077-2020 - page 11

11
Kinh tế -
ThứNăm9-4-2020
hóa, dịch vụ thiết yếu phù hợp
với điều kiện phòng, chống
dịch bệnh COVID-19. Từ đó
tạo điều kiện thuận lợi cho
sản xuất và lưu thông các
hàng hóa, dịch vụ này phục
vụ đời sống nhân dân, ngay
cả trong trường hợp cần siết
chặt hơn các biện pháp cách
ly, phong tỏa.
. Nhưng Chính phủ và Thủ
tướng từng tuyên bố phải
duy trì mục tiêu kép, tức là
vừa chống dịch vừa bảo đảm
phát triển và đương nhiên
cũng có những quy định cụ
thể, thưa ông?
+Vấn đề là các địa phương
lại đang có cách hiểu khác
nhau về hàng hóa thiết yếu,
gây ảnh hưởng đến hoạt động
của DN. Đơn cử như không
cho phép lưu thông hàng
hóa, nguyên liệu, đình chỉ
hoạt động của DN sản xuất,
đình chỉ việc thi công của
công trường xây dựng.
Mặt khác, hiện nay các DN
sản xuất và kinh doanh theo
chuỗi nên tất cả khâu của quá
trình sản xuất, phân phối đều
liên quan tới nhau. Như vậy
cần phải bảo đảm đồng bộ
thì cả chuỗi mới hoạt động
được, không thể xử lý cứng
nhắc chỉ cho phép sản xuất,
kinh doanh sản phẩm, dịch
vụ cuối cùng.
Bởi vậy, chúng tôi cũng
kiến nghị các cơ quan có thẩm
quyền cần phải có kịch bản
và quy định rõ ràng cho các
DN để tránh việc phải đóng
cửa toàn bộ khu công nghiệp,
DN khi không cần thiết.
Doanh nghiệp có thể
phá sản trước khi chính
sách được áp dụng
. Vừa rồi, Bộ Tài chính đã
trình Chính phủ nghị định về
giãn thuế và tiền thuê đất cho
những DN, tổ chức, cá nhân
ảnh hưởng vì COVID-19.
Ông nghĩ sao?
+ Tôi nghĩ ngoài vấn đề
đó, có lẽ các cơ quan có thẩm
quyền nên tính đến việc tạm
hoãn ngay việc nộp các khoản
thuế giá trị gia tăng (GTGT),
thuế thu nhập DN, thuế thu
nhập cá nhân của người lao
động, bảo hiểm xã hội, phí
công đoàn… trong khi chờ
chính sách cụ thể. Bởi quá
trình hướng dẫn thực hiện
các giải pháp theo chỉ thị
của Thủ tướng của các bộ,
ngành còn chậm, DN có
thể ngừng hoạt động, phá
sản trước khi cơ chế, chính
sách được áp dụng.
Ngoài việc thực hiện giãn,
hoãn tiến độ nộp các khoản
thuế, bảo hiểm xã hội, phí, lệ
phí…, đề nghị có các chính
sách miễn, giảm các khoản
phải nộp này thuộc chức
năng của Chính phủ. Chúng
tôi cũng đề nghị Chính phủ
trình Quốc hội ngay đầu kỳ
họp giữa năm các biện pháp
giảm thuế, phí và thu ngân
sách thuộc thẩm quyền của
Quốc hội.
. Vừa qua, Ngân hàng Nhà
nước đã ban hành thông tư
về cơ cấu nợ, giảm lãi suất
cho vay và các ngân hàng
thương mại cũng hưởng ứng
tốt, thưa ông?
+ Đúng. Nhưng các DN
cũng đang đề nghị có mức
giảm sâu lãi suất thêm 2%-
CHÂNLUẬN
thực hiện
P
hòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam
(VCCI) vừa khảo sát
nhanh tác động của đại dịch
COVID-19 đối với hoạt động
sản xuất, kinh doanh và đánh
giá rằng “tác động đó là rất
nghiêm trọng”.
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, TS Vũ Tiến Lộc
( ả n h ) ,
Chủ tịch
V C C I ,
n ó i :
“Theokết
quả khảo
sá t của
V C C I ,
nếu tình hình dịch bệnh vẫn
tiếp tục diễn biến phức tạp
thì có tới gần 30% số doanh
nghiệp (DN) chỉ có thể duy
trì hoạt động được không
quá ba tháng, 50% DN chỉ
trụ được nửa năm”.
Cần tạo điều kiện
thuận lợi cho sản xuất,
lưu thông bình thường
. Phóng viên:
Thưa ông,
nhưng Việt Nam đang kiểm
soát tương đối tốt sự lây lan
của COVID-19?
+
TS
VũTiến Lộc:
Mặc dù
không được chủ quan nhưng
chúng tôi đề nghị trừ một số
ngành/lĩnh vực rất hạn chế
phải tạm thời đóng cửa, cần
khuyến khích và tạo điều kiện
thuận lợi cho sản xuất, lưu
thông tiến hành bình thường.
Dĩ nhiên với điều kiện tuân
thủ đầy đủ các biện pháp
phòng, chống dịch bệnh.
Chúng tôi cũng cho rằng
Chính phủ cần bổ sung và
công bố ngay danh mục hàng
Cần phải có
kịch bản và quy
định rõ ràng cho
các DN để tránh
việc phải đóng cửa
toàn bộ khu công
nghiệp, DN khi
không cần thiết.
Du lịch làmột trong những ngành thiệt hại nặng nề nhất vì dịch COVID-19. Ảnh: HOÀNGGIANG
“50% doanh nghiệp sẽ phá sản”:
Cần hành động khẩn cấp
“Các địa phương lại đang có cách hiểu khác nhau về hàng hóa thiết yếu, gây ảnh hưởng đến hoạt động
của doanh nghiệp” - TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI.
3% đối với khoản vay mới
và vay hiện hữu (đến mức
còn khoảng 4%-5% đối với
khoản vay tiền đồng và 2%-
3% đối với khoản vay USD)
cho từng nhóm khách hàng
có ảnh hưởng dịch bệnh
khác nhau.
Chúng tôi cho rằng Ngân
hàngNhà nước cần hướng dẫn
quy trình chuẩn đối với việc
thẩm định, đánh giá thiệt hại,
xác định đối tượng DN được
hưởng hỗ trợ do trên thực tế
các ngân hàng thương mại
thực hiện khác nhau. Đồng
thời, xem xét nới lỏng các
tiêu chí cho phép cung cấp
các khoản vay bình thường và
các khoản vay lãi suất thấp.
Minh bạch, tránh
cơ chế xin-cho
.Dù tácđộngcủaCOVID-19
là nghiêm trọng nhưng mức
độ đối với mỗi ngành là
khác nhau.
+ Có lẽ du lịch và logistics
là hai ngành bị thiệt hại nặng
nề nhất. Bởi vậy, chúng tôi
cho rằng cần cho phép ngành
du lịch dùng 50% tiền ký quỹ
du lịch trong năm 2020 để
có thể hỗ trợ sản xuất, kinh
doanh và hoặc giảm 50%
tiền ký quỹ du lịch, trước
mắt cho năm 2020. Nghiên
cứu giảm tiền thuê đất cho
các ngành khách sạn và các
ngành du lịch nghỉ dưỡng.
Đối với logistics, chúng
tôi đề xuất giảm phí cảng
biển về mức 50% trong năm
2020 và đề nghị Bộ GTVT
làm việc với các hãng tàu
nước ngoài yêu cầu giảm thu
các phụ phí quá cao và bất
hợp lý như hiện nay. Trong
lĩnh vực vận tải đường bộ đề
nghị giãn thời gian thu phí
để giảm chi phí BOT.
. Từ đầu dịch COVID-19
đến giờ, Chính phủ đã ra
nhiều chỉ thị và mới đây nhất
là trình Ủy ban Thường vụ
Quốc hội nghị quyết về hỗ
trợ DN, người dân bị ảnh
hưởng.
+ Tôi cho rằng vấn đề quan
trọng nhất là thực thi và giám
sát thực hiện các chính sách
và nhiệm vụ được giao. Để
đạt được điều đó thì cần phải
bảo đảmcông khai, minh bạch
đối tượng, tiêu chuẩn, quy
trình hỗ trợ DN, tránh việc
lợi dụng chính sách, cơ chế
xin-cho hoặc gây khó khăn,
phiền hà cho DN.
Thực hiệnminh bạch thông
tin, quy trình, giải trình tiến
độ thực hiện các giải pháp
tương tự như thông tin, quy
trình chống dịch.
. Về phía cộng đồng DN,
ông có khuyến nghị gì?
+ Các DN cần theo dõi sát
tình hình, phải tự cứu mình,
tiếp tục phát huy các sáng kiến,
các giải pháp để tiếp tục trụ
vững và phát triển. Các DN
cần tái cấu trúc DN, nhanh
chóng thực hiện chuyển đổi
số và hướng tới các chuẩn
mực quốc tế trong quản trị
DN. Đồng thời, thực hiện tiết
kiệm, cắt giảm chi phí, giảm
giá thành; đào tạo và đào tạo
lại nhân viên để đáp ứng tốt
hơn yêu cầu phát triển DN
trong hiện tại và tương lai…
Cuối cùng là cần chuẩn bị
tích cực các nền tảng cho giai
đoạn phát triển bền vững sau
đại dịch. Trong đó nền tảng
quan trọng nhất là ý chí và
tinh thần khởi nghiệp của
doanh nhân.•
Tiêu điểm
Hàng triệu lao động
nguy cơ mất việc
Khảo sát của VCCI cho thấy
trên75%sốDNbáo sẽphải thu
hẹp quy mô lao động và có tới
gần 10% số DN phải giảm quy
mô laođộng tới 50%sovới hiện
nay. Chỉ có chưa đầy 1% số DN
gia tăng lao động. Hệ lụy của
xu hướng này sẽ là hàng triệu
laođộngsẽcónguy cơmất việc
làmtrongnhững tháng tới đây.
Theo ông Vũ Tiến Lộc, dịch bệnh đang là nguyên nhân chủ
yếu dẫn đến tình trạng suy giảm của DN. Theo đó, trong ba
tháng đầu năm, đã có tới gần 35.000 DN rút lui khỏi thị trường
- con số kỷ lục từ trước đến nay. Lần đầu tiên sau hàng thập
niên, số lượng DN rút lui khỏi thị trường lớn hơn số DN đăng
ký thành lập mới.
Theo đó, gần 85% DN cho biết dịch bệnh đã làm cho thị
trường tiêu thụ của họ bị thu hẹp, gần 60%DN cho rằng dịch
bệnh khiến họ thiếu vốn và đứt dòng tiền cho kinh doanh;
trên 40% DN cho biết đại dịch gây thiếu nguồn cung nguyên
liệu, 43%DN phải thu hẹp quymô lao động do thiếu việc làm.
82% DN cho rằng doanh thu năm 2020 của họ sẽ bị sụt
giảm so với năm 2019; có tới 30% DN dự báo có thể tụt giảm
tới 30%-50% và 22% sẽ tụt giảm trên 50%.
Khảo sát của VCCI cũng cho thấy 73% số DN đã kịp thời có
chính sách hỗ trợ người lao động trong khủng hoảng. Chỉ
khoảng 20% DN cho biết đã buộc phải cắt giảm lao động,
chấm dứt hợp đồng lao động và 21%DN cho biết đã phải cắt
giảm lương để không phải cắt giảm lao động. Đó là những
ứng xử linh hoạt, đầy trách nhiệm.
35.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, 82% giảm doanh thu
NhiềuDNđã linh hoạt chuyển sang hình thức
bán qua online, giao hàng tận nhà. Ảnh: TL
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook