094-2020 - page 11

11
Kinh tế -
Thứ Tư 29-4-2020
Cho xuất khẩu gạo, khẩu trang
y tế bình thường
Thủ tướng đồng ý với đề xuất của Bộ CôngThương, từ ngày 1-5 cho hoạt động xuất khẩu gạo
được trở lại bình thường.
Tiêu điểm
ANHIỀN
C
hiều 28-4, Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc chủ
trì cuộc họp Thường
trực Chính phủ trực tuyến
về vấn đề xuất khẩu gạo với
sự tham dự của lãnh đạo 13
tỉnh ĐBSCL, vựa lúa của
cả nước; các tập đoàn, tổng
công ty lương thực lớn, một
số bộ, ngành.
Từ 1-5 cho xuất khẩu
gạo được trở lại
bình thường
Phát biểu khai mạc cuộc
họp, Thủ tướng cho biết năm
2020 chúng ta có kế hoạch
xuất khẩu 6 triệu tấn gạo. Do
tình hình dịch COVID-19 và
thiên tai, hạn hán, nhiều nước
đã dừng xuất khẩu gạo để đề
phòng tình trạng khan hiếm
lương thực có thể xảy ra.
“Vì thế, chúng ta đã có chủ
trương xuất khẩu có kiểm soát
để xem xét tình hình sản xuất
vụ đông xuân, hè thu; xemsản
lượng, diện tích, năng suất
cụ thể để trước hết bảo đảm
lương thực cho đất nước 100
triệu dân, đề phòng bất trắc
xảy ra. Đây là việc làm cần
thiết” - Thủ tướng nhận định.
Thủ tướng cũng cho biết
trong những ngày qua đã cử
các đoàn công tác của Bộ
CôngThương, BộNN&PTNT
đi nắm tình hình các tỉnh và
nghe các tỉnh phản ánh việc
sản xuất lúa ở địa bàn mình.
Năm nay, điều đáng mừng là
trong bối cảnh hạn hán, xâm
nhập mặn nghiêm trọng ở
ĐBSCL nhưng do quyết tâm
của các địa phương, sự chỉ
đạo của Chính phủ, chúng
ta đã chuyển thời vụ sớm, có
cơ cấu cây trồng hợp lý cho
nên năm nay được mùa lúa.
Sau khi nghe báo cáo của
đoàncông tác liênngànhdoBộ
Công Thương trình bày, Thủ
tướng đồng ý với đề xuất của
Bộ Công Thương về phương
án điều hành xuất khẩu gạo
từ tháng 5-2020. Theo đó,
từ ngày 1-5 cho hoạt động
xuất khẩu gạo được trở lại
bình thường, tiếp tục thực
hiện theo quy định tại Nghị
định số 107/2018/NĐ-CPcủa
Chính phủ về kinh doanh xuất
khẩu gạo. Tiếp tục thực hiện
nghiêm việc chỉ xuất khẩu
gạo qua cửa khẩu quốc tế
(đường bộ, đường sắt, đường
biển, đường thủy, đường hàng
không).
Tránh tình trạng
“tay không bắt giặc”
Thủ tướng giao Bộ Công
Thương chủ trì, phối hợp với
BộNN&PTNT, BộTài chính,
Tổng cục Hải quan chỉ đạo
tạo mọi điều kiện cho xuất
khẩu gạo trong tháng 5, 6 và
các tháng tiếp theo, bảo đảm
quyền lợi cho người sản xuất
và doanh nghiệp. BộTài chính
thực hiện mua đủ dự trữ quốc
gia về gạo.
Bộ Công Thương chủ trì,
phối hợp với các bộ liên
quan theo dõi thường xuyên
tình hình sản xuất, tiêu thụ,
dự trữ, xuất khẩu; nếu xuất
khẩu gạo ảnh hưởng đến an
ninh lương thực quốc gia thì
báo cáo ngay Thủ tướng để
có biện pháp xử lý phù hợp.
Thủ tướng yêu cầu trong
quá trình điều hành cần lắng
nghe ý kiến đầy đủ của các địa
phương sản xuất lúa gạo lớn,
các doanh nghiệp sản xuất lớn
vàngười dân.BộCôngThương
đôn đốc các thương nhân kinh
doanhxuấtkhẩugạonghiêmtúc
tuân thủ thường xuyên duy trì
Kể từ ngày 1-5, hoạt động xuất khẩu gạo được trở lại bình thường. Ảnh: GIA TUỆ
Xuất khẩu khẩu trang y tế
không hạn chế số lượng
Ngày 28-4, Thủ tướng chấp thuận cho phép xuất khẩu
khẩu trang y tế, các thuốc điều trị COVID-19 và vật tư y tế
trên cơ sở tạo thuận lợi nhưng phải đảm bảo chất lượng
sản phẩm, giữ gìn uy tín quốc gia.
Trướcđó,Banchỉđạoquốcgiaphòng,chốngdịchCOVID-19
đã thống nhất phương án bỏ chế độ cấp giấy phép và cho
phép doanh nghiệp được xuất khẩu khẩu trang y tế mà
không hạn chế số lượng, không bị ràng buộc về điều kiện
xuất khẩu. Căn cứ diễn biến của dịch bệnh và nhu cầu sử
dụng khẩu trang y tế trong nước, Bộ Y tế sẽ báo cáo Chính
phủ xemxét, quyết định áp dụng các biện pháp quản lý phù
hợp để bảo đảm cung ứng đủ cho nhu cầu phòng, chống
dịch bệnh trong nước.
Theo báo cáo của Bộ Công
Thương tại cuộc họp, sản xuất
năm2020ướcđạt 43,5 triệu tấn
lúa.RiêngvùngĐBSCL,vụđông
xuân tới nay về cơ bản đã thu
hoạch xong 1,54 triệu ha gieo
trồng, sản lượng ước đạt 10,8
triệu tấn lúa.
Sau khi trừ đi nhu cầu tiêu
dùng và dự trữ, lượng lúa còn
dư có thể xuất khẩu trong năm
nay là khoảng 13,54 triệu tấn,
tương đương khoảng 6,5-6,7
triệu tấn gạo.
mức dự trữ lưu thông tối thiểu
tương đương 5% quy định tại
Nghị định 107.
Đồng thời đềnghị 20 thương
nhân xuất khẩu gạo lớn nhất
ký thỏa thuận với ít nhất một
hệ thống siêu thị về việc bảo
đảm cung cấp lượng dự trữ
lưu thông 5% khi được yêu
cầu. Trường hợp thương nhân
không thực hiện, cho phép Bộ
Công Thương thu hồi giấy
chứng nhận đủ điều kiện kinh
doanh xuất khẩu gạo.
“Bộ Công Thương rà soát
Nghị định 107 để đề xuất sửa
đổi, khắc phục các bất cập đã
và đang phát sinh trong thực
tế. Trong đó, tránh tình trạng
“tay không bắt giặc” của một
số doanh nghiệp, “không có
kho, không có cơ sở gì hay
vừa qua có tình trạng qua
khai tờ khai hải quan, có
một số doanh nghiệp không
làm xuất khẩu tranh thủ đăng
ký hạn ngạch”” - Thủ tướng
nhấn mạnh.
Người đứng đầu Chính phủ
cũng yêu cầu Bộ Tài chính rà
soát khó khăn, vướng mắc về
cơ chế, chính sách và thực
hiện đấu thầu mua gạo dự
trữ quốc gia để có giải pháp
phù hợp. Bộ Tài chính chỉ
đạo Tổng cục Hải quan tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho
xuất khẩu gạo.
“Ban chỉ đạo 389 quốc
gia, Bộ Tài chính, Bộ Quốc
phòng, Bộ Công an, Bộ Công
Thương chỉ đạo các lực lượng
chức năng tăng cường kiểm
tra, kiểm soát, xử lý nghiêm
hành vi buôn lậu gạo qua biên
giới” -Thủ tướng nhấnmạnh.•
Kiến nghị cứu doanh nghiệp
khi có nguy cơ bị mua lại
Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) TP.HCM (HUBA) vừa
có báo cáo gửi UBND TP.HCM về tình hình DN qua
tác động của dịch COVID-19. Theo HUBA, thực hiện
cách ly xã hội đã ngăn chặn hiệu quả khả năng lây lan
của dịch COVID-19 nhưng cũng gây ảnh hưởng không
nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN.
Hiện nay, nhiều DN bị thiệt hại có một số nhu cầu
được hỗ trợ để khôi phục hoạt động sau dịch gồm: Vay
tiền không tính lãi để trả lương, giữ chân người lao
động; vay vốn lưu động ngắn hạn để sản xuất các sản
phẩm thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân; vay vốn
trung hạn đầu tư đổi mới thiết bị, ứng dụng công nghệ
mới và chuyển đổi số phù hợp nhu cầu tái cơ cấu sản
xuất, tái cơ cấu DN...
HUBA kiến nghị mở rộng đối tượng DN được nhận
hỗ trợ với thủ tục đơn giản nhất; Nhà nước có chính
sách sẵn sàng giải cứu DN khi có nguy cơ bị mua lại.
Bên cạnh đó, việc kéo dài thời gian nợ thuế đến cuối
năm tạo cơ hội khôi phục sản xuất, kinh doanh thay vì
3-5 tháng là quá ngắn.
TÚ UYÊN
Giá thịt heo nhập khẩu về tới cảng Việt Nam chỉ khoảng 60.000 đồng/kg
Thứ trưởng
PhùngĐức
Tiến kiểm
tra công tác
kiểmdịch và
thông quan
nhập khẩu
thịt heo tại
cảngHải
Phòng.
Ảnh:
VĂNGIANG
Ngày 28-4, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến
đã đi kiểm tra công tác kiểm dịch và thông quan nhập
khẩu thịt heo tại cảng Hải Phòng. Tại buổi làm việc, ông
Đoàn Thành Lũy, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Vùng 2,
cho biết: Trong bốn tháng đầu năm, lượng thịt heo nhập
khẩu qua cửa khẩu và cảng biển Hải Phòng đạt 819 lô,
tương đương hơn 25.000 tấn.
Thông tin thêm, bà Phạm Thị Thu Hương, Giám đốc Công
ty Xuất khẩu Hương Việt - một trong 21 doanh nghiệp nhập
khẩu và phân phối thịt heo của Tập đoàn Miratorg (Liên bang
Nga), cho biết: “Tại Việt Nam là kiểm dịch theo quy định,
còn thịt heo nhập khẩu cũng được thực hiện theo quy trình
xuất khẩu và đạt tiêu chuẩn quốc tế. Việc lựa chọn tiêu thụ
sản phẩm vẫn chủ yếu là do người tiêu dùng. Hiện tại người
tiêu dùng vẫn quen dùng thịt nóng nên để chuyển sang sử
dụng thịt đông lạnh cần có thời gian”.
Kiểm tra thực tế tại cơ sở, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến
nói: “Thủ tục hành chính về kiểm dịch, kiểm tra chất lượng
phải đảm bảo ngắn nhất, nhanh nhất để tạo điều kiện đưa số
lượng thịt heo nhập khẩu sớm về Việt Nam. Đảm bảo tinh
thần chỉ đạo của Thủ tướng nhập 100.000 tấn thịt heo để
đảm bảo nguồn cung trong nước” - ông Tiến nói.
Thông tin từ buổi làm việc cho hay hiện Việt Nam đã
chấp thuận cho 24 quốc gia được phép xuất khẩu thịt và
sản phẩm thịt gia súc, gia cầm vào Việt Nam. Giá thịt heo
nhập khẩu từ các quốc gia này về tới cảng Việt Nam trung
bình vào khoảng 2,55 USD/kg, tương đương 60.000 đồng/
kg, tùy loại sản phẩm. Như vậy, so với giá bán trong nước
thì mức giá này đang hết sức cạnh tranh và đảm bảo các
tiêu chuẩn kỹ thuật cao của châu Âu.
AH
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook