094-2020 - page 3

3
Thời sự -
Thứ Tư 29-4-2020
ĐỨCMINH
S
áng 28 - 4 , t i ếp t ục
phiên họp thứ 44, Ủy
ban Thường vụ Quốc
hội (QH) đã cho ý kiến về
dự thảo nghị quyết về miễn
thuế sử dụng đất (SDĐ)
nông nghiệp.
Không giảm thu
ngân sách, giúp
nông dân vượt khó
Theo tờ trình, Chính phủ
đề nghị kéo dài thời gian
miễn thuế SDĐ nông nghiệp
đã được thực hiện trong giai
đoạn 2011-2020 và nay đề
nghị kéo dài đến năm 2025,
thêmnămnămnữa. Bộ trưởng
Tài chính Đinh Tiến Dũng
cho hay số thuế SDĐ nông
nghiệp được miễn khoảng
7.500 tỉ đồng/năm.
“Việc quy định miễn thuế
SDĐ nông nghiệp không gây
xung đột, vướng mắc trong
quan hệ thương mại với các
nước, không vi phạm các cam
kết quốc tế của Việt Nam
khi đã gia nhập WTO” - bộ
trưởng Tài chính khẳng định.
Theo ông, việc miễn thuế
này cũng không làm giảm
dịch COVID-19 và tình hình
bất lợi về thiên tai, biến đổi
khí hậu hiện nay.
Không nên miễn thuế
tràn lan
Nêu ý kiến, Tổng thư ký
QHNguyễn Hạnh Phúc nhận
xét việc đánh giá kết quả
thực hiện chính sách miễn
thuế SDĐ nông nghiệp thời
gian qua còn “sơ sài, không
rõ tác động”.
Ông Phúc tính toán trong
20 năm thực hiện chính sách,
bình quânmỗi nămmiễn thuế
SDĐ nông nghiệp khoảng
5.671 tỉ đồng. Với số tiền này,
tờ trình của Chính phủ đánh
giá là “giải pháp có tác động
lớn, quan trọng” để khuyến
khích tập trung đất đai cho sản
xuất nông nghiệp với quy mô
lớn, góp phần chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp, nông
thôn theo hướng hiện đại hóa.
Góp phần cải thiện, nâng cao
chính sách này tác động tích
cực, khuyến khích người dân
SDĐ nông nghiệp có hiệu
quả, không để lãng phí đất
đai” - bà Ngân nói.
Tán thành với việc miễn
thuế SDĐ nông nghiệp, Chủ
tịch QH Nguyễn Thị Kim
Ngân khẳng định đây là chính
sách có ý nghĩa rất lớn đối
với ngành nông nghiệp và hỗ
trợ nông dân mỗi lúc gặp khó
khăn như trong thời gian dịch
bệnh COVID-19 diễn ra khó
lường ở nhiều nước trên thế
giới, trong đó có Việt Nam.
Những khi khủng hoảng tài
chính, dịch bệnh thì sản xuất
nông nghiệp vẫn là lĩnh vực
“cứu cánh” cho nền kinh tế
Việt Nam. Trong khi những
lĩnh vực như công nghiệp,
dịch vụ, vận tải bị đình trệ
thì lĩnh vực nông nghiệp vẫn
phát triển. Khi dịch bệnh
diễn ra ở Việt Nam thì nông
dân đi làm việc xa nhà vẫn
phải quay trở về quê hương
gắn bó với mảnh vườn, thửa
ruộng của mình để trồng trọt,
sản xuất.
Phó Chủ tịch QH Phùng
Quốc Hiển cho rằng chính
sách miễn thuế nên nhìn ở
ba góc độ gồm: Thu cho ngân
sách - đòn bẩy thúc đẩy sản
xuất phát triển - công cụ quản
lý của Nhà nước. “Như vậy,
nếu chỉ thu thì chính sách
thuế như con vịt què. Chính
sách thuế là con thiên nga chỉ
khi nhìn ở ba góc độ” - ông
Hiển ví von.
Từ đó, ông Hiển đề nghị
Chính phủ hoàn thiện hồ sơ,
đánh giá tác động, có tổng kết
để báo cáoQH. Theo ông, đây
là chính sách lớn, quan điểm
lớn và sẽ được nhiều đại biểu
QH quan tâm.
“Nếu trình ra hồ sơ sơ sài
thì chúng ta sẽ bị phê bình,
các đồng chí hết sức lưu ý”
- ông Hiển nói.
Chủ tịchQuốc hội Nguyễn Thị KimNgân: “Sản xuất nông nghiệp vẫn là lĩnh vực “cứu cánh”
cho nền kinh tế Việt Nam!”. Ảnh: TTXVN
UBTVQH: Tiếp tục miễn thuế
đất nông nghiệp 5 năm
Việc miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp phải đứng trên ba góc độ:Thu cho ngân sách -
thúc đẩy sản xuất - Nhà nước quản lý được.
thu ngân sách nhà nước, do
chính sách này đang được
thực hiện trên thực tế.
Trình bày ý kiến của cơ
quan thẩm tra, Chủ nhiệm
Ủy ban Tài chính - Ngân
sách Nguyễn Đức Hải cho
biết thường trực ủy ban này
nhất trí với tờ trình của Chính
phủ về sự cần thiết tiếp tục
ban hành chính sách miễn
thuế SDĐ nông nghiệp cho
giai đoạn 2021-2025.
Ông Hải nói đây là chính
sách giúp giảm bớt khó khăn
cho nông dân, thúc đẩy kinh
tế nông nghiệp phát triển…
Đồng thời, nâng cao sức cạnh
tranh của sản phẩm nông
nghiệp trên thị trường trong
bối cảnh hội nhập quốc tế,
đặc biệt là ảnh hưởng của
đời sống nông dân, tạo việc
làm cho khu vực nông thôn,
khuyến khích nông dân gắn
bó hơn với đất, yên tâm đầu
tư sản xuất nông nghiệp…
“Chỉ 5.671 tỉ đồng mà tác
động ghê gớm như thế này,
tôi đề nghị QH cho gấp đôi”
- ông Phúc nói.
Tổng thư ký QH cho rằng
cần đánh giá cả hai chiều,
chứ không phải “cần cái gì
thì báo cáo theo chiều hướng
tích cực”. Đặt câu hỏi: “Người
để đất bỏ hoang cũng được
miễn thì như thế nào, có công
bằng không?”, ông Phúc đề
nghị phải có khảo sát, đánh
giá cụ thể vấn đề này, không
nên miễn thuế tràn lan.
“Cứu cánh” cho
nền kinh tế
Chủ tịch QH Nguyễn Thị
KimNgân cho rằng đối tượng,
phạm vi miễn thuế không
nên tràn lan. “Làm sao để
“Những khi khủng
hoảng tài chính,
dịch bệnh thì sản
xuất nông nghiệp
vẫn là lĩnh vực “cứu
cánh” cho nền kinh
tế Việt Nam!”
Chủ tịch QH
Nguyễn Thị Kim Ngân
1.651
tỉ đồng cấp cho Bộ GTVT được
điều chỉnh, chuyển giao sang
UBNDTPĐàNẵngđể thực hiện
dựánnút giao thông khácmức
Ngã ba Huế (TP Đà Nẵng).
Cũng trong sáng 28-4, Ủy ban
Thường vụ QH đã biểu quyết
như trên.
Tiêu điểm
Bỏ hoang đất nông nghiệp đang phổ biến
Tổng thư ký QH Nguyễn Hạnh Phúc đánh giá tình trạng
bỏ hoang đất nông nghiệp hiện đang diễn ra khá phổ biến.
“Thái Bình là một tỉnh nông nghiệp, tôi về tiếp xúc cử tri
ba huyện thì huyện nào cũng kêu tình trạng bỏ đất nông
nghiệp nhiều lắm, rất nhiều” - ông dẫn chứng.
Ông liệt kê hàng loạt nguyênnhândẫnđến việc bỏhoang
đất nông nghiệp, trong đó đáng chú ý là dịch bệnh, nhất
là dịch chuột, giá bán và đầu ra cho sản xuất nông nghiệp
rất khó khăn…
Đồng tình, Chủ tịchQHNguyễnThị KimNgân nhấnmạnh
tới nguyên nhân đầu vào tăng, đầu ra bấp bênh khiến nông
dân không yên tâm sản xuất.“Đừng đổ thừa việcmiễn thuế
này làm cho tình trạng bỏ đất hoang. Không phải đâu! Bỏ
đất hoang có nhiều lý do lắm” - bà Ngân nói.
Tháng5,Quốc hội sẽ phê chuẩnHiệpđịnhEVFTA
Chiều 28-4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) cho ý
kiến về việc trình QH phê chuẩn Hiệp định Thương mại
tự do Việt Nam (VN) - EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ
đầu tư VN - EU (EVIPA).
Trình bày tờ trình của Chủ tịch nước, Chủ nhiệm Văn
phòng Chủ tịch nước Đào Việt Trung cho biết với mức
độ cam kết đạt được, EVFTA được coi là một hiệp định
toàn diện, chất lượng cao và đảm bảo cân bằng về lợi
ích cho cả VN và EU. Đồng thời phù hợp với các quy
định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cũng
như đã lưu ý đến chênh lệch về trình độ phát triển giữa
hai bên.
Tờ trình cũng nêu rõ bên cạnh những thuận lợi, hiệp
định có thể mang lại một số thách thức nhất định. Đáng
chú ý, VN cam kết mở cửa thị trường với hàng hóa, dịch
vụ cho EU, tạo ra sức ép cạnh tranh nhất định cho nền
kinh tế, doanh nghiệp và hàng hóa, dịch vụ của ta. Tuy
nhiên, đây là sức ép cạnh tranh lành mạnh, có chọn lọc và
theo lộ trình phù hợp…
Cạnh đó, EVFTA bao gồm những quy định, quy tắc chặt
chẽ về thủ tục đầu tư, hải quan, thuận lợi hóa thương mại,
tiêu chuẩn kỹ thuật, các biện pháp kiểm dịch động thực
vật, sở hữu trí tuệ, mua sắm của Chính phủ, phát triển bền
vững... Để thực hiện đầy đủ các quy định này, đòi hỏi cần
cải cách hệ thống pháp luật của ta. Tuy nhiên, việc này
cũng phù hợp với chủ trương cải cách thủ tục hành chính,
tăng cường hiệu quả của mua sắm công, đổi mới mô hình
tăng trưởng, Chính phủ cũng đã và đang triển khai hết sức
chủ động, khẩn trương.
Tại phiên họp, nhiều ý kiến đề nghị Chính phủ cần dự
báo xu hướng phát triển kinh tế quốc tế; đề ra được các
giải pháp xử lý đảm bảo an ninh kinh tế, an ninh chính trị
và giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Đáng chú ý, việc áp dụng tự động hóa trong bối cảnh cách
mạng công nghiệp 4.0 cũng sẽ ảnh hưởng đến nhóm ngành
thâm dụng lao động như dệt may, da giày. Do vậy, cần đánh
giá cụ thể hơn cả tác động tích cực, tiêu cực đến các ngành
và nhìn nhận lại năng lực của VN. Điều này giúp có sự chuẩn
bị kỹ lưỡng, phát huy thế mạnh để tận dụng các cơ hội và hạn
chế tối đa các tác động tiêu cực từ hiệp định, có chính sách
hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng từ hiệp định.
Kết luận, Phó Chủ tịch Thường trực QH Tòng Thị
Phóng cho biết Thường vụ QH nhất trí trình QH xem
xét, quyết định phê chuẩn toàn văn phê chuẩn Hiệp định
Thương mại tự do VN - EU (EVFTA), phê chuẩn Hiệp
định Bảo hộ đầu tư VN - EU (EVIPA) tại kỳ họp thứ 9,
QH khóa XIV sẽ khai mạc vào ngày 20-5-2020.
Đ.MINH
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook