077-2020 - page 7

7
Bạn đọc -
ThứNăm9-4-2020
NGUYỄNHIỀN
N
gày 8-4 là ngày thứ ba chiếc
máy phát gạo hoạt động tại
địa chỉ 204B Vườn Lài,
phường Phú Thọ Hòa, quận Tân
Phú, TP.HCM.
Bấm một cái no cả ngày
Tại đây, có rất nhiều người già có,
trẻ có, người bán vé số, lao công,
người làm công nhân,… tất cả đều
xếp hàng đúng ô, đúng khoảng cách
an toàn để chờ nhận gạo. Hàng chục
chiếc xe của họ được các chú bảo
vệ, anh công an phường xếp ngay
ngắn trông giữ cẩn thận.
Chia sẻ với chúng tôi, chị Nguyễn
Thị Thiết ở Bình Tân, TP.HCM cho
biết: “Gia đình tôi quê ở Quảng
Ngãi vào TP.HCM sinh sống bằng
nghề bán vé số. Cuộc sống của vợ
chồng tôi và hai đứa con đều trông
chờ vào những tấm vé số bán ra.
Thế nhưng dịch bệnh, vé số ngưng,
gia đình tôi lao đao lắm. Nghe mấy
chị ở khu trọ bảo ở đây có phát gạo
miễn phí tôi chạy qua ngay. Nhận
được nhiêu gạo này cũng đủ cho cả
gia đình tôi ăn cả ngày”.
Cầm bịch gạo đi ra để nhường
chỗ cho người khác, ông Nguyễn
Văn Đạo ở quận Tân Phú xúc động
nói: “Trước đây, cuộc sống gia
đình tôi cũng tạm ổn nhưng từ khi
quán ăn nơi vợ chồng tôi làm việc
ngưng hoạt động là tôi thất nghiệp.
Không biết dịch đến khi nào mới
hết, tiền để dành cũng đã hết, tôi lo
lắm. Tôi cũng thử đi xin việc một
số nơi nhưng không ai nhận, giờ
gia đình tôi trông chờ vào những
phần quà như thế này để sống qua
ngày. Tôi chỉ biết cám ơn, cám ơn
rất nhiều những tấm lòng vàng đã
chia sẻ để chúng tôi vượt qua giai
đoạn khó khăn này”.
Tự mình chở gạo đến góp thêm
cho máy phát gạo tự động, ông Phan
Văn Thái ở quận Tân Phú chia sẻ:
“Đọc thông tin trên mạng, tôi thấy
chiếc máy tự động này hay quá,
tôi liền bàn với bà xã mua hai bao
gạo chở qua đây liền. Thôi thì của
ít lòng nhiều, mong bà con nghèo
vượt qua những ngày chống dịch
khó khăn này”.
“Nhà tôi cũng không khá giả
nhưng tôi thấy mình còn may mắn
hơn rất nhiều người, vẫn còn việc
làm, còn nhận lương nên đến đây xin
góp ít tiền để nhờ đơn vị này giúp
cho người nghèo” - chị Nguyễn Thị
Lý ở quận Tân Phú tâm sự.
Mong gạo đến
đúng người cần nhận
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
về ý tưởng chế tạo ra chiếc máy
phát gạo tự động, anh Hoàng Tuấn
Anh, Giám đốc Công ty PHGLock,
chia sẻ: “Bên tôi chuyên làm về hệ
thống khóa điện tử và nhà thông
minh, tôi thấy bình thường khi phát
Máy phát gạo tự động:
Nghĩa tình qua từng nút bấm
Những người gặp khó khăn trongmùa dịch COVID-19 chỉ cần đến chiếc máy phát gạomiễn phí
bấmmột cái là có đủ gạo ăn cả ngày.
Ngày 8-4, nhiều người đến góp gạo cùng đơn vị chế tạomáy phát gạo tự động
để giúp đỡ cho những người khó khăn. Ảnh: NGUYỄNHIỀN
quà từ thiện, người phát sẽ tiếp xúc
trực tiếp với người nhận nên dễ xảy
tình trạng tranh giành, tạo đám đông
nguy hiểm trong mùa dịch.
Vì thế, tôi lấy một bộ phận thiết bị
của tòa nhà thông minh để làm cái
máy phát gạo tự động. Chiếc máy
gồm có chuông thông minh, van
tự động và bồn chứa gạo được đặt
trên mái nhà cùng hệ thống ống dẫn.
Khi có người đến nhận, ấn nút thì
cảm biến chuyển động kích hoạt hệ
thống trên điện thoại. Gạo sẽ chạy
ra từ bồn chứa phía trên, mỗi lần
chạy ra sẽ được 1,5 kg. Với số gạo
nhận được thì sẽ đủ cho cả gia đình
ăn khoảng một ngày.
Từ lúc hình thành ý tưởng đến
lúc thực hiện, tôi và các nhân viên
chỉ mất 8 tiếng để hoàn thành chiếc
máy và đưa vào hoạt động”.
Theo anhTuấnAnh, ban đầu công
ty chỉ dự trù phát 500 kg/ngày nhưng
số người đến nhận đông nên lượng
gạo của công ty bị hao hụt nhiều so
với dự kiến.
Sau ngày đầu máy hoạt động đã
có rất nhiều mạnh thường quân đến
hỗ trợ thêm. Với lượng gạo hiện tại
thì việc phát gạo sẽ kéo dài được
1-2 tháng nữa.
Hiện nay, đơn vị này đã chế tạo
được hai máy đặt ở địa điểm trên.
“Như lời ngỏ ban đầu của chúng
tôi là nếu khó khăn cứ lấy một phần,
nếu bạn ổn xin nhường cho người
khác, chúng tôi mong muốn gạo
đến tay những người thật sự cần.
Vì thế, chiếc máy này còn có khả
năng phân loại đối tượng nhận gạo
dễ dàng bởi có nhân viên điều khiển
thông qua ứng dụng di động.
Máy sẽ được kết nối với một ứng
dụng trên điện thoại, camera nhận
diện người nhận gạo. Nhân viên
trực có nhiệm vụ phát hiện những
người lấy gạo nhiều lần trên một
ngày hoặc những người ăn mặc
sang trọng... Nếu nhân viên thấy
người bấm nút không thuộc đối
tượng nhận gạo sẽ nhấn nút off để
gạo không chảy xuống. Đồng thời,
nhân viên sẽ bật loa để nhắc nhở.
Mỗi ngày chúng tôi sẽ bố trí
ba nhân viên, chia làm ba ca trực
24/24 giờ giámsát có đúng đối tượng
mới bật qua điện thoại để phát gạo
từ xa” - anh Tuấn Anh giải thích.•
“Nghe mấy chị ở khu trọ
bảo ở đây có phát gạo
miễn phí tôi chạy qua
ngay. Nhận được nhiêu
gạo này cũng đủ cho cả
gia đình tôi ăn cả ngày.”
Chị
Nguyễn Thị Thiết
Phường hỗ trợ việc phát gạo
Chiều 6-4, đơn vị lắp máy tự động này có thông báo với phường về
việc làm từ thiện này. Với chiếc máy phát gạo tự động này chúng tôi thấy
có khoảng cách an toàn theo đúng hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh
COVID-19. Tại thời điểm phát gạo có người của công ty hướng dẫn. Tuy
nhiên, số lượng người dân đến nhận ngày càng đông nên phường đã
chủ động bố trí lực lượng dân phòng, công an khu vực để hỗ trợ hướng
dẫn trong công tác phòng, chống dịch cũng như giữ gìn an ninh trật tự.
Về góc độ địa phương, chúng tôi thấy mô hình làm từ thiện này rất hay,
cần được nhân rộng. Phường cũng mong những nơi khác áp dụng để
việc phát từ thiện vừamang ý nghĩa, vừa bảo đảman toàn chomọi người.
Ông
TRẦN TRÍ TRÂN TRÁC
,
Chủ tịch UBND phường Phú Thọ Hòa,
quận Tân Phú, TP.HCM
Những người chịu ảnh
hưởng lớn nhất trong đại dịch
COVID-19 vẫn là những người
nghèo khó trong xã hội.
Ở Hà Nội, mỗi người mỗi cách để góp sức mình nhằm hỗ trợ
cho những người khốn khó: Ai cần đến lấy. Câu nói giản tiện trên
đã có mặt ở nhiều địa điểm của Hà thành.
Muốn chứng kiến cảnh khổ của từng con người trong đại dịch,
có thể đứng ở những điểm phát thực phẩm, hàng tiêu dùng này
có thể thấy rõ.
Đó là người phụ nữ nhặt phế liệu ở Hà Nội, những ngày Hà
Nội thực hiện cách ly xã hội, người phụ nữ đó dường như đứng
giữa những bế tắc. Không thể về quê vì xe khách đã ngừng hoạt
động, không thể làm công việc cũ đem lại thu nhập tằn tiện
sống mỗi ngày, đôi bàn tay rám nắng ấy may mắn được cầm
những túi hàng cứu trợ ở địa điểm cung cấp: “Nếu không có
những thứ này, chắc tôi đói mất” - chị nói với chúng tôi.
Hoạt động thiện nguyện trong mùa dịch này diễn ra gần như
ở tất cả tỉnh, thành trên cả nước. Hoạt động này càng sôi động
hơn ở TP.HCM, nơi luôn có những con người hào sảng.
Các nhóm kêu gọi hay đứng ra để phân phối các món hàng hỗ
trợ khó có thể kéo dài được hoạt động của mình nếu không có sự
chung tay của cộng đồng.
Điểm phát gạo bằng máy tự động ở TP.HCM là minh chứng
cho điều đó. Sỡ dĩ có thể gọi chiếc máy phát gạo tự động là
những suối gạo, bởi lẽ gạo cứ thế tuôn chảy khi nhiều người
chung tay góp vào. Nhiều người còn gọi đó là gạo Thạch Sanh,
giống như chiếc bát cơm của Thạch Sanh trong truyện cổ tích,
hết vơi lại đầy.
Chỉ có điều, chiếc máy phát gạo tự động đó không tự nhiên
tạo ra điều thần kỳ như trong truyện cổ tích, điều đó được tạo ra
bởi ùn ùn người dân Sài thành đã đưa gạo đến nạp liên tục vào
chiếc máy ấy.
Câu chuyện chiếc máy phát gạo và tình người Sài Gòn cũng
nhanh chóng được những người Hà Nội biết đến. Trên trang cá
nhân của mình, chị An Xinh, thành viên của một nhóm hỗ trợ
thực phẩm cho người dân mùa dịch, đã bày tỏ mong muốn có
một chiếc máy như vậy ở Hà Nội.
Rất nhanh chóng, bản vẽ kỹ thuật và phối cảnh của chiếc máy
này đã được đưa tới cho chị chỉ ngay trong ngày. Khi tấm lòng
tìm được điểm chạm của yêu thương, từ ý tưởng cho đến hiện
thực rất nhanh được đáp ứng và không có khoảng cách.
Khi quan sát về những nghĩa cử nhận-cho trong mùa dịch
này, BS Vũ Công Nguyên, người đại diện nhóm khởi xướng kêu
gọi hỗ trợ khẩu trang N95 và thiết bị y tế cho đội ngũ y, bác sĩ, đã
thật sự xúc động.
Ôngđúc kết rằng tinh thần “mộtmiếng khi đói bằngmột gói khi
no” dườngnhưđãnằmtronggien củangười Việt vànó sẵn sàng
được phát lộmỗi khi ai đó cần. Mà lúc này, cả xãhội đang cầnnhững
gien yêu thương, tương trợđược bộc lộbằnghànhđộng thiết thực.
VIẾTTHỊNH
Suối gạo tuôn chảy trongmùadịch
(tiếp theo trang1)
COVID-19: Những tấm lòng vàng
Người dân đến nhận gạo được sắp xếp đứng cách nhau 2mtheo quy định.
Ảnh: HOÀNGGIANG
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook