094-2020 - page 13

13
N
gày 23-4, TP.HCMban
hành “Bộ tiêu chí đánh
giá an toàn trong phòng,
chống dịch COVID-19 đối
với hoạt động kinh doanh
dịch vụ ăn uống trên địa
bàn TP”.
Bộ tiêu chí yêu cầu các cơ
sở kinh doanh dịch vụ ăn uống
phải đạt hoặc có thực hiện
tiêu chí đánh giá 5, 9 và 10
thì mới được phép hoạt động.
Nội dung ba tiêu chí này bao
gồm: Khu vực ăn uống yêu
cầu thực hiện khoảng cách
tối thiểu giữa hai người là 1
m; người phục vụ phải đeo
khẩu trang; đo nhiệt kế cho
khách khi vào ăn uống; có
đầy đủ dung dịch sát khuẩn
cho người ăn.
Bên cạnh đó, TP.HCMcũng
ra quy định cấm tập trung
trên 20 người cùng lúc. Tuy
nhiên, khảo sát của
Pháp
Luật TP.HCM
cho thấy đa
phần quán nhậu, tiệm ăn và
thực khách không thực hiện
đủ những tiêu chí và quy định
nói trên.
Cho ngồi nhậu nhưng
phải cách 1 m
Gần 20 giờ ngày 27-4, quán
bò tơ trên địa bàn quận 12,
TP.HCM vẫn sáng đèn và
khách ngồi kín hơn 10 bàn.
Thế nhưng khách vẫn tiếp
tục vào lai rai.
PV nhẩm đếm số lượng
khách tại thời điểm này
phải trên 40. Hơn nữa, tất
cả khách cùng bàn ngồi gần
nhau, người này cách người
kia cao lắm 0,5 m.
PV bắt chuyện, một thực
khách cho biết không khí trong
bàn nhậu chỉ sôi động khi mọi
người cụng ly. Ngồi xa quá,
mỗi lần cụng ly phải chồm
người sẽ không thoải mái.
Lý giải lượng khách tập
trung cùng lúc quá đông, chủ
quán cho rằng khách đến phải
tiếp, không thể từ chối.
Chuyện riêng tư
không thể ngồi xa,
nói lớn
Trưa cùng ngày, PV vào
quán lẩu cá kèo trên địa bàn
quận 3, TP.HCM. Trong quán,
PVthấy gần 30 khách ăn uống
vui vẻ. Một nhóm sáu người
ngồi cạnh bàn PV vừa ăn vừa
nói cười thoải mái, người này
ngồi gần người kia.
“Ăn là phải nói chuyện
mới hứng thú. Với lại chuyện
riêng tư không thể để người
khác nghe nên phải ngồi gần.
Ngồi xa 1 m phải nói lớn, gây
ồn ào và khó chịu cho người
khác. Chưa hết, thức ăn dễ
văng khỏi miệng khi giọng
to, mất vệ sinh” - một khách
nói với PV.
Bà M. (chủ quán) chia sẻ:
“Quy định cách xa 1 m chỉ
phù hợp khi khách đi một
mình. Khách từ hai người trở
lên khó yêu cầu họ thực hiện
khoảng cách nói trên, nhất là
một nam một nữ vì ngồi gần
họ dễ gắp thức ăn cho nhau
và nhỏ to tâm sự”.
“Quán bố trí một nhân viên
đo thân nhiệt và nhắc nhở
khách rửa tay bởi hai tiêu chí
này dễ làm. Còn quy định chỉ
tập trung cùng lúc 20 người
trở xuống khó thực hiện bởi
trưa khách vô đông, không
thể không tiếp” - bà M. nói.
Tương tự, tại quán cà phê
trên địa bàn quận Gò Vấp,
PV ghi nhận khách đi riêng
lẻ ngồi xa hơn 1 m nhưng đi
chung lại ngồi gần nhau, thậm
chí một đôi nam nữ chụm đầu
thỏ thẻ.•
Quán lẩu
cá kèo ở
quận 3,
TP.HCM
luôn đông
vào buổi
trưa và
khách
ngồi gần
nhau để
dễ nói
chuyện.
Ảnh: TRẦN
NGỌC
(Chụp
lúc 12 giờ
15 ngày
27-4).
Buộc đóng cửa nếu tổng tiêu chí
an toàn dưới 50%
Mỗi tiêuchí đánhgiáđược chấmđiểmtừ0 tới 10. Cơsởkinh
doanh dịch vụ ăn uống buộc phải đóng cửa nếu tổng tiêu
chí an toàn dưới 50%. Từ 50% đến 100% và các tiêu chí 5, 9,
10 đều đạt hoặc có thực hiện thì cơ sở được phéphoạt động.
Thời gian này, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tự
đánh giá 10 tiêu chí và khắc phục sớmnhững tiêu chí thiếu
an toàn. Sau đó Ban quản lý An toàn thực phẩmTP.HCM kết
hợpvới quận, huyệnkiểmtra và sẽđóngcửa cơ sởkhôngđạt.
PGS-TS
PHẠM KHÁNH PHONG LAN
,
Trưởng Ban quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM
Họ đã nói
Tôi sẽ kiến nghị
để đoàn kiểm tra
thông cảm
9/10 tiêuchí đánhgiá cái nào
tôi cũng có thể khắc phục và
làmđược. Riêng tiêu chí khách
phải ngồi cáchnhau1mthật là
khó bởi có người trao đổi công
việc, cũng cóngười nói chuyện
riêng tư. Sắp tới có đoàn kiểm
tra, tôi phải nêu vấn đề này để
họ thông cảm.
Chị T. - chủ một quán cà phê
ở Gò Vấp
Đời sống xã hội -
Thứ Tư29-4-2020
Hàng quán khó
thực hiện tiêu chí
ngồi xa nhau 1 m
Hai thực khách phải ngồi xa 1m là tiêu chí an toàn trong phòng,
chống dịch COVID-19 nhưng nhiều quán nhậu, tiệmăn than trời
vì khó thực hiện.
Khách từ hai người
trở lên khó yêu cầu
họ thực hiện khoảng
cách 1 m, nhất là
một nammột nữ vì
ngồi gần họ dễ gắp
thức ăn cho nhau và
nhỏ to tâm sự.
15 tiêuchíđánhgiámức
độantoànphòng, chống
dịchtrong trườnghọc
Ngày 28-4, Bộ GD&ĐT đã ban hành bộ tiêu
chí đánh giá mức độ an toàn phòng, chống
dịch COVID-19 trong trường học. Với 15 tiêu chí áp
dụng cho trước, trong và sau khi học sinh (HS) học
tập ở trường, cơ sở giáo dục nếu đạt từ bảy tiêu chí
trở xuống sẽ bị đánh giá là “thực hiện chưa tốt, trường
học không an toàn và không được phép hoạt động”.
Bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn phòng,
chống dịch COVID-19 trong trường học được Bộ
GD&ĐT phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc
(UNICEF) và tham khảo ý kiến chuyên môn của Bộ
Y tế để xây dựng. Bộ tiêu chí này có bảy tiêu chí để
đánh giá mức độ an toàn trước khi HS đến trường.
Trước hết là việc đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết
bị vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, y tế tại trường
học (thiết bị đo thân nhiệt, xà phòng hoặc dung dịch sát
khuẩn, nước uống, nơi rửa tay bằng nước sạch), chú ý
đến các yếu tố liên quan đến người khuyết tật. Xây dựng
kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà
trường và thực tiễn phòng, chống dịch tại địa phương.
100% HS, cán bộ, giáo viên thực hiện khai báo sức
khỏe, đo thân nhiệt ở nhà trước khi đến trường. 100%
HS và cán bộ, giáo viên thực hiện việc đeo khẩu trang
đúng cách trên đường đến trường.
Quá trình HS học tập tại trường, bộ tiêu chí có sáu
tiêu chí đánh giá mức độ an toàn phòng, chống dịch.
Trong đó bảo đảm 100% HS, cán bộ, giáo viên được
đo thân nhiệt trước khi vào lớp; đảm bảo giãn cách
trong và ngoài phòng học, lớp học, phòng làm việc,
phòng chức năng, phòng sinh hoạt tại nhà trường theo
quy định của Chính phủ.
Lau khử khuẩn, vệ sinh, phương tiện đưa đón HS
sau mỗi lần đưa đón theo quy định, đeo khẩu trang
đúng cách trong thời gian ở trường. Thực hiện đầy
đủ việc kiểm tra, rà soát và bổ sung kịp thời các trang
thiết bị phòng, chống dịch bệnh để chuẩn bị cho buổi
học tiếp theo.
Ban chỉ đạo công tác phòng, chống dịch của nhà
trường thực hiện nghiêm công tác kiểm tra, giám sát,
đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện các quy định về
phòng, chống dịch COVID-19.
Khi HS kết thúc buổi học, bộ tiêu chí có hai tiêu
chí đánh giá, đó là: Bảo đảm 100% HS, cán bộ, giáo
viên thực hiện giãn cách hợp lý, đeo khẩu trang từ khi
rời trường trở về nhà; 100% HS mầm non và tiểu học
được nhà trường bố trí giao nhận đầy đủ.
Mỗi tiêu chí trên có hai mức độ đánh giá là “Đạt”
và “Không đạt”. Trường học được đánh giá “Đạt” từ
11 tiêu chí trở lên, trong đó phải có các tiêu chí về
việc 100% HS, cán bộ, giáo viên thực hiện đeo khẩu
trang đúng cách trên đường đến trường, trong quá
trình học tập tại trường, tiêu chí về vệ sinh khử trùng
trường lớp, trang thiết bị đồ dùng học tập và phương
tiện đưa đón (tiêu chí 4, 5, 10, 11) sẽ xếp loại là
“Thực hiện tốt, trường học an toàn”.
HT
Việt Nam và Anh nghiên cứu thuốc
điều trị COVID-19
Đại sứ quán Anh tại Việt Nam ngày 28-4 đã
cung cấp cho báo chí thông tin mới nhất về hợp tác
giữa Vương quốc Anh và Việt Nam trong lĩnh vực y
tế và công tác phòng, chống COVID-19.
Theo đó, đơn vị nghiên cứu lâm sàng ĐH Oxford
(OUCRU) của Anh đang phối hợp cùng với Bộ Y tế
Việt Nam và BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM để triển khai
nghiên cứu, đánh giá tính an toàn và hiệu quả của việc
dùng thuốc chloroquine trong điều trị COVID-19.
Chia sẻ trong video giới thiệu về nghiên cứu, Đại sứ
Anh Gareth Ward cùng đại diện Cục Khoa học công
nghệ - Đào tạo (Bộ Y tế) và đại diện OUCRU cho biết
nếu thử nghiệm này chứng minh chloroquine là một
phương pháp điều trị COVID-19 hiệu quả, phương
pháp này có thể được triển khai để điều trị cho hàng
triệu người trên khắp thế giới ở mọi mức thu nhập với
chi phí hợp lý, một cách công bằng, hiệu quả và an
toàn. Điều này có khả năng làm chậm đại dịch toàn cầu
này và giảm thời gian mọi người chữa trị ở bệnh viện.
VIẾT THỊNH
TRẦNNGỌC
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook