078-2020 - page 10

10
Bất động sản -
ThứSáu 10-4-2020
Cảnh giác chiêu rao bán
gấp nhà, đất để cắt lỗ
6 dự án được bán “nhà trên giấy”
tại Cần Thơ
Theo công bố của Sở Xây dựng TP Cần Thơ, tính đến
tháng 3, trên địa bàn TP Cần Thơ có sáu dự án đủ điều
kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai.
Cụ thể, sáu dự án này là 47 căn biệt thự thuộc dự án khu
đô thị du lịch sinh thái Cồn Ấu (phường Hưng Phú, quận
Cái Răng); 128 căn nhà ở liên kế thuộc khu dân cư và tái
định cư Trung tâm văn hóa Tây Đô (phường Hưng Thạnh,
quận Cái Răng) và 60 căn nhà phố liên kế thuộc dự án khu
dân cư Hưng Phú (phường Hưng Phú, quận cái Răng);
100 căn hộ của dự án chung cư nhà ở xã hội thuộc dự án
chỉnh trang và phát triển đô thị An Phú Cần Thơ (phường
Ba Láng, quận Cái Răng); 150 căn hộ chung cư nhà ở xã
hội Nam Long - Hồng Phát (phường Hưng Thạnh, quận
Cái Răng) và 32 căn nhà phố thương mại thuộc dự án mở
rộng, phát triển đô thị mới và nâng cấp chợ Thới Lai hiện
hữu (thị trấn Thới Lai, huyện Thới Lai).
PD
Chủ đầu tư trung tâm thương mại cần chiến lược mới
Theo báo cáo thị trường bất động sản của JLL Việt
Nam trong quý I-2020, nguồn cung thị trường bán lẻ
tiếp tục im ắng do chưa có nguồn cung mới.
Lưu lượng khách tham quan giảm sâu khoảng 80%
tại hầu hết các trung tâm thương mại (TTTM) trong
tháng 2 và tháng 3 do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Điều này đã tác động trực tiếp tới ngành bán lẻ, khiến
nhiều cửa hàng phải đóng cửa tạm thời để cắt lỗ chi phí
hoạt động.
Một số TTTM đã quyết định đóng cửa toàn bộ từ
cuối tháng 3. Cũng do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều
nhãn hàng quốc tế tạm hoãn hoặc cân nhắc lại kế
hoạch khai trương cửa hàng tại Việt Nam nói chung và
TP.HCM nói riêng trong năm nay.
Không thể tổ chức các sự kiện để thu hút khách tham
quan do quy định hạn chế tụ tập đông người, tất cả
TTTM đều tập trung hỗ trợ khách thuê bằng cách giảm
giá cho thuê mặt bằng 10%-50% hoặc điều chỉnh chính
sách thanh toán.
Theo JLL Việt Nam, kế hoạch khai trương của
gần 280.000 m
2
 sàn TTTM trong năm 2020 tại
TP.HCM sẽ bị ảnh hưởng. Dự kiến nếu tình hình
được cải thiện thì ngành bán lẻ sẽ hồi phục dần từ
quý III-2020.
JLL Việt Nam cho rằng theo xu hướng mới, các nhà
bán lẻ cần tập trung hơn vào các trải nghiệm mua hàng
trực tuyến và thanh toán không tiền mặt trong tương
lai. Các chủ đầu tư TTTM cần xem xét lại mô hình cho
thuê truyền thống, cân nhắc chuyển sang mô hình chia
sẻ doanh thu như các nhà bán lẻ quốc tế đang áp dụng
trong thời gian gần đây. Như vậy vừa có thể chia sẻ rủi
ro và gia tăng tương tác về mặt lợi ích giữa chủ nhà và
khách thuê.
MINH LONG
Bên cạnh những nhà đầu tư chấp
nhận bán lỗ vốn vì áp lực vay ngân
hàng vẫn có nhiều người rao tin
không đúng sự thật.
QUANGHUY
T
ừ cuối tháng 3 đến nay,
trên các trang giao dịch
bất động sản (BĐS) xuất
hiện ngày càng nhiều thông
tin rao bán gấp chung cư, nhà
phố, đất nền vì lý do “cắt lỗ”.
Cò đất, chủ sở hữu thường
tự nhận họ chịu bán lỗ cả trăm
triệu đồng vì khó khăn mùa
dịch hoặc bán giá gốc để về
quê trốn dịch. Tuy nhiên,
không phải tin đăng nào cũng
đúng sự thật.
Phần lớn là chiêu trò
câu khách
Trong vai người mua,
chúng tôi gọi vào số điện
thoại đang rao bán căn hộ
tại một dự án hạng sang trên
đường Tô Hiến Thành, quận
10. Người bán đưa giá căn hộ
là 5,6 tỉ đồng với hàng loạt
thông tin hấp dẫn như “cắt
lỗ, bán gấp giá rẻ”.
Người nghe máy là nhân
viên môi giới tiếp tục quảng
cáo: “Giá gốc căn này là 5,4
tỉ đồng. Sáu tháng trước chủ
nhà mua lại giá 5,8 tỉ đồng,
nay bán lỗ đến 200 triệu
đồng rồi”.
Tuy nhiên, khi chúng tôi
hỏi tiếp về các khoản thuế,
phí thì người này cho biết
người mua phải chịu. Tính
ra số tiền người mua phải
đóng thêm là gần 150 triệu
đồng, cộng vào giá nhà cũng
đã gần 5,8 tỉ đồng.
Anh Vĩnh Tiến, một nhà
đầu tư BĐS, cho biết đây
thực chất là hình thức cắt
lời chứ người bán không lỗ.
Dự án này lúc mở bán năm
2018 chỉ 48-50 triệu đồng/
m
2
, còn hiện nay là 78-85
triệu đồng/m
2
.
“Với người bán trên nếu
tính từ giá 5,4 tỉ đồng thì nay
bán được gần 5,8 tỉ đồng là
không lỗ. Đây chỉ là chiêu
bán hàng trong mùa dịch để
thu hút khách hỏi mua mà
thôi” - anh Tiến nói.
Một người bán khác rao
căn hộ 75 m
2
thuộc dự án
tại đường Nguyễn Hữu Thọ,
huyện Nhà Bè với giá 2,5 tỉ
đồng, lỗ 100 triệu đồng để
thu hồi vốn. Tuy nhiên, khi
chúng tôi thử tìm hiểu trên
các trang mua bán khác thì
cùng dự án, diện tích trên
giá nhà cũng chỉ 2,45-2,5 tỉ
đồng. Đáng nói là hồi tháng
10-2019, căn hộ tương tự chỉ
có giá 2,35 tỉ đồng.
Đưa thông tin ảo thật hấp
dẫn vẫn là chiêu trò mà nhiều
nhân viên môi giới dùng để
lấy thông tin, số điện thoại
của khách hàng. Ông Minh
Dũng (ngụ quận Thủ Đức)
bức xúc kể lại việc “bị lừa”
khi đọc được thông tin nhà
phố quận 12, một trệt, ba lầu
giá chỉ 1,4 tỉ đồng. Đặc biệt,
dự án này còn có sổ hồng
riêng, diện tích 60 m
2
chủ nhà bán gấp do công ty
phá sản vì dịch COVID-19.
Thế nhưng khi ông gọi điện
thoại hỏi thì nhân viên môi
giới cho biết đây là 4-8 nhà
chung một sổ, diện tích thật
chỉ 16 m
2
.
“Có trường hợp khác là
rao bán lỗ vốn đất TP.HCM
nhưng khi gọi lại nói bán đất
ở Long An, Đồng Nai. Đa
số đều khác với tin rao ban
đầu” - ông Dũng nói.
Tuy nhiên, hiếm hoi vẫn
có trường hợp người bán
chấp nhận bán lỗ vốn thật.
Trường hợp này chủ yếu là
những sản phẩm căn hộ mới,
nhà chưa hình thành. Đơn cử
như anh Tấn Quốc vừa mua
căn hộ tại đường Phạm Văn
Đồng (Bình Dương) hồi đầu
năm 2019 với giá 2,6 tỉ đồng.
Nay anh bán lại giá 2,55 tỉ
đồng, chịu lỗ 50 triệu đồng.
“Tôi chỉ mới đóng hơn
20% giá trị căn hộ, còn lại
vay ngân hàng nên áp lực
khá lớn. Nay mùa dịch, công
ty ít có đơn hàng nên giảm
lương cả hai vợ chồng. Vì vậy
tôi phải bán lỗ vì không đủ
khả năng gánh lãi vay” - anh
Quốc chia sẻ.
Giá bất động sản
có thể giảm 2%-3%
TheoôngTrầnKhánhQuang,
Tổng giám đốc Công ty Đầu
tư BĐS Việt An Hòa, giao
dịch trên thị trường từ đầu
năm đến nay giảm mạnh. Từ
tết Nguyên đán đến nay hiếm
thấy dự án nào tăng giá bán,
chủ yếu là giữ nguyên giá.
Đa số các tin rao bán hiện
nay đều câu khách bằng
chiêu “bán giá thấp hơn thị
trường, cắt lỗ, phá sản vì dịch
bán rẻ” nhưng thực chất giá
không thay đổi nhiều. Chỉ
có một số trường hợp rất
ít (khoảng 20%-30%) các
nhà đầu tư bán ra chấp nhận
giảm giá 2%-3% so với giá
thị trường.
Lý do giá giảm không
nhiều là vì thị trường BĐS
có những đặc điểm riêng. Các
nhà đầu tư chuyên nghiệp,
người mua từ đầu đã dự đoán
cơ cấu tài chính và giá cả từ
cuối năm 2019. Họ dự đoán
được năm 2020 sẽ khó khăn.
“Cộng thêm sự ảnh hưởng
của dịch bệnh, nhà đầu tư
chuyên nghiệp đã dự liệu được
độ chờ của giá nên họ có thể
chờ đợi 6-9 tháng, thậm chí
đến hết năm nay mới bung
hàng” - ông Quang nói.
Tuy nhiên, đối với các nhà
đầu tư không chuyên, mua
sang tay, lướt sóng ngắn hạn,
dự trù xoay vòng vốn trong
sáu tháng để kiếm lời thì sẽ
bắt buộc phải bán ra.
Ông Quang cho rằng áp lực
vay ngân hàng đến 70%-80%
giá trị BĐS sẽ khiến nhà đầu
tư phải bán thấp hơn 2%-3%
để cắt áp lực trả. Tình hình
này có thể kéo tới tháng
9 và tương đối có lợi cho
người mua.•
Chỉ có một số
trường hợp rất ít
(khoảng 20%-30%)
các nhà đầu tư bán
ra chấp nhận giảm
giá 2%-3% so với
giá thị trường.
Người mua cần cảnh giác với những tin rao bán BĐS để “cắt lỗ”, “chạy dịch”. Ảnh: QUANGHUY
BĐS nghỉ dưỡng chịu ảnh hưởng nặng
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu nhận định dịch
COVID-19 sẽ ảnh hưởng rất lớn đến phân khúc BĐS nghỉ
dưỡng, cho thuê và phân khúc cao cấp. Các phân khúc phục
vụ nhu cầu ở thực sẽ không ảnh hưởng nhiều. Vì vậy, hiện
tượng bán ra, cắt lỗ sẽ xuất hiện ở một số phân khúc sản
phẩmbị ảnh hưởng nặng với các nhà đầu tư ngắn hạn, lướt
sóng, vay ngân hàng nhiều.
“Thị trường lúc này người bán khó mà người mua cũng
khó. Khi dịch bệnh chưa được khống chế sẽ có ít ngân hàng
dám cho vay hay thẩm định giá, người mua sẽ khó tự chủ
tài chính vì hầu như các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh đều
đình trệ. Lúc này chỉ là cơ hội cho những nhà đầu tư, người
muốn mua nhà có tiền mặt sẵn” - ông Hiếu dự đoán.
Ông cũng cho rằng nếu hết quý II-2020 dịch bệnh chưa
được đẩy lùi thì thị trường sẽ xuất hiện làn sóng bán tháo
nhiều hơn, giá sẽ giảm mạnh hơn nữa.
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook