078-2020 - page 12

12
Đời sống xã hội -
ThứSáu10-4-2020
HÀPHƯỢNG- TÁ LÂM
H
ai ngày gần đây, người
dân ở các TP lớn như
Hà Nội, TP.HCM đã ra
đường trở lại, mật độ dày hơn
rất nhiều dù thời gian giãn
cách xã hội vẫn còn.
Có lẽ việc Việt Nam ghi
nhận số ca nhiễm ít hơn chính
là nguyên nhân khiến người
dân bắt đầu có tư tưởng chủ
quan với dịch bệnh.
Nguy cơ lây lan trong
cộng đồng rất cao
Trên thực tế, số ca nhiễm
giảm lại tỉ lệ nghịch với mức
độ phức tạp của từng ca bệnh.
Những ngày giữa tháng 3
mỗi ngày có 7-8, thậm chí 15
ca nhiễm, đa phần là ca nhiễm
từ nước ngoài về, được cách
ly, khoanh vùng F0 ngay từ
sân bay, cửa khẩu. Còn những
ngày gần đây,mỗi ngày cómột
hoặc hai ca nhiễmnhưng lại là
những ca nhiễm trong cộng
đồng, chưa xác định được F0
và mức độ F1, F2 rất lớn.
Cụ thể, trong 255 bệnh
nhân nhiễm COVID-19 tại
Việt Nam, một số ca mới
ghi nhận gần đây bắt đầu cho
thấy sự phức tạp khi cơ quan
y tế chưa thể xác định ngay
được nguồn lây nhiễm. Điển
hình như bệnh nhân số 243
(ca bệnh có dịch tễ phức tạp
nhất Hà Nội), bệnh nhân số
247 (ca bệnh tại Đồng Nai)
hoặc bệnh nhân số 251, Hà
Nam đến hiện tại có 600 F1,
F2 và không xác định được
F0 của bệnh nhân này từ đâu.
Cố vấn cao cấp Ban chỉ đạo
quốc gia phòng, chống dịch
COVID-19, PGS-TS Trần
Đắc Phu, cho rằng đang có
tình trạng người dân trở nên
chủ quan, nới lỏng việc cách
ly xã hội, như vậy sẽ khiến
virus lây lan, dịch bùng lên
lúc nào không biết.
Người dân nên hiểu rằng
dịch đang âm thầm và hoàn
đạo quốc gia phòng, chống
dịch COVID-19 cho biết đã
có thêm hai bệnh nhân mắc
COVID-19 tại bệnh viện điều
trị COVID-19 Cần Giờ được
công bố khỏi bệnh. Bệnh nhân
thứ nhất là BN203: Bệnh
nhân nữ, 35 tuổi, quốc tịch
Việt Nam. Trong quá trình
điều trị tại bệnh viện, bệnh
nhân được xét nghiệm và có
kết quả xét nghiệm âm tính
với SARS-CoV-2 lần 1 vào
ngày 5-4; âm tính lần 2 vào
ngày 6-4. Hiện tại sức khỏe ổn
định, không ho, không sốt, đủ
điều kiện công bố khỏi bệnh.
TrườnghợpcònlạilàBN234:
Bệnh nhân nữ, 69 tuổi, quốc
tịchViệt Nam, trong quá trình
điều trị tại bệnh viện, bệnh
nhân được xét nghiệm và có
kết quả xét nghiệm âm tính
với SARS-CoV-2 lần 1 vào
ngày 5-4; âm tính lần 2 vào
ngày 6-4, đủ điều kiện công
bố khỏi bệnh.
Hai trường hợp trên sẽ tiếp
tụcđượccách lyvà theodõi sức
khỏe trong 14 ngày tiếp theo.
Theo ông Lương Ngọc
Khuê, Cục trưởng Quản lý
khám chữa bệnh, Bộ Y tế,
hiện có năm bệnh nhân phải
thở máy, trong đó có hai
bệnh nhân nặng đang được
tận tình theo dõi. Đó là bác
gái của bệnh nhân thứ 17, bắt
đầu chuyển nặng lại vào đêm
7-4. Các chuyên gia hồi sức
tích cực, cấp cứu, hô hấp...
đã hội chẩn điều trị cho bệnh
nhân, tình trạng sau đó tạm
ổn. Đến sáng 9-4, bệnh nhân
vẫn duy trì thở máy. Các bác
sĩ đang xem xét khả năng tái
can thiệp ECMO (hệ thống
tuần hoàn ôxy ngoài cơ thể).
Bệnh nhân vốn diễn biến
suy hô hấp nặng, được can
thiệp ECMO từ ngày 19-3
tới ngày 4-4, sau đó sức khỏe
tốt hơn nên chuyển sang thở
máy. Bà có bệnh lý nền rối
loạn tiền đình.
Ngoài ra, BN91 là phi công
ngườiAnh, phải lọcmáu, chạy
ECMO, điều trị tại BV Bệnh
nhiệt đới TP.HCM. Hiện tại
bệnh nhân không sốt, mạch,
huyết áp ổn định, vẫn đang
được hỗ trợ thở máy.•
Không chủ quan quá sớm
với dịch COVID-19
Giãn cách xã
hội là biện
pháp quan
trọng trong
phòng ngừa
dịch bệnh
lây lan rộng
ra cộng đồng
và phải được
thực hiện
nghiêm túc,
triệt để ở tất
cả các nơi.
Báo cáo tại cuộc họp Ban chỉ
đạo phòng, chống dịch của
TP.HCMchiều 9-4, ôngNguyễn
Tấn Bỉnh, Giámđốc SởY tế, cho
hay TP vẫn đang kiểm soát tốt
tìnhhìnhdịchbệnh. HiệnTP có
54 ca nhiễm, đã điều trị khỏi 37
ca, còn 17 ca đang điều trị. Đặc
biệt đã có sáu ngày liên tục TP
không có ca nhiễm mới.
Đốivớicáckhuvựccáchlytập
trung,TPkhôngđểphát sinhca
nhiễm nào trong khu cách ly.
Dự kiến đến ngày 14-4 có thể
hoàntấtđưanhữngngườihoàn
thành cách ly còn lại ra khỏi các
trung tâm khoảng 600 người.
Tiêu điểm
ĐườngNguyễn Tri Phương (quận 10, TP.HCM) đã đông đúc xe cộ hơn những ngày đầu cách ly xã hội.
Ảnh: HOÀNGGIANG
toàn có thể bùng lên. Điển
hình là bài học từ Hàn Quốc
và một số nước trên thế giới.
Vì vậy người dân cần ý thức
rằng không có ca nhiễm thì
nguy cơ dịch lây lan trong
cộng đồng vẫn còn nhiều, điều
cần thiết là phải giãn cách xã
hội. Bản chất của việc giãn
cách xã hội là để người bệnh
và người lành không tiếp xúc
với nhau để mầm bệnh không
còn khả năng lan truyền, từ đó
Người dân nên hiểu
rằng, dịch đang âm
thầm và hoàn toàn
có thể bùng lên.
chúng ta sẽ giải quyết được
việc dập dịch.
“Giãn cách xã hội là biện
pháp quan trọng trong phòng
ngừa dịch bệnh lây lan rộng ra
cộng đồng và phải được thực
hiện nghiêm túc, triệt để ở tất
cả các nơi” - ông Phu nói.
2 bệnh nhân xuất viện,
5 bệnh nhân thở máy
Sáng 9-4, thông tin từ
Tiểu ban điều trị - Ban chỉ
TP.HCMlênphươngánứngphókhi có 500 caCOVID-19
Sở Y tế TP.HCM vừa có công văn khẩn ban hành kế
hoạch ứng phó tình hình dịch bệnh COVID-19 trong tình
huống TP.HCM có 50-500 ca dương tính với COVID-19
Theo Sở Y tế, nếu số ca dương tính lên tới 500, sẽ có
khoảng 150 trường hợp bệnh nặng cần chăm sóc hồi sức
đặc biệt và có 3.200 trường hợp bệnh nghi ngờ cần nhập
viện để cách ly theo dõi và điều trị cùng thời điểm.
Trên cơ sở đó, Sở Y tế xây dựng kế hoạch ứng phó tình
hình dịch COVID-19 khi TP xuất hiện 50-500 ca dương
tính, tương ứng có 740-3.200 trường hợp nghi ngờ bệnh.
Trường hợp có 50-100 ca dương tính COVID-19 thì có
30 ca bệnh nặng và 740 trường hợp nghi ngờ, TP sẽ sẵn
sàng 840 giường và 30 giường hồi sức của bốn bệnh viện
là BV Bệnh nhiệt đới, BV dã chiến Củ Chi, BV điều trị
COVID-19 Cần Giờ và BV Nhi đồng TP.
Với tình huống 100-200 ca bệnh, tương ứng 60 ca bệnh
nặng và 1.200 trường hợp nghi ngờ, TP chuẩn bị 1.400
giường điều trị và 60 giường hồi sức tại bốn bệnh viện
gồm: BV Bệnh nhiệt đới, BV dã chiến Củ Chi, BV điều trị
COVID-19 Cần Giờ và BV Nhi đồng TP.
Trường hợp có 200-300 ca bệnh xác định, tương ứng
90 người bệnh nặng và 2.200 ca nghi ngờ, TP chuẩn bị
2.500 giường bệnh và 90 giường hồi sức tại BV Điều trị
COVID-19 quận 9 và BV Nhi đồng 2, BV Bệnh nhiệt đới,
BV dã chiến Củ Chi, BV điều trị COVID-19 Cần Giờ và
BV Nhi đồng TP.
Với tình huống tối đa 500 trường hợp, tương ứng 150 ca
bệnh nặng và 3.200 người nghi nhiễm, TP sẵn sàng 3.700
giường điều trị và 150 giường hồi sức tại sáu bệnh viện kể
trên và thêm khu cách ly của các bệnh viện hiện hữu.
Ngoài ra, TP sẽ huy động thiết bị sẵn có tại các bệnh
viện và mua sắm, bổ sung các trang thiết bị hỗ trợ điều
trị người bệnh nặng tại BV Bệnh nhiệt đới, BV dã chiến
Củ Chi, BV điều trị COVID-19 Cần Giờ, BV điều trị
COVID-19 quận 9 đảm bảo theo cơ số của Bộ Y tế.
Ngoài ra, Sở Y tế cũng đã lên kế hoạch phân bổ số
giường điều trị COVID-19 tại các bệnh viện, các trang
thiết bị y tế thiết yếu điều trị COVID-19, số lượng các
bác sĩ, điều dưỡng tham gia điều trị COVID-19 tương
ứng tối đa 500 ca dương tính là 548 bác sĩ và 1.246
điều dưỡng.
TỰ SANG
Bệnhnhân252 (BN252)
: Nam, sáu tuổi, có
địa chỉ tại phường 12, quận 5, TP.HCM. Bệnh
nhân cùng mẹ sang Campuchia thăm người
thân. Trong gia đình có hai người đã được xác
địnhmắcCOVID-19vàđangđược cách ly, điều
trị tại Campuchia. Ngày 8-4, bệnh nhân cùng
mẹ và một người còn lại trong gia đình trở về
ViệtNamquacửakhẩuMộcBài,TâyNinh.Ngay
saukhinhậpcảnh,bangườiđượclấymẫubệnh
phẩmgửi đếnViệnPasteurTP.HCMxét nghiệm
và cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Hai người đi cùng bệnh nhân có kết quả âm
tính. Hiện tại bệnh nhân đang được theo dõi,
điều trị, cách ly tại BV đa khoa tỉnh Tây Ninh.
Bệnh nhân 253 (BN253):
Nữ, 41 tuổi, trú
ở Mê Linh, Hà Nội, là chị dâu, ở gần nhà và
có tiếp xúc gần với BN243.
Bệnhnhân254 (BN254):
Nam, 51 tuổi, trú
ở Mê Linh, Hà Nội, là hàng xóm có tiếp xúc
gần BN243, BN250. Bệnh nhân đang điều trị
chạy thận tại BVThận Hà Nội, hiện được cách
ly, điều trị tại đây.
Bệnh nhân 255 (BN255):
Nam, 29 tuổi,
quốc tịch Việt Nam, có địa chỉ tại Bắc Quang,
HàGiang. Ngày 27-3, bệnhnhân từNga về sân
bay quốc tế Nội Bài trên chuyến bay SU290.
Sau khi nhập cảnh, bệnh nhân được cách ly
tập trung tại Vĩnh Phúc.
Thêm 4 ca mắc mới, 2 ca liên quan BN243
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook