077-2020 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm9-4-2020
luôn thực hiện tốt công việc được
giao, tuân thủ và chấp hành đầy
đủ nội quy, quy chế của trường và
nghĩa vụ của người lao động theo
hợp đồng hai bên ký kết. Ngoài ra,
bà cũng có bằng trung cấp nấu ăn,
đáp ứng đủ yêu cầu công việc.
Ngày 13-7-2018, bà nhận được
thông báo của hiệu trưởng nhà trường
về việc chấm dứt HĐLĐ có thời
hạn với bà với lý do HĐLĐ giữa
bà và nhà trường hết hiệu lực. 18
ngày sau, hiệu trưởng nhà trường
ra quyết định chấm dứt HĐLĐ với
bà từ ngày 1-8-2018.
Sau đó, bà đã nhiều lần yêu cầu
trường xem xét, nhận bà vào làm
việc lại nhưng đều không được.
Do đó, bà khởi kiện yêu cầu tòa án
buộc trường phải nhận bà trở lại
làm việc theo HĐLĐ không xác
định thời hạn.
Ngoài ra, trường phải bồi thường
cho bà tiền lương trong thời gian bà
không được làm việc, tiền bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất
nghiệp, bồi thường hai tháng tiền
lương…Tổng cộng số tiền tạm tính
là hơn 44 triệu đồng.
Tòa sơ thẩm xử nửa vời
Hiệu trưởng, đại diện pháp luật
của trường, trình bày lời khai của
bà V. về các HĐLĐ là đúng. Trường
chịu sự quản lý của Phòng GD&ĐT
và UBND huyện nên khi ký HĐLĐ
phải theo văn bản hướng dẫn của cấp
trên. Căn cứ để trường ký HĐLĐ có
xác định thời hạn với bàV. là văn bản
hướng dẫn của hai cơ quan vừa nêu.
Trường không ký HĐLĐ với
bà V. năm học 2018-2019 vì bà V.
không có đơn xin gia hạn HĐLĐ,
gửi đơn kiến nghị vượt cấp lên cấp
trên mà không qua công đoàn cũng
như trường, làm ảnh hưởng đến
trường và vi phạm đạo đức nghề
nghiệp. Năm 2019-2020, Phòng
GD&ĐT không cho biên chế nhân
viên nấu ăn.
Việc trường ra quyết định chấm
dứt HĐLĐ đối với bà V. là đúng
nên trường không đồng ý với yêu
cầu khởi kiện của bà V.
Xử sơ thẩm vào tháng 10-2019,
TAND huyện LâmHà (LâmĐồng)
đã chấp nhận một phần yêu cầu khởi
kiện của bà V., hủy quyết định chấm
dứt HĐLĐ đối với bà, buộc trường
phải bồi thường cho bà V. hơn 63
triệu đồng.
Ngoài ra, tòa không chấp nhận yêu
cầu khởi kiện của bà V. về việc yêu
cầu trường nhận bà trở lại làm việc
theoHĐLĐkhông xác định thời hạn.
HĐLĐ giữa bà V. và trường chấm
dứt kể từ ngày 8-10-2019.
Sau đó, bà V. kháng cáo yêu cầu
cấp phúc thẩm buộc trường nhận bà
trở lại làm việc theo HĐLĐ không
xác định thời hạn.
Phúc thẩm: Trường phải
nhận lại nguyên đơn
Xử phúc thẩm mới đây, tòa cho
rằng dù giữa trường và bà V. nhiều
lần ký HĐLĐ có thời hạn nhưng
điều này không phù hợp với quy
định tại khoản 2 Điều 22 BLLĐ.
Dù giữa bà V. và trường ký hợp
NHẪNNAM
M
ới đây, TAND tỉnh Lâm
Đồng xử phúc thẩm vụ án
tranh chấp đơn phương chấm
dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) trái
pháp luật giữa nguyên đơn là bà PTV
(51 tuổi) và bị đơn là trường mẫu
giáo T. do có kháng cáo của bà V.
Trường đơn phương
chấm dứt hợp đồng
Theo đơn khởi kiện, bà V. trình
bày từ ngày 9-2-2011 đến 31-7-2018,
bà và trường mẫu giáo T. (gọi tắt
là trường) đã ký liên tục 11 HĐLĐ
xác định thời hạn. Theo đó, công
việc của bà là nhân viên cấp dưỡng
tại trường.
Trong suốt thời gian làm việc, bà
Nữ cấpdưỡng
thắngkiện
trường
mẫugiáo
Bị nữ cấp dưỡng kiện vì đơn phương
chấmdứt hợp đồng lao động, trườngmẫu
giáo phải bồi thường hơn 63 triệu đồng
và nhận bà vào làmviệc trở lại bằng hợp
đồng lao động không thời hạn.
đồng có thời hạn nhưng cần xác
định giao kết giữa các bên là HĐLĐ
không xác định thời hạn mới đúng
với bản chất và phù hợp với quy
định pháp luật.
Việc chấm dứt HĐLĐ của trường
đối với bà V. thuộc trường hợp đơn
phương chấm dứt HĐLĐ không
xác định thời hạn. Do vậy, trường
hợp này phải tuân theo quy định tại
Điều 38 BLLĐ và đảmbảo thời gian
báo trước đối với HĐLĐ không xác
định thời hạn.
Việc trường ra quyết định đơn
phương chấm dứt HĐLĐ chưa đảm
bảo thời hạn báo trước 45 ngày nên
phải chịu trách nhiệm đối với hành
vi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái
pháp luật của mình.
Cấp sơ thẩmđã đánh giá đúng tính
chất của vụ án, buộc bị đơn phải bồi
thường cho bà V. hơn 63 triệu đồng
là phù hợp. Tuy nhiên, cấp sơ thẩm
lại không chấp nhận yêu cầu của bà
V. về việc buộc trường phải nhận
bà trở lại làm việc là chưa phù hợp
với quy định pháp luật.
Theo HĐXX phúc thẩm, tại phiên
tòa, bị đơn cho biết hiện nay trường
vẫn thuê người nấu ăn cho trẻ tức
là trường vẫn có nhu cầu sử dụng
người lao động làmcông việc nấu ăn.
Do đơn phương chấm dứt HĐLĐ
trái pháp luật nên trường phải có trách
nhiệmnhận bàV. trở lại làmviệc theo
HĐLĐ không xác định thời hạn và
phải tiếp tục trả lương cho bà V. tính
từngày 9-10-2019 theomức lương bà
V. thực nhận trước khi bị đơn phương
chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật.
Từ đó, tòa phúc thẩm chấp nhận
kháng cáo của bà V., buộc trường
phải nhận bà V. trở lại làm việc theo
HĐLĐ không xác định thời hạn, trả
lương từ ngày 9-10-2019 và đóng
bảo hiểm theo quy định.•
Loại hợp đồng lao động
1. HĐLĐ phải được giao kết theo một trong các loại
sau đây:
a) HĐLĐ không xác định thời hạn;
HĐLĐ không xác định thời hạn là hợp đồngmà trong
đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm
dứt hiệu lực của hợp đồng.
b) HĐLĐ xác định thời hạn;
HĐLĐ xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó
hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấmdứt hiệu lực
của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng
đến 36 tháng.
c) HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất
định có thời hạn dưới 12 tháng.
2. Khi HĐLĐ quy định tại điểm b và điểm c khoản 1
Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm
việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày HĐLĐ hết
hạn, hai bên phải ký kết HĐLĐ mới; nếu không ký kết
HĐLĐ mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại
điểm b khoản 1 điều này trở thành HĐLĐ không xác
định thời hạn và hợp đồng đã giao kết theo quy định
tại điểm c khoản 1 điều này trở thành HĐLĐ xác định
thời hạn với thời hạn là 24 tháng.
Trườnghợphai bên ký kết HĐLĐmới là hợpđồng xác
định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm một lần, sau
đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải
ký kết HĐLĐ không xác định thời hạn.
(Trích Điều 22 Bộ luật Lao động 2012)
Đơn phương chấm dứt hợp đồng
lao động
Khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ, người sử dụng lao
động phải báo cho người lao động biết trước:
a)Ítnhất45ngàyđốivớiHĐLĐkhôngxácđịnhthờihạn;
b) Ít nhất 30 ngày đối với HĐLĐ xác định thời hạn;
c) Ít nhất ba ngày làm việc đối với trường hợp quy
định tại điểmb khoản 1 điều này và đối với HĐLĐ theo
mùa vụ hoặc theomột công việc nhất định có thời hạn
dưới 12 tháng.
(Theo khoản 2 Điều 38 Bộ luật Lao động 2012)
Hoãn xử cựu nhân viên trung tâm hỗ trợ xã hội xâm hại trẻ
Mới đây, TAND quận Bình Thạnh, TP.HCM đã hoãn xử
sơ thẩm Nguyễn Tiến Dũng (cựu nhân viên Phòng quản lý
hồ sơ - giáo dục tư vấn Trung tâm Hỗ trợ xã hội, thuộc Sở
LĐ-TB&XH TP.HCM). Dũng bị truy tố về tội dâm ô đối
với người dưới 16 tuổi.
Trao đổi với
PLO
, đại diện TAND quận Bình Thạnh
cho biết thực hiện Chỉ thị 02 của TAND Tối cao về việc
phòng, chống dịch COVID-19 (tạm dừng xét xử đến hết
tháng 3) nên tòa đã sắp xếp lịch xét xử Nguyễn Tiến Dũng
vào ngày 6-4. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của
dịch COVID-19, TAND Tối cao ra Công văn số 113 về
việc tiếp tục hoãn xét xử đến hết ngày 15-4. Lo sợ việc
trích xuất phạm nhân ra khỏi trại giam sẽ làm tăng nguy
cơ lây nhiễm bệnh dịch, trại giam Chí Hòa đã không thực
hiện trích xuất phạm nhân.
Hiện TAND quận Bình Thạnh vẫn chưa lên lịch xét xử
vụ án Nguyễn Tiến Dũng. Nguồn tin này cho biết thêm
hiện TAND quận Bình Thạnh hoãn xử các vụ án hình sự,
ngoại trừ những vụ án hình sự có bị cáo tại ngoại.
Theo hồ sơ, nhiều bé gái ở Trung tâm Hỗ trợ xã hội
(TP.HCM) tố cáo đã bị ông Dũng xâm hại tình dục. Ngày
15-11-2019, gia đình em DTKA (SN 2005) đến cơ quan
công an trình báo việc em bị xâm hại tình dục tại đây.
Tại CQĐT Công an quận Bình Thạnh, Dũng khai biết
một số em nữ trong trung tâm thèm thuốc lá nên buổi tối,
khi mọi người đã ngủ, lợi dụng lúc giao ca trực, Dũng xuống
sau phòng C2. Tại đây, Dũng đứng ngoài cửa sổ gọi các em
DTKA, LTKT (SN 2004), NNKN (SN 2005), LTH (SN 2002)
lại. Từ bên ngoài, Dũng đưa tay giở trò đồi bại với các em. Sau
mỗi lần như vậy, Dũng cho các em thuốc lá và đồ ăn.
Dũng khai đã xâm hại các em từ cuối tháng 5 đến tháng
6-2019. Liên quan đến vụ việc, giám đốc trung tâm Võ
Thị Thanh Kim bị giáng chức xuống làm phó giám đốc
trung tâm, Phó Giám đốc trung tâm Phạm Đình Lương bị
kỷ luật cảnh cáo. Bà Nguyễn Thanh Thảo, Phó Giám đốc
trung tâm, bị phê bình nghiêm khắc…
CÙ HIỀN
Dù giữa bà V. và trường
ký hợp đồng có thời hạn
nhưng cần xác định
giao kết giữa các bên là
HĐLĐ không xác định
thời hạn mới đúng với
bản chất và phù hợp với
quy định pháp luật.
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook