078-2020 - page 7

7
Phản hồi
Bạn đọc -
ThứSáu10-4-2020
Đã khắc phục hố ga nguy hiểm
Báo
Pháp Luật TP.HCM
ngày 2-4 phản ánh
đoạn vỉa hè trên đường số 13A, Khu công
nghiệp Biên Hòa 2, phường An Bình, TP Biên
Hòa, Đồng Nai đang trong quá trình sửa chữa,
nâng cấp, trong đó có việc thay mới nắp hố ga.
Trong thời gian sửa chữa, đơn vị thi công đã
để hố ga không có nắp đậy, không che chắn gây
nguy hiểm cho người đi đường
(ảnh trên).
Sau khi báo phản ánh, đơn vị thi công đã lắp
nắp đậy an toàn cho hố ga
(ảnh dưới).
THÁI HOÀNG
ĐẶNGLÊ
G
ần đây, báo
Pháp Luật TP.HCM
tiếp
tục nhận được thông tin từ nhiều bạn
đọc phản ánh về tình trạng tín dụng
đen vay qua app trên điện thoại.
Đáng chú ý, hình thức vay qua app đã có
thêmchiêu tròmới khi một ứng dụng có thể
tích hợp hàng chục app vay tiền trong đó.
Cẩn trọng khi vay tiền qua app
AnhNguyễnHoàngTín(quận7,TP.HCM)
cho biết: Khoảng tháng 11-2019, do cần
tiền để lo công việc và không muốn làm
phiền bạn bè, người thân nên anh đã tải ứng
dụng vay tiền online VTM ở trên mạng.
Vì được quảng cáo là thủ tục vay đơn
giản, giải ngân nhanh và cũng giống hầu
hết ứng dụng vay tiền hiện nay, anh Tín
phải cung cấp cho ứng dụng đầy đủ thông
tin như số điện thoại, CMND và tài khoản
ngân hàng.
Đặc biệt, điều quan trọng là người vay
phải chấp nhận để ứng dụng được phép
truy cập dữ liệu danh bạ trên điện thoại.
“Tôi vay 3 triệu trong thời gian sáu ngày,
khi đến hạn phải trả đủ 5 triệu. Tương tự,
mức vay là 5 triệu thì phải trả 7,4 triệu,
mức vay 7 triệu thì phải trả hơn 10 triệu.
Tiền trả phải đủ trong khi tiền giải ngân
chỉ được khoảng 80% khoản vay, 20% bị
giữ lại là chi phí quản lý, thẩm định.
Nếu không trả nợ đúng hạn thì sẽ bị đe
dọa làm phiền người thân, bạn bè. Lo sợ
người thân, bạn bè biết nên tôi làm liều
nhấp vào những app vay tiền khác để trả
cho app trước đó” - anh Tín nói.
Cũng theo anh Tín, trước đây khi muốn
tìm khoản tiền khác để trả nợ thì phải tìm
app khác vay. Nay thì các app vay tiền liên
thông nhau hết rồi, muốn vay tiền thì chỉ
trong vòng “30 giây” thôi.
“Các thông tin cá nhân của tôi các app
khác đều có, muốn vay tiếp cứ bấm đồng
ý thì vay thôi. Cứ thế, như con thiêu thân,
tôi vay app sau trả cho app trước, nhiều
thì khoảng chục triệu, ít thì 2 triệu. Cứ thế,
đến nay tổng tiền gốc và lãi phải tính chắc
cũng gần 200 triệu rồi và tôi cũng đã hết
đường trả nợ” - anh Tín nói.
Tương tự, cũng với hình thức vay như
trên, anhTôĐạt (quậnThủĐức, TP.HCM)
cho biết anh tải ứng dụng VTM về để vay
tiền. Khi vào xem thì bên trong app này lại
có rất nhiều app khác cũng cho vay tiền.
“Để vay tiền từ các app này, tôi chỉ cần
nhấp vào yêu cầu là hồ sơ sẽ được thẩm
định mà không cần phải cung cấp lại số
điện thoại hay số CMND vì các app đã
có thông tin của tôi rồi. Chính vì tính liên
thông thông tin với nhau của các app vay
tiền mà người vay mới bị cuốn vào bẫy
lúc nào không hay, đến khi nợ số tiền quá
lớn thì đã muộn” - anh Đạt nói.
Bẫy vay online:
Cùng lúc là nạn nhân
của nhiều app
Các app vay tiền online liên thông thông tin với nhau, người vay
nhanh chóng được vay tiềnmà không biết mình đã rơi vào bẫy.
Vì vay hàng chục ứng dụng qua app nên hằng ngày anh Tín thường xuyên nhận được
điện thoại nhắc nợ. Ảnh: ĐẶNG LÊ
Trong mùa dịch, nhiều
người rơi vào hoàn cảnh túng
bấn, nhấn nút vay vài triệu
là trả nợ không biết đến bao
giờ mới hết.
Cần hành lang pháp lý rõ ràng
Về bản chất, hình thức cho vay qua app làmột dạng cho vay nganghàng (2P2 Lending)
trong khi hiện nay chưa có khung pháp lý nào quy định về hoạt động này. Kèm theo
đó, mô hình này lại tiềm ẩn nhiều rủi ro về thông tin, trật tự an ninh xã hội. Do đó, các
cơ quan chức năng cần sớm có hành lang pháp lý để quản lý loại hình cho vay mang
nhiều rủi ro, bất ổn xã hội như thế này.
Luật sư
NGUYỄN THÀNH NAM
,
Đoàn Luật sư TP.HCM
Anh Đạt nói thêm: “Khi thấy số tiền vay
quá nhiều, phần lãi tính ra còn hơn tiền gốc,
tôi đã rất lo sợ và bị khủng hoảng bởi cách
mà các app này đòi nợ.
Đến lúc này tôi chỉ còn cách thú nhận với
gia đình và nhờ người thân, bạn bè cho vay
tiềnđể trả dứt điểmmột lần cho các app.Mọi
người hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết
định vay tiền qua các app này”.
Nhiều nạn nhân đến báo phản ánh, phơi
bày chuyện của họ ra không phải để kêu ca
mà chỉ muốn cảnh tỉnhmọi người: Hãy thật
tỉnh táo trước khi vay của app này trả cho
app kia. Bởi trong chuyện này có vay thì có
trả. Nhất là trong mùa dịch, nhiều người rơi
vào hoàn cảnh túng bấn, nhấn nút vay vài
triệu là trảnợkhôngbiết đếnbaogiờmới hết.
Lối ra cho những người vay
qua app
Mặc dù đã có nhiều lời cảnh báo từ phía
cơ quan chức năng cũng như các phương
tiện thông tin đại chúng nhưng hiện vẫn có
nhiều ngườimắc phải bẫy vay online và khó
có đường thoát khỏi vòng luẩn quẩn vay sau
trả trước, bị đe dọa đủ đường.
Anh PhạmNhất Anh Pha, chuyên gia tín
dụng một ngân hàng thương mại cổ phần,
nhận địnhmột ứng dụng tích hợp nhiều app
vay tiền trong đó về bản chất thì nguyên tắc
cho vay không có gì mới.
Cái mới ở đây là về mặt hình thức, thật
ra các app vay tiền đó chỉ do một hoặc hai
công ty chung một chủ tạo ra và sử dụng
chung dữ liệu.
Thay vì người vay phải tải từng app
riêng biệt về, sau đó cung cấp lại thông tin
như trước đây thì bây giờ dữ liệu người
dùng cung cấp ban đầu sử dụng sẽ được
lưu lại máy chủ và chia sẻ cho các app
vay tiền khác.
Như vậy, chủ của các app vay tiền muốn
tạo cho người vay cảm giác nhanh gọn,
đơn giản nhất để vay tiền. Do đó đã có
rất nhiều người rơi vào tình trạng nợ nần
chồng chất.
“Cách duy nhất để không bị vướng vào
hình thức tín dụng đen này chính là mỗi
người cần chủ động tìm hiểu thông tin,
hướng dẫn, cảnh báo trên báo chí trước
khi vay. Không nên tin vào những quảng
cáo cho vay tiền mà không cần điều kiện.
Khôngmột ai bỏ tiền của mình ra một cách
dễ dàng để cho người khác vay mà không
có gì trong tay để nắm thóp.
Một khi đã lún sâu vào khoản nợ của
các app thì không có cách nào để thoát
ra được, vì bản chất đây là một hình thức
tín dụng đen. Do đó cần phòng bệnh hơn
là chữa bệnh, chủ động tránh xa hơn là
vướng vào rồi không có đường lui” - anh
Pha chia sẻ.•
Phạt 1 cơ sở bán khẩu trang
giá cao gấp 8 lần ngày thường
Ngày 9-4, cục trưởng Cục Quản lý thị trường
(QLTT) tỉnh Gia Lai cho biết vừa xử phạt gần
40 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh Hoàng
Dung (TP Pleiku) về hành vi bán khẩu trang giá
cao gấp tám lần so với ngày thường và hành vi
kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất
xứ.
Đây là cơ sở do bà Nguyễn Thị Phù Dung làm
chủ. Đội QLTT số 12 kiểm tra đột xuất cơ sở
này và phát hiện nơi đây bán khẩu trang y tế giá
350.000 đồng/hộp. Ngoài ra, đoàn kiểm tra phát
hiện nơi đây còn bán túi xách, ví, mỹ phẩm...
nhưng không có hóa đơn, chứng từ kèm theo.
Trước đó, cục trưởng Cục QLTT tỉnh Gia Lai
ra hai quyết định xử phạt vi phạm hành chính
với hai doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên
địa bàn với tổng số tiền nộp ngân sách nhà nước
là hơn 90 triệu đồng. Cụ thể, Đội QLTT số 9
phụ trách địa bàn huyện Mang Yang đã phát
hiện cửa hàng xăng dầu Trường Thu (xã Đê Ar)
và Đội QLTT số 12 (Cơ động) phát hiện cửa
hàng xăng dầu Thanh Nga 1 (xã Đak Sơmei,
huyện Đak Đoa) đã có hành vi vi phạm bán cao
hơn giá niêm yết do thương nhân đầu mối xăng
dầu quy định.
LỮ QUỲNH LOAN
Cơ sởHoàngDung thời điểmbị kiểmtra.
Ảnh: L.Q.LOAN
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook