077-2020 - page 3

3
Thời sự -
ThứNăm9-4-2020
ĐỨCMINH
N
gày8-4,ỦybanThường
vụ Quốc hội (TVQH)
họp phiên bất thường
để xem xét, cho ý kiến về
các biện pháp hỗ trợ người
dân gặp khó khăn do đại dịch
COVID-19 theo đề nghị của
Chính phủ.
Hàng triệu lao động sẽ
ngừng việc, mất việc
Trìnhbàybáo cáo củaChính
phủ,BộtrưởngKH&ĐTNguyễn
Chí Dũng cho hay dự báo sẽ
có 2-3,5 triệu lao động ngừng
việc, mất việc làmdo tác động
của đại dịch COVID-19. Đại
dịch cũng ảnh hưởng lớn tới
những người yếu thế khác như
người cần bảo trợ xã hội, hộ
nghèo, hộ cận nghèo...
Nhằmduy trì hoạt động sản
xuất, kinh doanh, giữ vững
ổn định xã hội, Chính phủ
đề xuất các giải pháp hỗ trợ
người dân gặp khó khăn do
đại dịch COVID-19 với quy
mô dự kiến khoảng 62.000
tỉ đồng, hỗ trợ cho khoảng
20 triệu đối tượng thuộc sáu
nhómkhác nhau, trongkhoảng
thời gian tối đa là ba tháng.
cụ thể, cần bámsát các nguyên
tắc đề ra là “đối tượng bị giảm
sâu thu nhập, mất, thiếu việc
làm, không đảmbảomức sống
tối thiểu do tác động trực tiếp
bởi dịch COVID-19”.
Đồng thời, Chính phủ cần
quy định tiêu chí cụ thể, rõ
ràng để xác định đối tượng
thụ hưởng (như đối với người
có công và lao động tự do…)
để không gây cách hiểu khác
nhau, lúng túng trong triển
khai thực hiện.
Về mức hỗ trợ, cần rà soát,
quy định cụ thể để người dân
gặp khó khăn duy trì cuộc
các cấp cần chủ động, tổ chức
thực hiện ngay, bảo đảm sự hỗ
trợ kịp thời đến với người dân,
hạn chế đến mức thấp nhất độ
trễ của chính sách khi đi vào
cuộc sống. Cạnh đó, cần tăng
cường công tác kiểm tra, thanh
tra, giám sát để không xảy ra
hiện tượng tiêu cực.
Ủy ban TVQH mong rằng
các chính sách này ra đời sẽ
tiếp nối, lan tỏa mạnh mẽ
hơn nữa tinh thần tương thân
tương ái trong cộng đồng xã
hội. Từ đó, tiếp tục khơi dậy
nghĩa cử cao đẹp, lòng nhân
ái trong xã hội đối với hoạt
động thiện nguyện để chia
sẻ, giúp đỡ những đồng bào
còn khó khăn trong suốt thời
gian chống dịch cũng như
sau khi dịch bệnh kết thúc.
Đồng thời, phát huy truyền
thống quý báu “lá lành đùm
lá rách”, “lá rách ít đùm lá
rách nhiều” từ ngàn đời nay
của dân tộc Việt Nam.
Kết luậnphiênhọp, PhóChủ
tịch Phùng Quốc Hiển khẳng
địnhỦybanTVQHnhất trí với
việc cầnbanhànhmột số chính
sách hỗ trợ người dân gặp khó
khăn do đại dịch COVID-19.
Tuy nhiên, Ủy ban TVQH
đề nghị Chính phủ cần rà soát,
đánh giá kỹ các tác động của
các chính sách được đề xuất,
nhất là những tác động liên
quan đến thu, chi ngân sách,
bảo đảm cân đối các nguồn
lực theo thứ tự phù hợp, bảo
đảm đúng thẩm quyền, đúng
quy trình, thủ tục.
Việc xác định đối tượng
và mức hỗ trợ cần được quy
định cụ thể, làm rõ các tiêu
chí, tránh bị lợi dụng hoặc trục
lợi chính sách. Một số vấn đề
liên quan đến việc xác định và
hỗ trợ hộ cận nghèo hay lao
động tự do nên tính đến việc
giao cho các địa phương trên
cơ sở nguồn lực của mình và
thực tế để tự cân đối.
Ngoài ra, việc thực hiện
chính sách tín dụng cần cân
nhắc việc cho vay mà không
có tài sản đảm bảo, tránh việc
dẫn đến những rủi ro.
Ủy ban TVQH cũng thống
nhất thời gian hỗ trợ được thực
hiện không quá ba tháng, nếu
trong trường hợp phải kéo dài
thì cầnbáocáoỦybanTVQH.•
Ủy ban TVQH: Không được để
chính sách hỗ trợ dân bị lợi dụng
Trongđó,ngânsáchnhànước
hỗ trợ trực tiếp khoảng 36.000
tỉ đồng. Ngoài ra, hỗ trợ gián
tiếp thông qua việc cho phép
doanhnghiệpvàngườilaođộng
tạm dừng đóng vào quỹ hưu
trí và tử tuất; hỗ trợ từ quỹ bảo
hiểm thất nghiệp để đào tạo lại
người lao động (khoảng 3.000
tỉ đồng); cho vay với lãi suất
0%để chi trả tiền lương ngừng
việc cho người lao động qua
Ngân hàng Chính sách xã hội
(khoảng 16.000 tỉ đồng).
Cần xác định rõ người,
mức được hỗ trợ
Trình bày báo cáo thẩm tra,
Chủ nhiệmỦy ban Tài chính
Ngân sách Nguyễn Đức Hải
cho biết cơ quan này cơ bản
nhất trí với chủ trương hỗ trợ
người dân của Chính phủ.
Tuy nhiên, Ủy ban Tài
chính Ngân sách lưu ý “việc
hỗ trợ trực tiếp đối với những
đối tượng cụ thể đòi hỏi phải
cân nhắc kỹ để bảo đảm công
bằng, hợp lý và khả năng cân
đối của ngân sách nhà nước,
nhất là trong bối cảnh thu ngân
sách nhà nước đứng trước rất
nhiều khó khăn như hiện nay”.
Do vậy, ủy ban đề nghị khi
xác định các đối tượng hỗ trợ
sống tối thiểu, bảo đảm công
bằng, hợp lý giữa các nhóm
đối tượng và tạo sự đồng thuận
cao của nhân dân…
Thảo luận,một số thànhviên
Ủy banTVQHcho rằng phạm
vi đối tượng hỗ trợ theo báo
cáo củaChính phủ còn chưa rõ
ràng, khó xác định. Ýkiến này
đề nghị cần làm rõ các tiêu chí
đểxácđịnhcụ thểmứcđộgiảm
sâu thu nhập do dịch bệnh; xác
định đối tượng lao động tự do;
hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ
kinh doanh cá thể được hỗ trợ
để bảo đảm công bằng, không
bỏ sót nhưng cũng không để
chính sách bị lợi dụng.
Cạnh đó, cần thống nhất
nguyên tắc hỗ trợ trực tiếp
cho cá nhân hay hộ gia đình
để bảo đảm sự công bằng do
có sự khác nhau về số nhân
khẩu trong mỗi hộ…
Bảo đảm hỗ trợ kịp
thời, đến tay dân
ChủtịchQHNguyễnThịKim
Ngân đề nghị sau khi các chính
sáchđượcbanhành, cácngành,
Tại cuộc họp, nhiều ý kiến nêu việc xác
định đối tượng được hỗ trợ cần đặt trong
tổng thể các chính sách an sinh xã hội,
quan tâm đồng đều đến người nghèo,
người có hoàn cảnh khó khăn đang phải
đối mặt với thiên tai như hạn mặn ở ĐBSCL,
mưa đá ở vùng miền núi phía Bắc...
Về nguồn lực ở các địa phương, các ý
kiến tại phiên họp cơ bản đồng ý với đề
xuất của Chính phủ. Đồng thời, đề nghị
Chính phủ có hướng dẫn các địa phương
thực hiện rõ ràng để tránh chồng chéo,
chính sách chồng chính sách, do hiện nay
đã có những địa phương chủ động thực
hiện các giải pháp hỗ trợ của mình. Ngoài
ra, cần đánh giá khả năng đáp ứng nguồn
lực của các địa phương, đặc biệt là các tỉnh
miền núi, Tây Nguyên, các tỉnh ĐBSCL đang
chịu ảnh hưởng nặng nề của xâm nhập
mặn, mưa đá, gió lốc…
Chủ tịch QHNguyễn
Thị KimNgân đề
nghị sau khi các
chính sách được ban
hành, các ngành, các
cấp cần chủ động,
tổ chức thực hiện
ngay, bảo đảm sự hỗ
trợ kịp thời đến với
người dân.
Sẽ có khoảng 2-3,5 triệu lao động ngừng việc, mất việc do tác động của đại dịch COVID-19.
Bộ trưởngMai TiếnDũng:Khôngdừng cách ly xãhội nếu có ổdịchmới
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến
Dũng vừa có cuộc trao đổi với báo chí về một số nội dung
được dư luận quan tâm quanh việc thực hiện Chỉ thị 16
của Thủ tướng. 
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng thông tin Chỉ thị 16 đưa ra
việc cách ly xã hội là giải pháp rất quyết liệt, mạnh mẽ,
lần đầu tiên được áp dụng ở nước ta. Cách ly xã hội là giải
pháp căn cơ, rất quan trọng để làm sao giữ được khoảng
cách giữa người với người, giữa cộng đồng với cộng đồng.
Đặc biệt, Chỉ thị 16 yêu cầu chứ không chỉ là khuyến cáo
người dân phải ở nhà. Chỉ thị cũng yêu cầu đóng cửa tất cả
cửa hàng không thiết yếu, dừng vận tải công cộng, quy định
cự ly tiếp xúc giữa người với người là 2 m...
Đây là giải pháp mạnh mẽ chưa từng có tiền lệ. Trong khi
chúng ta chưa đến mức phải công bố tình trạng khẩn cấp về
y tế, chưa đến mức công bố phong tỏa, nếu ta làm tốt cách
ly xã hội thì sẽ ngăn được dịch COVID-19 lan ra cộng đồng
và lây chéo. Việc cách ly có thể phát hiện mầm mống của ổ
dịch, phát hiện ca nhiễm mới để xử lý và khoanh vùng luôn.
Sau hơn một tuần thực hiện Chỉ thị 16, Bộ trưởng Dũng
đưa ra nhận xét: Đây là giải pháp được nhân dân, chính
quyền các cấp ủng hộ và thực hiện tốt. Nhiều địa phương
vào cuộc, đưa ra các giải pháp mạnh mẽ như thiết lập
chốt kiểm tra thân nhiệt, test nhanh để kiểm tra nhiễm
COVID-19, rà soát các đối tượng nhập cảnh vào Việt
Nam chưa khai báo...
Tại cuộc gặp, báo chí phản ánh một số tỉnh làm hơi quá
việc cách ly xã hội. Có tỉnh ra văn bản cách ly người đến
từ Hà Nội, TP.HCM, trước đó có nơi cấm dân từ Hà Nội,
TP.HCM đến hay như Hạ Long chỉ đạo bêu tên người đi
chợ quá hai lần/ngày…
Bộ trưởng Dũng trao đổi thẳng thắn: “Chúng ta phải
nhìn dưới hai góc độ. Thứ nhất là Chỉ thị 16 của Thủ
tướng có những việc chưa có tiền lệ. Thứ hai là một số địa
phương đau đáu quyết tâm ngăn ngừa dịch” Bộ trưởng
Dũng cũng chia sẻ khái niệm thôn cách ly thôn, xã cách
ly xã… thì địa phương cho rằng quản lý chia nhỏ theo địa
phận ở địa phương. Đến khi Thủ tướng công bố dịch, có
địa phương cho rằng Hà Nội và TP.HCM hiện nay có số
ca nhiễm lớn nên cho đây là vùng dịch. Người ở Hà Nội
và TP.HCM khi về địa phương thì phải cách ly 14 ngày và
tự trả chi phí cách ly. Bên cạnh đó, cũng có việc xe chở
hàng hóa không được vào các tỉnh, TP khác dẫn đến cơ
sở, doanh nghiệp không có nguyên liệu sản xuất...
Bộ trưởng Dũng cho rằng giãn cách xã hội là việc chưa
có thông lệ nên còn cách hiểu khác nhau nhưng sau khi có
văn bản hướng dẫn và báo chí thông tin thì đến nay cơ bản
địa phương đều đồng tình. Như Hải Phòng cách ly nhưng
ngân sách tự chi trả. Bộ trưởng Dũng thông tin thêm tại
phiên họp Thường trực Chính phủ vừa rồi, Thủ tướng nói
các địa phương phải nghiên cứu, thực hiện đúng quy định
của pháp luật, vấn đề thu hay không thu phải có căn cứ,
tạo thuận lợi cho dân.
Về việc dừng giãn cách xã hội vào ngày 15-4 tới, Bộ
trưởng Dũng cho biết đến ngày đó, nếu không có trường
hợp bệnh, nghi nhiễm ngoài mong muốn thì sẽ dừng. Còn
nếu phát sinh ổ dịch nào đó thì không thể dừng thực hiện
Chỉ thị 16. Lúc đó phải tùy tình hình, Chính phủ sẽ đưa
ra phương án ứng phó kịp thời, chưa dám nói trước gì cả.
“Thủ tướng đã nói không được chủ quan, nếu chủ quan thì
công sức chống dịch thời gian qua sẽ đổ sông, đổ biển” -
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng dẫn lại lời Thủ tướng.
ĐỨC MINH
Quang
cảnh cuộc
họp bất
thường
củaỦy
ban TVQH
sáng
8-4. Ảnh:
TRỌNG
ĐỨC -
TTXVN
Cần chú ý dân vùng dịch và chịu hạn, mặn
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook