076-2020 - page 3

3
Thời sự -
Thứ Tư 8-4-2020
ĐỨCMINH
C
hiều 7-4, Ban chỉ đạo
(BCĐ) đề án tổng thể
đơn giản hóa thủ tục
hành chính, giấy tờ công dân
và các cơ sở dữ liệu liên quan
đến quản lý dân cư giai đoạn
2013-2020 (BCĐ896) đã họp
dưới sự chủ trì của Phó Thủ
tướng thường trực Trương
Hòa Bình, Trưởng BCĐ.
Lo ngại lãng phí
khi bốn bộ cùng
làm dữ liệu
Báo cáo của Văn phòng
BCĐ 896 cho thấy đến nay,
việc thu thập thông tin dân
cư vẫn chưa hoàn thành do
khó khăn khi người dân đăng
ký thường trú ở địa phương
này nhưng thực tế đang cư
trú ở địa phương khác; phải
điều chỉnh thông tin về nơi
cư trú của công dân do việc
sáp nhập, chia tách, thành lập
mới các đơn vị hành chính
cấp xã, cấp huyện...
Phó Thủ tướng Trương
Hòa Bình đề cập đến việc
phối hợp giữa Bộ Công an,
Bộ Tư pháp trong xử lý khó
khăn, vướng mắc phát sinh
liên quan đến việc thu thập
xây dựng hai cơ sở dữ liệu
liên quan đến cá nhân; Bộ
Giáo dục cũng đang xây dựng
cơ sở dữ liệu của hàng chục
triệu học sinh cũng như hàng
triệu giáo viên…
Từ “bức tranh” này, Thứ
trưởng Ngọc cho rằng nhiều
thông tin liên quan đến cá nhân
sẽ có sự trùng lắp và đề nghị
trưởng BCĐ chỉ đạo công tác
này, để làm sao khi đầu tư sẽ
hiệu quả, tránh lãng phí.
Công an đã về xã
nên cần sớm sửa
Luật Cư trú
Tại cuộc họp, Đại tướng
Tô Lâm, Bộ trưởng Công an,
cho hay đến hết tháng 3-2020,
có 95% tổng số xã trên toàn
quốc triển khai xong công an
chính quy về xã; 61/63 tỉnh
đánh giá khi hoàn thành cơ
bản bước đầu cơ sở dữ liệu
quốc gia về dân cư sẽ tạo thuận
lợi và tiết kiệm ngân sách cho
nhiều chiến dịch tổng điều tra
cơ bản khác. Trong khi thời
gian qua, nhiều cuộc điều
tra “rất không chính xác” vì
không có hạ tầng cơ sở để đối
chiếu. Ông mong muốn sớm
sửa đổi các luật, nghị định,
thông tư liên quan, đặc biệt
là sửa Luật Cư trú.
Đại tướngTô Lâmcho rằng
cơ sở dữ liệu về dân cư tổng
hợp rất nhiều dữ liệu khác, là
cơ sở dữ liệu gốc quan trọng
để triển khai các dữ liệu như
hộ tịch, nhà ở, y tế, bảo hiểm,
ngân hàng… “Chúng tôi xác
định dự án cơ sở dữ liệu về
dân cư là dự án công nghệ
thông tin lớn, đặc thù, triển
khai với phạm vi trên toàn
quốc và thực hiện trong thời
gian ngắn và mục tiêu hướng
tới là dịch vụ công trực tuyến,
là chính phủ điện tử” - Bộ
trưởng Tô Lâm nói.
Có dữ liệu thì
giấy tờ cho dân
mới đơn giản
Kết luận cuộc họp, PhóThủ
tướng Trương Hòa Bình nhấn
mạnh năm 2020 là năm cuối
nhiệmkỳChínhphủkhóaXIV,
cũng là năm cuối thực hiện
Đề án 896. Trong khi đó, để
thực hiện đề án thành công
vẫn còn ba nhiệm vụ, nhóm
nhiệmvụ rất quan trọng, gồm:
Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc
gia về dân cư; thu thập, cập
nhật thông tin công dân trong
cơ sở dữ liệu này và ban hành
văn bản thực thi các phương
án đơn giản hóa thủ tục hành
chính theo các nghị quyết của
Chính phủ.
Ông cũng nhắc nhở các bộ,
ngành trong việc xây dựng
các cơ sở dữ liệu liên quan để
tạo hệ thống dữ liệu quốc gia
phong phú nhưng các dữ liệu
này phải được kết nối, chia
sẻ chung, không để lãng phí,
không tích hợp được. Từ đó
các thủ tục hành chính liên
quan đến giấy tờ hộ tịch,
căn cước của công dân mới
được thông suốt, đơn giản
hóa từ trung ương đến tỉnh,
huyện, xã…
Phó Thủ tướng cũng chỉ
rõ cơ sở dữ liệu quốc gia về
dân cư có vai trò quyết định
trong nâng cao hiệu quả quản
lý nhà nước về dân cư theo
hướng hiện đại, là cơ sở dữ
liệu quan trọng trong tiến trình
xây dựng chính phủ điện tử
hướng tới nền kinh tế số, xã
hội số. Vì vậy, ông yêu cầu
Bộ Công an cần khẩn trương
thực hiện các bước xây dựng
cơ sở dữ liệu này để đưa vào
vậnhành, thửnghiệmcuối năm
2020, sử dụng, khai thác từ
năm 2021, tiếp tục hoàn thiện
trong giai đoạn 2022-2025.•
Sớm có dữ liệu dân cư để đơn giản
giấy tờ cho dân
Có dữ liệu dân cư thì các thủ tục hành chính liên quan đến dân như hộ tịch, căn cước, nhà ở, y tế, bảo hiểm,
ngân hàng…mới thông suốt, đơn giản từ trung ương đến tỉnh, huyện, xã…
thông tin dân cư, nhất là các
trường hợp phải đăng ký lại
khai sinh, cải chính hộ tịch.
Bộ Nội vụ (Ban Tôn giáo
Chính phủ) cần báo cáo về
việc xử lý khó khăn, vướng
mắc trong xác định và ghi
thông tin tôn giáo khi thu
thập thông tin dân cư. Ủy
ban Dân tộc báo cáo về việc
xử lý khó khăn, vướng mắc
đối với việc xác định và ghi
thông tin về dân tộc…
Thứ trưởng Bộ Tư pháp
Nguyễn Khánh Ngọc bày tỏ
lo ngại về sự “trùng lặp, lãng
phí lớn” nếu bộ, ngành nào
cũng xây dựng hệ thống cơ
sở dữ liệu như cách chúng
ta đang thực hiện. Ông dẫn
chứng: Bộ Công an đang xây
dựng cơ sở dữ liệu quốc gia
về dân cư; Bộ Tư pháp xây
dựng cơ sở dữ liệu hộ tịch
điện tử; Bộ Xây dựng cũng
đã hoàn thành 100%, chỉ còn
Quảng Ngãi, Nghệ An. Ông
đánh giá đây là việc làm rất
quan trọng để triển khai cơ
sở dữ liệu quốc gia về dân
cư, quản lý và làm “sống”
các dữ liệu.
BộtrưởngTôLâmdẫnchứng:
Sau khi có chỉ đạo của Thủ
tướng về việc điều tra để lâp
danh sách ngươi nươc ngoài
và công dânViêt Nam tư nươc
ngoài nhâp canh vê nươc đang
cư trú tai đia phương tư ngày
7 đến 24-3-2020, chỉ trong
48 tiếng đồng hồ, lực lượng
công an đã thống kê, rà soát
được ngay, đó chính là nhờ
lực lượng ở cơ sở. Nếu không
có lực lượng này sẽ không thể
“đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà
từng đối tượng”.
Bộ trưởng Tô Lâm cũng
Cơ sở dữ liệu quốc
gia về dân cư có vai
trò quyết định trong
nâng cao hiệu quả
quản lý nhà nước về
dân cư theo hướng
hiện đại
15
triệu là số thẻ căn cước công
dân được Bộ Công an cấp cho
công dân (từ đủ 14 tuổi trở lên)
tại 16 tỉnh,TP trong thời gian từ
năm2012đếnnay. Cùngvới đó,
đã tổ chức cấp hơn 3 triệu số
định danh cá nhân cho trẻ em
đăng ký khai sinh tại 60 tỉnh,TP.
Tiêu điểm
Bí thưHàNội: Trị cánbộ sai, bảo vệ cánbộ tốt
Ngày 7-4, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ đã
có cuộc làm việc với Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Thành ủy
Hà Nội.
Bí thư TP Hà Nội cũng cho biết sau hai tháng được Bộ
Chính trị phân công về Hà Nội nhận nhiệm vụ ông đã trực
tiếp nhận 606 đơn thư khiếu nại, tố cáo.
“Thực tế này cho thấy tình hình đơn thư khiếu nại, tố
cáo trên địa bàn rất phức tạp, đòi hỏi các cấp, các ngành,
nhất là cá nhân người đứng đầu phải tập trung giải quyết
mới có thể phòng ngừa phát sinh những vấn đề bức xúc,
những điểm nóng” - ông Huệ nói.
Ông cũng nhấn mạnh đây là nhiệm vụ rất quan trọng
trong bối cảnh năm 2020 là năm tổ chức đại hội đảng bộ
các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ TP và Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Dự báo tình hình đơn thư còn tăng lên, bí thư Hà Nội đề
nghị cần tập trung phân tích tình hình, làm rõ vai trò, trách
nhiệm của UBKT các cấp trong việc giải quyết đơn thư.
Bên cạnh đó, cần phòng ngừa phát sinh điểm nóng thông
qua các hoạt động nghiệp vụ, sự phối hợp với các cơ quan
nội chính trong giải quyết các vụ việc phức tạp.
“Nhiệm vụ này không chỉ giúp giải quyết hiệu quả ý kiến,
kiến nghị, những bức xúc của người dân, mà còn góp phần
thực hiện tốt việc sàng lọc cán bộ, tạo nguồn “sạch” cho cấp
ủy các cấp khóa mới” - Bí thư Vương Đình Huệ nói.
Tại cuộc làm việc, bí thư Hà Nội cũng nhấn mạnh UBKT
các cấp của TP cần tiếp tục đổi mới nội dung phương pháp
kiểm tra, giám sát, triển khai đồng bộ hiệu quả các biện
pháp, kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống, lấy xây là chính,
công khai, minh bạch kết quả kiểm tra, giám sát.
“Cần chú trọng kiểm tra, giám sát để ngăn chặn, đẩy
lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,
những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội
bộ và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm
với tinh thần không khoan nhượng, không có vùng cấm” -
bí thư Hà Nội nhấn mạnh.
Bí thư Hà Nội yêu cầu UBKT Thành ủy phải tăng cường
cho Ban Thường vụ Thành ủy giải quyết ngay những vụ việc
phức tạp ở cơ sở; tập trung củng cố những tổ chức đảng khó
khăn, có biểu hiện mất đoàn kết, suy giảm sức chiến đấu.
Đồng thời, làm tốt công tác tiếp công dân, giải quyết đơn
thư khiếu nại, tố cáo; không để phát sinh thêm điểm nóng.
“Qua công tác kiểm tra, giám sát, cơ quan kiểm tra của
Đảng phải tăng cường công tác giám sát để nhắc nhở,
cảnh báo để cán bộ không mắc sai phạm. Đồng thời “gạn
đục khơi trong”, một mặt xử lý triệt để, nghiêm khắc cán
bộ sai phạm, mặt khác phải cương quyết bảo vệ cán bộ
tốt” - ông Huệ nói.
TRỌNG PHÚ
Cấp số định danh công dân
phải chính xác
Trong kết luận cuộc họp, PhóThủ tướngTrươngHòa Bình
đề nghị Bộ Công an, Bộ Tư pháp tiếp tục triển khai cấp số
định danh cá nhân tại các địa phương theo đúng quy định.
Quá trình nhập dữ liệu công dân, Bộ Công an phối hợp chặt
chẽ với Bộ Tư pháp và các địa phương để bảo đảm thông
tin chính xác. Đối với các trường hợp thiếu, sai sót thông
tin, hai bộ chỉ đạo cơ quan, đơn vị có liên quan thông tin
cho công dân và phối hợp chặt chẽ với công dân trong đính
chính, sửa đổi, bổ sung thông tin còn thiếu hoặc chưa chính
xác trước khi cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Phó Thủ tướng thường trực TrươngHòa Bình phát biểu
tại cuộc họp. Ảnh: chinhphu.vn
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook