủ sống để yên tâm
chống dịch
Sau Chỉ thị 16 của Thủ tướng, các
phường đều đã có chính sách chăm
lo cho người già neo đơn, người
lao động nghèo (bán vé số, nhặt ve
chai...) bị mất thu nhập.
Đến thăm bà Thiệt, anh Lữ Văn
Minh (Chủ tịch Ủy ban MTTQViệt
Nam phường 9, quận Phú Nhuận)
luôn miệng hỏi: “Sáng cô ăn ngon
không, mai ăn gì tụi con mua. Ở
trong nhà, không ra đường để phòng
dịch nha cô”.
Anh Minh cho biết trên địa bàn
phường có sáu người già neo đơn
cần được hỗ trợ theo Chỉ thị 16
của Thủ tướng. Các phần quà hỗ
trợ gồm gạo, mì gói, gia vị, thực
phẩm đóng hộp… đủ để họ sử
dụng trong thời gian 14 ngày với
giá trị 500.000 đồng. Phần kinh phí
được trích từ quỹ Vì người nghèo
của phường.
“Những người mạnh khỏe, tự
nấu ăn thì phường có lực lượng hỗ
trợ mua các thực phẩm tươi sống,
gạo, gia vị. Những cụ không tự nấu
được thì phường mang cơm đến
tận nhà, có thêm mì gói, đồ hộp.
Khi mua thực phẩm, chúng tôi hỏi
các cụ ăn được gì, thích gì để hợp
ý các cụ. Chủ yếu đảm bảo các cụ
an tâm ở nhà chống dịch” - anh
Minh chia sẻ.
Chị Trần Ngọc Phượng (Bí thư
Đảng ủy phường 5, quận Gò Vấp)
cho biết việc chăm lo cho các hoàn
cảnh khó khăn trong dịch bệnh rất
cần sự góp sức của tất cả ban, ngành,
đoàn thể và người dân.
“Phường có tất cả 61 người già
neo đơn, lao động nghèo cần hỗ
trợ. Phường đã vận động được 61
phần cơm/ngày để phát miễn phí
kèm theo các nhu yếu phẩm, gạo,
mì gói... Tuy nhiên, mỗi cá nhân
được hỗ trợ lại có thêm người thân
phụ thuộc. Nên chỉ tính riêng việc
hỗ trợ các suất ăn miễn phí thì cần
có 148 phần/ngày. Phường đang cố
gắng vận động thêm từ các nhà hảo
tâm” - chị Phượng nói.
Một ngày sau khi vận động, nhiều
nhà hảo tâm đã đến ủng hộ để đủ
148 phần cơm/ngày phát cho các
hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.•
“Mấy anh chị ở phường
hay mang cơm đến, hỏi
thăm các kiểu” - bà Thiệt.
Phải “dọa” để các cụ ở nhà
Ngoài hỗ trợ các bữa ăn miễn phí, nhu yếu phẩm thì việc đảm bảo các
cụ thường xuyên ở nhà trong thời gian cách ly xã hội cũng rất quan trọng.
Nhiều lúc cán bộ phường phải “dọa” thì các cụ mới chịu ở nhà.
Các cụ chủ yếu sinh sống bằng nghề buôn bán dạo, lại không con cháu
nên nếu ở nhà thì rất dễ buồn, mà cứ buồn thì lại ra ngoài đi lòng vòng.
Cán bộ phường xuống đưa cơm, thăm hỏi không thấy đâu thì phải đi
tìm. Thế là cán bộ phải “dọa” để cụ không đi ra ngoài nữa.
Nói là dọa chứ thật ra các cán bộ phường cũng chỉ khuyên các cụ
không ra ngoài để phòng, chống dịch bệnh, giải thích cho họ cách để
đảm bảo sức khỏe…Khi hiểu ra thì các cụ đều vui vẻ chấp hành và chấp
hành rất nghiêm.
PHẠMTHỊ XUÂN TRANG
,
Phó Chủ tịch
UBND phường 9, quận Phú Nhuận
Hai ngày nay, nhiều người dân có hoàn
cảnh khó khăn trong mùa dịch đã đến nhận
phần gạo từ chiếc máy phát gạo tự động
miễn phí
(ảnh)
đặt tại địa chỉ 204B Vườn
Lài, phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú,
TP.HCM.
Máy do Công ty PHGLock chế tạo nhằm
chung tay phòng, chống dịch và hỗ trợ
người lao động có hoàn cảnh khó khăn.
Theo ông Hoàng Tuấn Anh, Giám đốc
Công ty PHGLock, đơn vị chế tạo ra chiếc
máy để tránh được tình trạng tiếp xúc gần,
tập trung đông người khi nhận quà từ thiện.
Ngày đầu tiên, có đến gần một tấn gạo được
phát ra chỉ trong một buổi.
Ông Trần Trí Trân Trác (Chủ tịch UBND
phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú) cho
biết khi lắp chiếc máy phát gạo tự động,
công ty có thông báo cho phường biết.
Đây cũng là một mô hình mới bảo đảm an
toàn cho người nhận gạo từ thiện.
Máy có một nút bấm kết nối với một
van tự động và một thùng chứa gạo được
điều khiển thông minh qua phần mềm
vi tính. Từ phần mềm, hệ thống cho kết
quả người nhận có đúng người nghèo hay
không, có đến lấy nhiều lần trong một
ngày không. Nếu không đúng đối tượng,
hệ thống sẽ từ chối.
NGUYỄN HIỀN
Máy phát gạo tự động trong mùa dịch
Góc ảnh
COVID-19: Những tấm lòng vàng
Đưa người ăn, ngủ
dưới chân cầu vào
cơ sở bảo trợ
Thời gian qua, dưới chân cầu
vượt đường Hoàng Minh Giám
- Nguyễn Kiệm (phường 3,
quận Gò Vấp, TP.HCM) thường
xuyên xuất hiện một nhóm bốn
người tổ chức ăn, nhậu và ngủ ở
nơi đây. Trước tình hình dịch bệnh hiện nay, theo quy định, mọi người phải mang
khẩu trang khi đi ra đường, không tụ tập đông người. Thế nhưng những người
sống ở dưới chân cầu này thường đi lang thang ngoài đường rất nguy hiểm và có
nguy cơ mắc bệnh
(ảnh chụp ngày 3-4).
Ông Ngô Xuân Bình (Chủ tịch UBND phường 3, quận Gò vấp) cho biết mới
đây phường đã xuống kiểm tra và thực hiện theo chỉ đạo của thành phố. Theo đó,
phường đã đưa hai người sống dưới chân cầu vào trung tâm bảo trợ xã hội, hai
người còn lại được đưa về địa phương vì xác định được nơi cư trú.
VÕ HÀ
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook