094-2020 - page 9

9
Tiêu điểm
Lễ 30-4, vémáy bay lêngiánhưvé tết
Khảo sát nhanh của PV, trên các chặng TP.HCM đi Hà
Nội và ngược lại, giá vé từ ngày 28-4 đã nhảy khá cao. Cụ
thể, từ ngày 28 đến 30-4, giá vé các hãng dao động 1,4-2,8
triệu đồng/vé (chưa tính thuế, phí). Cá biệt, vé VIP nếu tính
cả thuế, phí ghế là gần 7 triệu đồng.
Đáng chú ý, các chuyến bay từ TP.HCM đi các tỉnh vé
tăng cao như dịp tết. Cụ thể, chặng bay đến Hải Phòng
trong ngày 28 và 29-4, giá vé dao động 2,3-4,3 triệu đồng/
vé (chưa tính thuế, phí). TP.HCM đi Thanh Hóa 2,1-4,1
triệu đồng/vé.
Tương tự, chặng TP.HCM đi Đà Nẵng cũng có giá khá
cao 1,6-3,3 triệu đồng. Chiều ngược lại trên các chặng
bay từ Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An và Đà Nẵng đến
TP.HCM giá thấp hơn chút ít, 1,7-2,4 triệu đồng/vé.
Lý giải về tình trạng vé trên các chặng bay nội địa tăng
giá trong dịp này, giám đốc điều hành đại lý vé cấp 1 tại
TP.HCM cho biết hiện nhu cầu khách đi lại tăng khá cao
kể từ thời điểm sau tết đến nay do giãn cách xã hội. Trong
khi tần suất khai thác trên các chặng bay còn khá hạn chế.
Đồng thời, trên mỗi chuyến bay số ghế bán hạn chế do yêu
cầu khoảng cách ngồi giãn cách.
“Lượng vé tung lên hệ thống so giai đoạn cách ly có tăng
hơn chút ít, tuy nhiên so với nhu cầu lúc bình thường vẫn
còn rất thấp. B i vậy, giá vé trong giai đoạn này khá cao” -
vị giám đốc này nói.
Trao đổi với PV, ông Hoàng Văn Thư, Giám đốc Cảng
hàng không quốc tế Vinh, cho biết nhu cầu khách từ mọi
miền đến Nghệ An hiện tăng khá cao. Tuy nhiên, bình quân
mỗi ngày sân bay hiện tiếp nhận năm chuyến đi, đến so
20 chuyến/ngày trước đây. Trong giai đoạn này, cảng yêu
cầu hành khách giữ khoảng cách 2 m khi xếp hàng làm thủ
tục. Đồng thời, cảng vẫn tiếp tục kiểm tra thân nhiệt khách
trước khi bay.
PHONG ĐIỀN
TUYẾNPHAN
T
rong dự thảoLuật Bảo đảm
trật tự an toàn giao thông
(TTATGT) của Bộ Công
an có một đề xuất mới và rất
đáng chú ý, đó là chuyển việc
sát hạch, cấp giấy phép lái xe
(GPLX) cho Bộ Công an phụ
trách, thay vì Bộ GTVT như
hiện nay.
Cụ thể, theo đề xuất thì Bộ
Công an sẽ chịu trách nhiệm
trước Chính phủ việc quản lý
nhà nước về TTATGT đường
bộ, bao gồm việc sát hạch và
cấp, đổi, thu hồi GPLX; quản
lý quá trình chấp hành pháp
luật của người điều khiển
phương tiện sau khi được cấp
GPLX; cũng như quy định về
trừ điểm GPLX.
Bộ Công an cho rằng
sát hạch GPLX còn
lỏng lẻo
Đại diện Cục CSGT cho biết
tình trạng vi phạm TTATGT
đang diễn ra ngày càng phức
tạp. Tính riêng trong năm2019,
hơn 70%các vụTNGTđặc biệt
nghiêm trọng liên quan đến xe
kinh doanh vận tải. Và trong
các vụ TNGT, có rất nhiều vụ
nguyên nhân xuất phát do công
tácđào tạo, sát hạch, cấpGPLX.
Vị này đánh giá thực tế hiện
nay cho thấy sau khi được cấp
GPLX, người lái xe gần như
không bị ai quản lý. Không
cơ quan nào chịu trách nhiệm
chính trong việc quản lý, giám
sát. Cùng với đó, sự phối hợp
giữa các ngành, các đơn vị còn
lỏng lẻo trong công tác cấp và
cấp lại GPLX khiến hàng trăm
ngàn GPLX bị tạm giữ, tước
quyền sử dụng không có người
đến nhận. Không ít trường hợp
đang bị CSGT tạm giữ GPLX
vẫn được cấp lại GPLX khác,
có người còn s hữu tới 2-3
GPLX. Thậm chí có tình trạng
Sát hạch
lái xe tại
Trung tâm
sát hạch
lái xe
HócMôn.
Ảnhminh
họa: L.THY
Các nước cấp bằng lái ra sao?
Traođổi với PV, lãnhđạoTổng
cục Đường bộ không bình luận
về đề xuất của Bộ Công an. Vị
này cho hay Bộ GTVT đang xây
dựng dự thảo Luật Giao thông
đườngbộ (sửa đổi), còn lĩnh vực
sáthạchláixedođơnvịnàoquản
lý thuộc thẩmquyềnquyết định
của Chính phủ, Quốc hội.
TheoTổng cụcĐườngbộViệt
Nam, hiện cả nước có 328 cơ sở
đào tạo lái xe ô tô và 121 trung
tâm sát hạch lái xe...
VIẾT LONG
ghi
“Với công nghệ thông
tin phát triển như
hiện nay, hệ thống
dữ liệu liên thông
từ cấp GPLX, đăng
kiểm, xử phạt…, các
cơ quan chỉ cần phối
hợp tốt sẽ mang lại
hiệu quả cao” - LS
Ứng nhận định.
Bộ Công an muốn quản lý sát hạch,
cấp giấy phép lái xe
Bộ Công an đề xuất việc sát hạch, cấp giấy phép lái xe sẽ do ngànhmình phụ trách, thay vì ngành giao thông
vận tải như hiện nay.
tài xế có có tiền sử tâm thần,
đang bị truy nã, thậm chí đang
thi hành án nhưng vẫn được
cấp, đổi GPLX.
Theo đại diện Cục CSGT,
cần phải làm chặt quy trình
đào tạo, sát hạch GPLX; tách
bạch giữa đào tạo và sát hạch
cấp giấy phép do hai lực lượng
chuyênbiệt để chuyênmônhóa.
“Từ những dữ liệu có được,
ngành công an sẽ phân tích,
tìm ra kỹ năng nào cần phải
tập trung rèn luyện khi đào
tạo, sát hạch. Thực tế, việc thi
lý thuyết cũng như sa hình như
hiện nay vẫn chỉ như nằm trên
sách v . Điều quan trọng nhất
là kỹ năng xử lý khi tham giao
thông” - vị này nói.
Trước băn khoăn về việc thay
đổi cơ quan chịu trách nhiệm
sát hạch, cấpGPLXsẽ làmphát
sinh chi phí, nhân lực, đại diện
Cục CSGT khẳng định trước
đây ngành công an từng phụ
trách và hiện nay vẫn đang tổ
chức sát hạch GPLX cho lực
lượng CAND nên đã có kinh
nghiệm. Cơ s vật chất là các
sân sát hạch của trường công
an, của Cục CSGT sẽ được
tận dụng.
Cùng với đó, sát hạch viên sẽ
là cán bộ công an, hiện ngành
công an đã triển khai lực lượng
tới bốn cấp, do vậy về cơ bản
không làm tăng biên chế, chỉ
cầnbồi dưỡng, tậphuấnmà thôi.
Vẫn còn nhiều
băn khoăn
Luật sư (LS) Bùi Đình Ứng,
Đoàn LS TP Hà Nội, cho biết
trước đây việc sát hạch GPLX
từng giao cho ngành công an
phụ trách, sau đó chuyển về cho
ngành giao thông vận tải, nay
lại đề xuất quay lại với ngành
công an. Điều này sẽ kéo theo
nhiều vấn đề phát sinh, do đó
phải có những cơ s khoa học
thực sự thuyết phục.
Bộ Công an cho rằng việc
sát hạch, cấp GPLX do ngành
giao thông vận tải quản lý hiện
còn nhiều kẽ h , lỏng lẻo. Vậy
khi chuyển về cho ngành công
an thì có đảm bảo sẽ không
có những hạn chế tương tự?
Theo LS Ứng, nếu có kẽ h
thì việc cần thiết nhất bây giờ
là phải tính cách bịt kẽ h đó.
Bộ GTVT cần có trách nhiệm
thanh tra, kiểm tra, đưa ra các
biện pháp để nâng cao chất
lượng đào tạo cũng như sát
hạch GPLX, khắc phục những
tồn tại. “Tôi cho rằng nếu nêu
lý do vì còn những kẽ h , tiêu
cực mà phải thay đổi cơ quan
phụ trách sát hạch GPLX thì
thực sự chưa thuyết phục” - LS
Ứng nêu quan điểm.
Cũng theo LS này, hoạt
động sát hạch, cấp GPLX là
quản lý hành chính nhà nước,
không nhất thiết phải chuyển
sang cho lực lượng công an.
Nếu quy định thêm lĩnh vực
này có thể sẽ tăng thêm gánh
nặng công việc, tăng biên chế
của ngành. Chưa kể đến các
phát sinh khác như đầu tư cơ
s vật chất, kinh phí…
“Với côngnghệ thông tinphát
triển như hiện nay, hệ thống dữ
liệu liên thông từ cấp GPLX,
đăng kiểm, xử phạt…, các cơ
quan chỉ cần phối hợp tốt sẽ
mang lại hiệu quả cao” - LS
Ứng nhận định.
Đồng quan điểm, ông Bùi
Danh Liên, Phó Chủ tịch Hiệp
hội Vận tải Hà Nội, cho rằng
không nhất thiết phải chuyển
hoạt động sát hạch, cấp GPLX
cho ngành công an, vì có thể
dẫn tới việc “vừa đánh trống
vừa thổi kèn” và tạo ra nhiều
xáo trộn.
Ông Liên đồng ý với nhận
định việc đào tạo, sát hạch
GPLX hiện còn nhiều vấn đề.
Tuy nhiên, điều quan trọng
nhất là làm sao nâng cao chất
lượng bằng việc công khai,
minh bạch, thực hiện nghiêm
các quy định pháp luật, thay
vì tranh luận bộ, ngành nào
sẽ quản lý.
Tương tự, giámđốcmột trung
tâm đào tạo lái xe tại Hà Nội
cũng cho hay vấn đề lớn nhất
là làm sao để khắc phục những
tồn tại trong hoạt động sát hạch,
cấp GPLX. Nếu chuyển cho
ngành công an mà có thể đảm
bảo không còn tiêu cực, ông
hoàn toàn ủng hộ. Tuy vậy, làm
sao vừa giữ nguyên quy định
như hiện hành mà vẫn có các
giải pháp triệt để thì sẽ hạn chế
được sự xáo trộn hơn.•
Mỹ
: GPLXcủaMỹ thông thườngđược sởquản lý xe cơgiới ởcác
tiểu bang cấp và quản lý. Tuy được cấp ở các bang nhưng bằng
lái xe này sẽ được sử dụng trên toàn lãnh thổ nước Mỹ cũng như
tại Canada.
Nhật
: Ủy ban An toàn công cộng các tỉnh là cơ quan chịu trách
nhiệm cấp GPLX cho bất kỳ ai vượt qua kỳ sát hạch lái xe tổ chức
định kỳ, trong khi Cục Cảnh giác quốc gia là cơ quan có nhiệmvụ
chính quản lý cơ sở dữ liệu về GPLX.
HànQuốc
: CụcĐườngbộHànQuốc là cơquanchínhphụ trách
quản lý và cấp GPLX cho cả công dân lẫn người nước ngoài. Quy
trình thi và kiểm tra của Hàn Quốc được cho khá nhẹ nhàng khi
học viên có thể thi lại trong vòng ba ngày nếu trượt.
VĨ CƯỜNG
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook