076-2020 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư8-4-2020
án buộc bị đơn phải chấm dứt hành
vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm và
đe dọa giết vợ kế của ông.
Ông T. cho rằng ông là người
thừa kế duy nhất của cha mẹ mình.
Sau khi cả cha và mẹ mất thì ông
đã dùng phương pháp hỏa táng và
đem hũ tro cốt gửi thờ tại một ngôi
chùa ở TP Biên Hòa, Đồng Nai.
Tháng 9-2018, con gái ông là bà
A. đã đến ngôi chùa này tìm cách lấy
hũ tro cốt và bài vị của cha mẹ ông.
Sau đó, trụ trì chùa phát hiện, báo lại
vụ việc cho ông. Biết chuyện, ông T.
đã yêu cầu người con gái phải trả lại
các di vật này nhưng bàA. không trả.
Sau nhiều lần đòi lại không được,
ôngT. đã làmđơn tố cáo đến cơ quan
công an, yêu cầu xử lý người con
gái. Tuy nhiên, công an đã hướng
dẫn ông khởi kiện tại tòa với lý do
đây là tranh chấp dân sự liên quan
đến việc thờ cúng trong gia đình.
Sau một thời gian tìm kiếm, ông
T. đã tìm được hũ tro cốt của mẹ,
còn hai bài vị bằng đá và một bảng
tên trên hũ cốt của cha ông thì ông
vẫn chưa tìm được.
Tại phiên tòa sơ thẩm, ông T. giữ
nguyên yêu cầu khởi kiện. Ngược
lại, bàA. không đồng ý và cho rằng
hũ tro cốt của bà nội thì ông T. đã
lấy lại, còn hai bài vị và bảng tên
trên hũ tro cốt của ông nội thì bà đã
đem đi thủy táng tại sông Đồng Nai.
Người cha có quyền
quản lý vật thờ cúng
HĐXX xác định đây là tranh chấp
khác về quyền sở hữu và các quyền
khác đối với tài sản. Theo phong tục
của người Việt Nam thì trách nhiệm
và quyền thờ cúng cha mẹ được giao
cho người con trai cả trong gia đình.
Ông T. là con trai duy nhất của cha
mẹ mình nên ông là người có quyền
quản lý đối với bài vị và hài cốt cho
mục đích thờ cúng.
Do đó, việc bà A. tự ý đến chùa
lấy hũ tro cốt và bài vị mà không
được sự đồng ý của ông T. là trái
với đạo lý, trái với phong tục tập
quán của người Việt Nam. Về giá
trị, nguyên đơn cũng khẳng định
bài vị đã được ghi tên người chết
nên chỉ là vật thờ cúng, mang giá
trị tinh thần, tâm linh, không có giá
trị trong giao dịch dân sự.
Theo HĐXX, pháp luật hiện hành
không có quy định về việc sử dụng,
chiếm hữu và định đoạt đối với bài
vị là vật thờ cúng. Tuy nhiên, HĐXX
cho rằng căn cứ vào khoản 2 Điều
113 BLDS thì bài vị được coi là vật
đặc định, không có vật thay thế.
Đồng thời, ông T. cũng là người
bỏ tiền ra mua bài vị cho cha mẹ
mình và trực tiếp gửi bài vị lên
chùa. Do đó, ông T. được xác định
là người có quyền sở hữu đối với
những di vật này. Bị đơn là bà A.
phải có trách nhiệm hoàn trả đúng
MINHVƯƠNG
T
AND quận 2, TP.HCM vừa xử
sơ thẩm vụ ông LVT (ngụ quận
9, TP.HCM) kiện đòi con gái
ruột là bà A. phải trả lại tài sản là
hũ tro cốt và bài vị của cha mẹ ông
(tức ông bà nội của bị đơn - PV) và
phải xin lỗi công khai ông. Đây là
vụ kiện khá hiếm vì tài sản tranh
chấp mang giá trị tinh thần, tâm
linh và là các vật dùng để thờ cúng.
Lấy xong mang đi
thủy táng
Theo đơn khởi kiện, ông T. yêu
cầu con gái phải trả lại tài sản là di
vật gồm hai bài vị bằng đá và bảng
tên trên hũ cốt của cha mẹ ông.
Đồng thời, ông T. cũng yêu cầu tòa
Ông T., nguyên đơn trong vụ án. Ảnh: M.VƯƠNG
Kiện con gái
đòi bài vị,
hũ cốt của
cha mẹ
Tòa xác định đây là tranh chấp khác về
quyền sở hữu và các quyền khác đối với
tài sản và vật thờ cúng là vật đặc định.
vật hoặc bồi thường trong trường
hợp nguyên đơn có yêu cầu.
Tuy nhiên, theo lời khai của bà
A. thì bài vị được thủy táng ở sông
Đồng Nai và ông T. không có chứng
cứ gì chứng minh được những di vật
này đang tồn tại và đang được bị
đơn chiếm giữ. Vì thế, trong trường
hợp này, vật tranh chấp được coi là
không còn tồn tại. Vì vậy, HĐXX
cho rằng yêu cầu trả lại tài sản là
bài vị của ông T. là không phù hợp.
Về bồi thường, trong quá trình
giải quyết vụ án, ông T. không yêu
cầu bàA. bồi thường nên không có
căn cứ để tòa xem xét.
Đối với yêu cầu xin lỗi công khai,
ông T. cho rằng bị đơn đã có hành
vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm,
gây ảnh hưởng đến sức khỏe, xáo
trộn cuộc sống gia đình mình. Ông
T. đưa ra các bằng chứng là bị bàA.
xúc phạm ông qua các trang mạng
xã hội như Zalo, Facebook.
Ông T. cũng đưa ra các bằng
chứng chứng minh thiệt hại thực
tế do những tin nhắn này gây ra.
Tuy nhiên, HĐXX cho rằng không
có đủ cơ sở, chứng cứ để buộc bà
A. phải công khai xin lỗi vì đã xúc
phạm danh dự, nhân phẩm.•
Vật đặc định không thể thay thế
Vật cùng loại là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử
dụng và xác định được bằng những đơn vị đo lường. Vật cùng loại có
cùng chất lượng có thể thay thế cho nhau.
Vật đặc định là vật phân biệt được với các vật khác bằng những đặc
điểm riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí. Khi
thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đặc định thì phải giao đúng vật đó.
(Trích Điều 113 BLDS 2015)
Theo HĐXX, trường
hợp này, vật tranh chấp
được coi là không còn
tồn tại nên yêu cầu bà
A. phải trả lại tài sản
là bài vị của ông T. là
không phù hợp.
Do COVID-19, viện kiểm sát chưa thể
xin lỗi người bị oan
Ngày 7-4, ông Trương Ly Mít (34 tuổi, người bị oan 10
năm vừa được TAND tỉnh Cà Mau tuyên vô tội) cho hay
VKSND huyện Đầm Dơi (Cà Mau) vừa có buổi làm việc
với ông về việc tiến hành công khai xin lỗi theo quy định
pháp luật.
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Hữu Ly, Viện trưởng
VKSND huyện Đầm Dơi, cho hay không thể tổ chức công
khai xin lỗi ông Mít trong tháng 3 theo yêu cầu của ông.
Nguyên nhân do hiện nay tình hình dịch bệnh
COVID-19 diễn biến hết sức phức tạp, không cho tập
trung đông người. Cạnh đó, theo ông Ly, vụ việc này cũng
mới so với huyện nên chờ ý kiến chỉ đạo của VKSND
Tối cao.
“Nếu sau này đảm bảo điều kiện xin lỗi thì VKSND sẽ
thông báo cho anh để gặp mặt và bố trí thời gian, địa điểm
thích hợp để công khai xin lỗi” - ông Ly thông tin tại buổi
làm việc với ông Mít.
Ông Mít bày tỏ đồng tình với ý kiến của ngành chức năng
chậm công khai xin lỗi vì tình hình dịch bệnh hiện nay.
Năm 2010, ông Mít bị cáo buộc tội trộm cắp tài sản và
trốn khỏi địa phương. Tuy nhiên, tại các phiên tòa xét xử
công khai, ông Mít một mực khẳng định không tham gia
vào vụ trộm cắp, vì vậy ông không thể là bị cáo trong vụ
án. Ông đưa ra chứng cứ ngoại phạm là thời gian từ năm
2009 ông và vợ đang mua bán trái cây tại TP Cần Thơ,
không có mặt ở Cà Mau.
Vì thế, trong năm lần xét xử sơ thẩm thì bốn lần HĐXX
tuyên trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung. Thế nhưng cuối
cùng ông Mít vẫn bị tòa tuyên phạt sáu tháng tù về tội
trộm cắp tài sản.
Không đồng tình với quyết định của tòa sơ thẩm, ông
Mít đã làm đơn kháng cáo kêu oan. Sau đó, tại phiên xử
phúc thẩm, TAND tỉnh Cà Mau đã tuyên hủy toàn bộ bản
án này để điều tra, xét xử lại từ đầu.
Xử sơ thẩm lại, TAND huyện Đầm Dơi đã tuyên ông
Mít không phạm tội. Đầu năm 2020, xử phúc thẩm lần
hai, TAND tỉnh Cà Mau đã bác kháng nghị, y án sơ thẩm,
tuyên ông Mít không phạm tội.
Sau khi được tuyên vô tội, ông Mít đã có đơn gửi
VKSND huyện Đầm Dơi yêu cầu cơ quan này tổ chức xin
lỗi công khai vì đã làm oan ông.
CHÂU ANH
Công an Hà Nội: Sẽ khởi tố các vụ
tung tin giả COVID-19
Ngày 7-4, Công an TP Hà Nội cho biết thời gian qua,
nhiều cá nhân đăng thông tin sai sự thật, câu like, câu
view trên các trang mạng xã hội về dịch bệnh COVID-19.
Hành vi này không chỉ làm nhiễu loạn thông tin, tạo tâm
lý hoang mang cho người dân mà còn gây khó khăn cho
công tác phòng, chống dịch.
Việc xử lý nghiêm các trường hợp trên là hết sức cần
thiết, đặc biệt là khởi tố hình sự các trường hợp theo
hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao về
việc xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch
bệnh COVID-19.
Điển hình, người có hành vi đưa lên mạng máy tính,
mạng viễn thông thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật,
thông tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh, gây dư luận
xấu thì bị xử lý về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông
tin mạng máy tính, mạng viễn thông theo quy định tại
Điều 288 BLHS. Mức hình phạt cao nhất của tội danh này
là bảy năm tù.
Người có hành vi đưa trái phép thông tin cá nhân, bí
mật đời tư xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự
của nhân viên y tế, người tham gia phòng, chống dịch
bệnh, người mắc bệnh, người nghi ngờ mắc bệnh bị xử
lý về tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155
BLHS. Mức hình phạt cao nhất là năm năm tù.
Các trường hợp lợi dụng mạng xã hội để tung tin đồn
thất thiệt, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân, gây hoang mang dư luận, Công an TP sẽ
điều tra, khởi tố theo quy định của BLHS.
“Phối hợp với VKS, tòa án cùng cấp lựa chọn một số
vụ án điểm thực hiện thủ tục rút gọn theo quy định của
Bộ luật Tố tụng hình sự để kịp thời đưa ra truy tố, xét xử
nghiêm minh trước pháp luật nhằm răn đe vi phạm” - Bộ
Công an nêu.
TUYẾN PHAN
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook