094-2020 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư29-4-2020
CHÂNLUẬN
C
hiều 28-4, TAND Tối cao tổ
chức phiên họp hội đồng nghệ
thuật xây dựng tượng vua Lý
Thái Tông và cố chánh án TAND
Tối cao qua các thời kỳ. Kết thúc
phiên họp, Chánh án TAND Tối
cao Nguyễn Hòa Bình kết luận
là chưa xây dựng tượng, tương
lai nếu có làm thì cũng sẽ không
dùng ngân sách mà bằng sự đóng
góp của ngành tòa án.
Lắng nghe vì các ý kiến
đều thiện chí
Tại phiên họp, ông Bình nói việc
dựng tượng vua Lý Thái Tông làm
biểu tượng của ngành tòa án và hoạt
động xét xử đã được tiến hành từ lâu.
Gần đây công luận, dư luận cũng rất
nhiều ý kiến phong phú, đa dạng.
Chánh án Bình cho rằng dư luận
rất quan tâm đến việc này nên cần
phải lắng nghe và thuyết phục được
người dân. “Tất cả ý kiến đều thiện
chí và chúng ta phải lắng nghe. Hôm
nay, chúng ta nghe ý kiến các nhà
chuyên môn, tham khảo ý kiến các
thành viên hội đồng, các nhà sử học.
Sau đó sẽ có báo cáo cấp có thẩm
quyền để quyết định” - Chánh án nói.
Ông Nguyễn Hòa Bình giải thích
năm lý do TAND Tối cao lựa chọn
vua Lý Thái Tông làm nhân vật lich
sư tiêu biêu trong hoat đông xet xư
cuaViêt Nam. Theo đó, vua Lý Thái
Tông là người ban hành bộ “Hình
thư” - bộ luật chính thức thành văn
đầu tiên trong lịch sửViệt Nam, khai
mở nên phap luât thân dân Đai Việt.
Ngày 28-4, TAND TP Cần Thơ xử phúc thẩm đã bác
kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, tuyên y án sơ thẩm
chín năm sáu tháng tù đối với bị cáo Nguyễn Thanh Giàu
(26 tuổi) về hai tội cố ý gây thương tích và cố ý làm hư
hỏng tài sản.
HĐXX nhận định bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng khi
gây thương tích cho hai người, một người 71%, một người
4% nhưng hành vi gây thương tích 4% chưa bị xét xử.
Mức hình phạt mà tòa sơ thẩm đã tuyên là còn nhẹ
nhưng không có kháng cáo, kháng nghị về việc tăng hình
phạt nên cấp phúc thẩm giữ nguyên. Từ đó, tòa quyết định
hình phạt như trên đối với bị cáo.
Theo bản án sơ thẩm, khoảng 18 giờ 45 ngày 8-4-2019,
Giàu đến tiệm quần áo KL (quận Cái Răng) tìm con của
chị chủ tiệm để lấy lại tờ tiền mệnh giá 500.000 đồng mà
Giàu đã mua quần áo trước đó.
Đến tiệm, Giàu không gặp được người cần gặp nên lấy
ống tuýp sắt đập vào cánh cửa kính của tiệm làm kính vỡ
hoàn toàn. Theo kết luận giám định, cửa kính có giá hơn
3,5 triệu đồng.
Ngoài ra, do có mâu thuẫn từ trước với ông Lê Văn
Khiêm nên khoảng 9 giờ ngày 26-4-2019, Giàu lái xe từ
nhà đến đoạn đường dân sinh phường Hưng Phú (Cái
Răng) đợi ông Khiêm để giải quyết mâu thuẫn.
Đến khoảng 10 giờ cùng ngày, thấy ông Khiêm chạy xe
một mình, Giàu chặn đầu xe thì ông này quay đầu xe bỏ
chạy. Giàu đuổi theo, dùng dao tấn công ông gây thương
tích 4%.
Sau đó, ông Khiêm trình báo công an phường. Công
an phường cử cán bộ là anh Nguyễn Minh Nhựt đến hiện
trường nắm tình hình. Khi đến, anh Nhựt không thấy Giàu
nên đến nhà để mời Giàu về trụ s làm việc.
Giàu không chấp hành và bỏ đi nên anh Nhựt dùng tay
khống chế thì bị Giàu dùng tay đánh vào mặt. Sau đó,
Giàu dùng dao tấn công anh Nhựt khiến anh này phải cắt
bỏ một quả thận, thay hậu môn giả, tỉ lệ thương tích là
71%.
Theo kết luận giám định pháp y, Giàu có bệnh lý tâm
thần là rối loạn nhân cách, hành vi do sử dụng chất kích
thích gây ảo giác.
Xử sơ thẩm vào tháng 1-2020, TAND quận Cái Răng
tuyên phạt Giàu chín năm tù về tội cố ý gây thương tích,
sáu tháng tù về tội cố ý làm hư hỏng tài sản, tổng hợp
hình phạt chung bị cáo phải chấp hành là chín năm sáu
tháng tù.
Sau đó, bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và tòa
phúc thẩm đã quyết định tuyên án như trên.
NHẪN NAM
Bị phạt 9nămtùvì đánh côngan thương tích71%
Tòa Tối cao chưa
dựng tượng vua
Lý Thái Tông
Chánh án TANDTối cao đã có ý kiến cuối cùng là
chưa tiến hành việc dựng tượng vua LýThái Tông,
xemnhư khép lại sự việc này.
Nhà
điêu
khắc
Nguyễn
Phú
Cường
trình
bày
cạnh
bamẫu
tượng
vua Lý
Thái
Tông
do ông
phác
thảo.
Ảnh:
CHÂN
LUẬN
Dư luận từng băn khoăn
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã phản ánh, theo công văn của TAND Tối
cao thì từ ngày 23 đến 28-4, cơ quan này tổ chức lấy ý kiến của TAND các
cấp về lựa chọn mẫu phác thảo tượng vua Lý Thái Tông để đặt tại trụ sở
TAND Tối cao, trụ sở Tòa án quân sự và TAND các cấp. Trước đó, Hội đồng
Thẩm phán TAND Tối cao đã thống nhất tôn vinh hoàng đế Lý Thái Tông
là nhân vật biểu tượng của công lý và hoạt động xét xử. Dự kiến chất liệu
tượng và khối phụ trợ được đúc bằng đồng đỏ nguyên khối. Tuy nhiên,
ý tưởng này đã khiến dư luận và ý kiến của nhiều người và giới chuyên
môn khá băn khoăn…
Theo Chánh án Nguyễn
Hòa Bình, ý kiến góp
ý của người dân và dư
luận xã hội là rất tích
cực, Tòa Tối cao đã
lắng nghe và tiếp thu.
Ông đã xây dựng xã hội thượng tôn
pháp luật, thiết lập và thi hành chế
độ xét xử theo pháp luật chứ không
phải kiểu “quân xử thần tử, thần bất
tử bất trung”.
Vua Lý Thái Tông cũng trực tiếp
xét xử nhiều vụ an nổi tiếng với
tấm long bao dung, nhân tư của vị
hoàng đế rất mực thương yêu dân.
Ông cho đúc chuông lớn đặt ngay
trước cửa chính điện Thiên An để
người dân trong nước nếu có oan
ức thì đến đánh chuông, bày tỏ lên
hoàng đế để được thấu xét.
Ông cũng là vị vua chăm lo rèn
dạy, tin giao toàn bộ việc xử kiện
và đào tạo Khai Hoàng Vương tr
thành vị quan xử án mẫu mực và
lừng danh trước khi lên ngôi hoàng
đế. Đây là bài học thành công trong
đào tạo người thi hành pháp luật,
bảo vệ công lý cho thời đại.
Tác giả bức tượng chịu
áp lực lớn
Chánh Văn phòng TAND Tối
cao Ngô Tiến Hùng trình bày báo
cáo cho hay: Việc lựa chọn và xây
dựng tượng hoàng đế Lý Thái Tông
làm nhân vât lich sư tiêu biêu trong
hoat đông xet xư cuaViêt Namđược
tiến hành trong hai năm qua. TAND
Tối cao đã phối hợp với nhiều cơ
quan chuyên môn, các nhà khoa
học và có 75% các chuyên gia, nhà
sử học, nhà khoa học lưa chon vua
Ly Thai Tông. Tương tự, có 82% ý
kiến ngành tòa án lựa chọn như vậy.
Hội đồng nghệ thuật vàTANDTối
cao đã mời nhà điêu khắc Nguyễn
Phú Cường sáng tác ba mẫu tượng
phác thảo. Ông Cường là tác giả
của tượng Lê Chân (TPHải Phòng)
và tượng người phụ nữ Việt Nam
trụ s Hội Phụ nữ, được đánh
giá rất cao.
Tuy vậy, khi thuyết minh về ba
mẫu hình vua Lý Thái Tông, ông
Phú Cường bày tỏ mình chịu rất
nhiều áp lực. B i như đại diện Tòa
Tối cao trình bày thì bên cạnh nhiều
ý kiến đồng tình, đánh giá cao, còn
có nhiều ý kiến không đồng thuận,
phản đối việc dựng tượng vua Lý
Thái Tông làm nhân vật tiêu biểu
của hoạt động xét xử.
Ông Cường nói rất bất ngờ vì
dư luận quan tâm lớn đến việc xây
dựng tượng vua Lý Thái Tông.
“Bình thường làm nghệ thuật điêu
khắc thì cũng chỉ trong nội bộ ý
kiến thôi. Nhưng lần này cả nước
bàn. Điều đó làm tôi thực sự…
choáng” - ông Cường nói.
Ông thừa nhận các ý kiến làm
cho ông thấy rất áp lực. Ý kiến
ủng hộ cũng nhiều, ý kiến phản
ứng cũng lắm nên đây là một sức
ép với ông. “Tôi năm nay ngoài 70
rồi. Làm việc này thì là vì vui và
trách nhiệmmà làm, còn nếu bị sức
ép quá khéo bị… tăng xông” - ông
Cường tiếp.
Chưa tiến hành!
Sau khi ông Nguyễn Phú Cường
trình bày, các thành viên hội đồng
nghệ thuật đã phát biểu góp ý. Đa
số ý kiến đều đồng tình việc dựng
tượng vua Lý Thái Tông và chọn
mẫu phác họa số 1. Các góp ý đa
số mang tính kỹ thuật và cố gắng
truyền tải ý nghĩa về một vị vua
công minh, có nhiều công trạng
trong xét xử.
Tuy nhiên, cuối cùng Chánh
án Nguyễn Hòa Bình đã đưa ra
kết luận theo hướng khác. Theo
Chánh án, việc xây dựng tượng
vua Lý Thái Tông không giống
việc xây dựng tượng hàng ngàn
tỉ, cũng không phải việc làm vô
ích mà là giáo dục truyền thống,
nâng cao vị thế của dân tộc, đất
nước trong lịch sử cũng như trong
thời hiện tại.
Theo Chánh án, ý kiến góp ý của
người dân và dư luận xã hội là rất
tích cực, Tòa Tối cao đã lắng nghe
và tiếp thu. Ông lưu ý các thành viên
hội đồng tiếp thu ý kiến của người
dân một cách sáng suốt, minh mẫn
để công việc chất lượng cao nhất.
Ông Bình cũng thông báo việc lấy ý
kiến đông đảo người dân trên mạng
xã hội đến 28-4 là kết thúc. Về ý
kiến đóng góp của các thành viên
hội đồng nghệ thuật, Chánh án đề
nghị tác giả bức tượng tiếp thu và
điều chỉnh hình mẫu.
Cuối cùng, ông Nguyễn Hòa Bình
nói: “Trước mắt, trong thời gian
COVID-19 đang diễn ra, ngành tòa
án chưa đặt ra vấn đề xây dựng tượng
đài vua Lý Thái Tông mà dành thời
gian tiếp tục hoàn thiện, sáng tác”.
“Việc xây dựng tượng vua Lý
Thái Tông, nếu tiến hành trong
tương lai, vào thời điểm thích
hợp sẽ không dùng ngân sách mà
là bằng sự đóng góp của toàn thể
ngành tòa án. Đây là việc ngành
tòa án tự nguyện làm để ghi nhận,
tôn vinh công trạng của vị hoàng
đế Lý Thái Tông” - ông Nguyễn
Hòa Bình kết thúc.•
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook